Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, cam kết đầu ra - IELTS LangGo ×
Passive Listening là gì? Cách áp dụng để luyện nghe Tiếng Anh hiệu quả
Nội dung

Passive Listening là gì? Cách áp dụng để luyện nghe Tiếng Anh hiệu quả

Post Thumbnail

Với những bạn mới luyện thi IELTS hoặc ít giao tiếp tiếng Anh, việc nghe hiểu tiếng Anh có thể sẽ là một thử thách lớn.

Việc rèn luyện kỹ năng nghe không chỉ cần yếu tố chăm chỉ mà còn cần một phương pháp đúng đắn.

Vậy, phương pháp nào là phù hợp với một người mới bắt đầu? IELTS LangGo sẽ giới thiệu cho các bạn về Passive Listening - luyện nghe tiếng Anh thụ động và cách áp dụng luyện nghe cho người mới bắt đầu trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé. 

1. Passive Listening là gì?

Passive Listening dịch ra tiếng Việt có nghĩa là lắng nghe thụ động. Khái niệm này có thể khá xa lạ và mới mẻ đối với nhiều bạn học hiện nay.

Ý nghĩa thực sự của việc lắng nghe thụ động là bạn không trả lời, không đặt câu hỏi hay không thực hiện tương tác bằng lời với người nói. Người nói có thể chỉ đang giao tiếp 1 chiều với bạn. Đôi khi, việc Passive Listening còn có nghĩa là nghe mà không hiểu hết tất cả những gì mà người nói đang trình bày.

Passive Listening là gì và nên áp dụng như thế nào?

 Áp dụng luyện nghe tiếng Anh thụ động như thế nào?

Vậy, chúng ta có nên áp dụng Passive Listening vào việc học tiếng Anh? Câu trả lời là có.

Passive Listening skills là một trong những kỹ năng tốt, cần rèn luyện khi học ngoại ngữ. Tuy nhiên, cách sử dụng kỹ năng này và mức độ ứng dụng nó vào quá trình học tập cần phù hợp với mục đích và khả năng hiện tại của người học.

Nếu bạn đang trong quá trình làm quen với tiếng Anh thì việc bắt đầu bằng Passive Listening chắc chắn sẽ là lựa chọn tốt. Bởi đây là phương pháp không những giúp cho bạn luyện nghe hiệu quả mà còn có thể tạo dựng cho bản thân khả năng phản xạ với tiếng Anh tốt hơn.

2. Ưu nhược điểm của phương pháp Passive Listening

Passive Listening sẽ phù hợp với những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh hoặc chưa có khả năng giao tiếp. Tuy nhiên, nghe tiếng anh thụ động cũng có ưu và nhược điểm khác nhau để chúng ta phải cân nhắc khi áp dụng. Hãy cùng LangGo tìm hiểu những ưu nhược điểm này là gì nhé.

2.1 Ưu điểm

Những ưu điểm đặc biệt của phương pháp Passive Listening áp dụng trong học tập và đời sống

Những ưu điểm đặc biệt của phương pháp Passive Listening áp dụng trong học tập và đời sống

Những ưu điểm của phương pháp Passive Listening là:

  • Làm quen dễ dàng với một ngoại ngữ mới

Thực chất của việc Passive Listening là đôi khi bạn có thể không hiểu hết tất cả những thông tin mà người nói truyền tải. Đặc biệt là khi bạn mới làm quen với một ngôn ngữ mới.

Kỹ năng nghe vốn là một kỹ năng khá khó và đòi hỏi người học ngoại ngữ phải có sự kiên trì rèn luyện. Vì vậy, phương pháp nghe thụ động có thể sẽ là phương pháp vô cùng thích hợp giúp chúng ta làm quen và rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh hiệu quả.

Ví dụ khi bạn thực hành Passive Listening bằng cách nghe nhạc, xem phim, hay nghe podcast bằng tiếng Anh, việc đó có thể khiến bạn không hiểu hết tất cả nội dung nhưng nó là cách hay để bạn làm quen và gia tăng phản xạ với tiếng Anh.

