Ngày nay, toàn cầu hóa và sự giao lưu quan hệ giữa các quốc gia không chỉ thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không trong nước & quốc tế mà còn nâng cao tầm quan trọng của Tiếng Anh hàng không. Vé máy bay Tiếng Anh là gì? Là một công dân toàn cầu, việc trang bị cho mình vốn từ vựng chuyên ngành hàng không là vô cùng cần thiết để bạn tự tin giao tiếp, ứng xử trên mỗi chuyến bay.
Hãy cùng LangGo làm mọi thủ tục trước khi lên máy bay và tham gia một chuyến bay “ảo” thông qua các từ và cụm từ Tiếng Anh hàng không nhé. Bạn đã sẵn sàng chưa?
Từ vựng Tiếng Anh chuyên ngành hàng không bạn cần biết
Từ vựng chuyên ngành hàng không không đơn thuần dừng lại ở “airport”, “plane” hay “flight attendant” như bạn nghĩ. Vậy, vé máy bay Tiếng Anh là gì? Hãng hàng không Tiếng Anh là gì? Thử tưởng tượng trước khi bắt đầu một chuyến bay, điều gì quan trọng nhất mà bạn cần làm?
Từ vựng về làm thủ tục lên máy bay
Chính xác! Đó là quá trình mua vé tại các phòng vé hay các đại lý bán vé. Một số từ vựng bạn có thể sử dụng trong trường hợp này như sau:
Reservation/ Booking: Đặt chỗ
Ticket counter: Quầy bán vé
Booking class: Hạng đặt chỗ
Business class: Hạng thương gia
Economy class: Hạng phổ thông
Fare: Giá vé
One way: một chiều
Arrival/ Destination: Điểm đến
Cancel/ cancellation: Hủy hành trình
Capacity limitation: Giới hạn số lượng khách (hoặc hành lý) được chuyên chở trên 1 chuyến bay
Carrier/ Airline: Hãng Hàng không
Change: Thay đổi vé (ngày, giờ bay)
Circle trip: Hành trình khứ hồi
Departure/ Origin: Điểm khởi hành
Go show: Khách đi gấp tại sân bay (không đặt chỗ trước)
High season/ Peak season: Mùa cao điểm
Journey/ Itinerary: Hành trình
Mileage /maɪ.lɪdʒ/ : Dặm bay
No show: Bỏ chỗ (khách bỏ chỗ không báo trước cho hãng hàng không)
Outbound flight: Chuyến bay ra nước ngoài (chuyến đi)
Passenger (PAX): Hành khách
Promotional fare/ special fare: Giá vé khuyến mại
Re-book/ re-booking: Đặt lại vé
Refund: Hoàn vé
Reroute/ rerouting: Thay đổi hành trình
Round trip fare/ Return fare: Giá vé khứ hồi
Void /vɔɪd /: Hủy vé (làm mất hiệu lực vé và giá trị vé)
Shoulder/ Mid season: Mùa giữa cao điểm và thấp điểm
Việc đầu tiên bạn cần làm khi đến sân bay là làm thủ tục lên máy bay tại quầy. Bên cạnh câu hỏi: Vé máy bay Tiếng Anh là gì?, bạn đừng bỏ qua những từ vựng chuyên ngành hàng không sau nếu không muốn quá trình check-in của bạn diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất nhé!
Check-in: Làm thủ tục
Procedure: Thủ tục
Embassy statement: Công văn của Đại sứ quán
Flight coupon: Tờ vé máy bay (thể hiện thông tin số vé, tên khách, chặng bay, giá vé và thuế)
Stopover: Điểm dừng trong hành trình
Transit: Điểm trung chuyển (không quá 24 tiếng)
Validity: Hiệu lực của vé
Airport information desk: Quầy thông tin tại sân bay
Arrival and departure monitor: Màn hình hiển thị giờ đến và khởi hành
Baggage: Hành lý
Baggage claim (area): Khu nhận hành lý ký gửi
Baggage claim check/ ticket: Phiếu giữ hành lý ký gửi
Baggage carousel: Băng chuyền hành lý ký gửi
Boarding pass: Thẻ lên máy bay
X-ray screener: Máy quét bằng tia X
Ví dụ
A one-day stopover in Tokyo (Điểm dừng một ngày tại Tokyo).
Hold your boarding pass carefully or it will get lost (Cầm chặt thẻ lên máy bay của bạn nhé, không là mất đấy!)
The baggage/luggage allowance for most flights is 20 kilos. (Hành lý cho phép trên hầu hết các chuyến bay là 20 kilogam)
Không chỉ cần biết vé máy bay Tiếng Anh là gì, nghề nghiệp và các vị trí trong ngành hàng không cũng cần được chú ý. Hãy cùng LangGo điểm qua ngành hàng không có những chức vụ chuyên môn gì nhé!