Nếu kiên trì áp dụng phương pháp này kết hợp với học từ vựng và ngữ pháp hằng ngày thì khả năng tiếng Anh của bạn có thể tiến bộ nhanh chóng.

  • Tăng hiệu quả trong giao tiếp

Trong vấn đề giao tiếp, đừng quên rằng Passive Listening cũng có những ưu điểm nhất định. Tại sao việc lắng nghe thụ động lại mang lại hiệu quả tốt hơn trong giao tiếp?

Như ta được biết, giao tiếp phải có sự tương tác giữa hai người, tuy nhiên, nền tảng của những tương tác đó chính là sự lắng nghe và tiếp nhận thông tin.

Passive Listening giúp cho bạn thể hiện thái độ tôn trọng lắng nghe với người nói, cho người nói thấy rằng bạn thật sự đang tập trung đến những gì họ trình bày. Việc đó mang lại hiệu quả cao hơn cho việc giao tiếp của bạn.

2.2. Nhược điểm

Bên cạnh việc mang nhiều ưu điểm, luyện nghe tiếng anh thụ động cũng có nhiều nhược điểm nếu chúng ta không biết sử dụng đúng cách và đúng hoàn cảnh.

  • Để lại ấn tượng xấu với người nói

Ngược lại với những ưu điểm kể trên của Passive Listening trong giao tiếp, Passive Listening có thể sẽ khiến cho người nói ấn tượng không tốt với bạn nếu bạn áp dụng nó không đúng hoàn cảnh.

Điển hình là việc khi họ cần bạn đưa ra ý kiến hay đòi hỏi những phản hồi từ bạn nhưng bạn chỉ im lặng và lắng nghe. Điều đó sẽ khiến họ cảm thấy tức giận và áp lực vô cùng.

  • Đánh mất sự chủ động trong giao tiếp

Lạm dụng Passive Listening là cách nhanh nhất để bạn đánh mất sự chủ động trong giao tiếp và lắng nghe. Bạn sẽ mất đi ý thức tranh luận và sự phản hồi trực tiếp khi nói chuyện với ai đó.

Chính vì thế, Passive Listening sẽ thật sự tác động tiêu cực đến khả năng giao tiếp và nói tiếng Anh nếu chúng ta lạm dụng quá mức.

  • Kéo dài thời gian phát triển trình độ ngoại ngữ

Không thể phủ nhận rằng Passive Listening là phương pháp tốt để làm quen với tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu lạm dụng và không thay đổi phương pháp trong một thời gian dài thì rất khó để bạn có thể nâng cao trình độ tiếng Anh.

Vì thế hãy chỉ thực hiện Passive Listening trong một khoảng thời gian nhất định và chuyển đổi dần thành một phương pháp mang tính chủ động và tập trung hơn để đưa bản thân rèn luyện với nhiều kỹ năng khác nhau với tiếng Anh nhé.

3. So sánh Passive Listening vs Active Listening

Passive Listening hay Active Listening thì đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vậy, những điểm khác nhau giữa hai kỹ năng này mà chúng ta cần phải lưu ý là gì? Có 2 điểm khác biệt lớn nhất đó là về bản chất và về tình huống áp dụng của mỗi phương pháp.

  • Bản chất của mỗi phương pháp

Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên về Passive Listening thì đây là phương pháp lắng nghe thụ động. Người nghe sẽ không thực hiện bất cứ một hành động giao tiếp bằng lời nói nào đối với người đối diện mà chỉ tập trung lắng nghe.

Ngược lại, Active Listening là lắng nghe chủ động, bạn sẽ thực hiện giao tiếp và đưa ra những phản hồi liên tục hoặc không liên tục với người nói. Khi đó, việc lắng nghe của bạn sẽ mang tính chất chủ động và tích cực nhiều hơn.

Passive Listening và Active Listening khác nhau như thế nào?

Passive Listening và Active Listening khác nhau như thế nào?