Flight attendant: Tiếp viên hàng không
Air steward: Nam tiếp viên hàng không
Air stewardess: Nữ tiếp viên hàng không
Pilot: Phi công
Copilot: Phi công phụ
Security guard: Nhân viên bảo vệ
Customs officer: cán bộ hải quan
Ticket agent: Nhân viên bán vé
Check-in clerk: nhân viên quầy làm thủ tục
Security guard: Nhân viên bảo vệ
Customs officer: cán bộ hải quan
Baggage handler: Người chịu trách nhiệm về hành lý của bạn, sau khi bạn làm thủ tục, và vận chuyển chúng vào máy bay
Immigration officer: Người kiểm tra giấy thông hành và hộ chiếu của bạn khi bạn vào một nước nào đó
Customs officer: Người kiểm tra rằng bạn không mang những thức ăn không hợp lệ, ma tuý, súng hoặc những thứ khác vào một đất nước
Vậy là bạn chỉ còn cách máy bay một bước cuối cùng là đi qua quầy kiểm tra an ninh ở sân bay. Bạn có thắc mắc những từ vựng chuyên ngành hàng không nào sẽ được dùng trong quá trình này?
Luggage/ Baggage: Hành lý
Accompanied children: Trẻ em đi cùng
Accompanied infant: Trẻ sơ sinh đi cùng
Safety regulation: Quy định về an toàn
Identity card: Chứng minh thư
Passport control: Kiểm tra hộ chiếu
X-ray screener: Máy quét bằng tia X
Customs: hải quan
Customs declaration form: tờ khai hải quan
Sau một hồi làm nhiều thủ tục phức tạp, cuối cùng chúng ta đã đặt chân lên máy bay và chuẩn bị khởi hành.
Các bạn hãy chú ý nắm thật vững các từ vựng Tiếng Anh hàng không trên máy bay dưới đây, từ đó có thể giao tiếp và hiểu được những gì tiếp viên hàng không đang phổ biến nhé!
Từ vựng thông dụng trên máy bay
Airplane/ jet: máy bay
Airport information desk: quầy thông tin tại sân bay
Air sickness bag: túi nôn
Aisle: lối đi giữa các dãy ghế
Aisle seat: ghế ngồi cạnh lối đi
Armrest : chỗ gác tay
Board the plane ≠ get off the plane: lên/ xuống máy bay
Cockpit: buồng lái
Concession stand/ snack bar: quán ăn nhỏ
Control tower: đài kiểm soát không lưu
Conveyor belt: băng tải
Copilot: phi công phụ
Fasten Seat Belt sign: biển báo Thắt dây an toàn
First-class section: toa hạng nhất
Flight attendant: tiếp viên hàng không
Flight engineer : kỹ sư chịu trách nhiệm về máy móc trong máy bay
Fuselage: thân máy bay
Keep the seat-belt fastened = fasten the seat-belt: thắt dây an toàn
Lavatory/ bathroom: phòng vệ sinh/ phòng tắm
Landing ≠ take-off: hạ cánh/ cất cánh
Life vest: phao cứu sinh
Luggage carrier: giá đỡ hành lý
Middle seat: ghế ngồi ở giữa
No smoking sign: biển báo không hút thuốc
Overhead compartment: ngăn chứa đồ trên cao
Oxygen mask: mặt nạ dưỡng khí
Pilot: phi công/ cơ trưởng
Ví dụ
Don’t forget to check your luggage before getting off the plane (Đừng quên kiểm tra hành lý trước khi xuống máy bay)
You must fasten the seat-belt throughout the flight (Bạn bắt buộc phải thắt dây an toàn trong suốt chuyến bay)
Bên cạnh những từ vựng Tiếng Anh chuyên ngành hàng không được đề cập phía trên như vé máy bay Tiếng Anh là gì, hãng hàng không Tiếng Anh là gì?, bạn nên trang bị cho mình một số thuật ngữ thường dùng trong chủ đề hàng không như sau:
Duty-free shop: Cửa hàng miễn thuế
Departure lounge: Khoang chờ để lên máy bay
Gate: Cửa bay
Runway: Đường băng
The cabin crew: Tổ tiếp viên
Galley: Khu vực trong máy bay mà đội tiếp viên chuẩn bị thức ăn và lưu trữ các hàng không thuế…
Tray-table: Bàn để thức ăn
Oxygen mask: Mặt nạ oxy
Hand luggage: Hành lý xách tay
Trong video này, thầy Stephen sẽ giới thiệu cho các bạn một vài cụm từ cực chất về chủ đề du lịch và Tiếng Anh hàng không, đảm bảo khiến bạn chỉ muốn nhanh chóng bắt một chuyến bay đến bất cứ một quốc gia nào mà bạn yêu thích!
Trên đây là những từ và cụm từ phổ biến nhất về Tiếng Anh chuyên ngành hàng không. Không chỉ dừng lại ở thắc mắc vé máy bay Tiếng Anh là gì, chuyên ngành này còn có nhiều từ mới thông dụng hơn nữa. Nếu bạn luyện tập nhiều lần và áp dụng vào ngữ cảnh thực tế, vốn từ vựng của bạn sẽ lên một level mới đấy! Bên cạnh đó, bạn cũng có thể học thêm các chủ đề từ vựng IELTS khác TẠI ĐÂY nhé! Chúc các bạn thành công.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