  • Tình huống áp dụng

Những tình huống thường được áp dụng phương pháp lắng nghe thụ động và được coi như Passive Listening examples là nghe nhạc bằng tiếng nước ngoài, nghe tin tức, nghe ai đó thuyết trình, nghe ai đó tâm sự, giãi bày, hoặc luyện nghe ngoại ngữ...

Đặc biệt, Passive Listening còn nên được áp dụng khi bạn bắt đầu làm quen với tiếng Anh bởi nó sẽ giúp bạn tạo dựng môi trường tiếng Anh xung quanh mình và tập cho bản thân thói quen nghe tiếng Anh.

Còn với Active Listening, nên được thực hiện trong những trường hợp thảo luận giữa 2 người hoặc nhiều người, trường hợp bạn bắt buộc bạn phải lắng nghe và nêu ý kiến như trong một cuộc họp, hay trò chuyện trao đổi với người thân, bạn bè. Đặc biệt là khi rèn luyện ngoại ngữ, ôn luyện thi IELTS, làm bài thi.

  • Học ngoại ngữ

Đặt trong vấn đề học ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh, thì chúng ta cần phân biệt để áp dụng hai phương pháp này như thế nào?

Học tiếng Anh nên áp dụng phương pháp nào?

Việc áp dụng phương pháp nào vào việc học Tiếng Anh sẽ dựa trên mục tiêu của bạn trong tại thời điểm đó!

Passive Listening áp dụng phù hợp khi bạn đang trong quá trình bắt đầu hoặc làm quen với tiếng Anh. Nó sẽ giúp bạn tập cách lắng nghe hiệu quả để bổ trợ cho khả năng nghe hiểu và phát âm tiếng Anh được tốt hơn đồng thời không bị xao nhãng bởi những kỹ năng khác khi chưa thực sự thành thạo.

Bên cạnh đó, Active Listening nên áp dụng khi bạn đã có phản xạ tiếng Anh tốt, khả năng giao tiếp và nghe hiểu tiếng Anh nhạy bén. Phương pháp này không những làm phát huy khả năng chủ động trong giao tiếp mà còn giúp bạn rèn luyện thường xuyên kỹ năng nghe và nói cùng lúc.

Cách để bạn có thể áp dụng phương pháp Passive Listening hiệu quả là nghe nhạc, xem phim, xem chương trình thực tế hoặc nghe podcast bằng tiếng Anh thường xuyên kết hợp với việc trau dồi từ vựng và ngữ pháp hằng ngày.

Tuy nhiên, đừng nên lạm dụng Passive Listening quá mức mà hãy kết hợp với Active Listening khi bạn cảm thấy khả năng nghe hiểu của mình đã được cải thiện. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về Active Listening và ứng dụng trong luyện thi IELTS nhé.

Hãy dành ra ít nhất 20% thời gian nghe tiếng Anh mỗi ngày để tập trung thật sự vào nội dung mình đang nghe và tập tành phát âm, dịch nghĩa và ghi lại những từ vựng mà bạn chưa biết nhé.

Như vậy, trên đây là tất cả những gì liên quan đến phương pháp Passive Listening mà IELTS LangGo muốn chia sẻ cho các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn tham khảo phương pháp để áp dụng vào việc luyện thi IELTS đạt hiệu quả cao.

TEST IELTS MIỄN PHÍ VỚI GIÁO VIÊN 8.5 IELTS - Tư vấn lộ trình học HIỆU QUẢ dành riêng cho bạn!
Hơn 15.000 học viên đã thành công đạt/vượt band điểm IELTS mục tiêu tại LangGo. Hãy kiểm tra trình độ IELTS miễn phí để được tư vấn lộ trình cá nhân hoá bạn nhé!
  • CAM KẾT ĐẦU RA theo kết quả thi thật 
  • Học bổ trợ 1:1 với giảng viên đứng lớp
  • 4 buổi bổ trợ Speaking/tháng
  • Tăng band chỉ sau 1,5 - 2,5 tháng
  • Hỗ trợ đăng ký thi thật tại BC, IDP
Đánh giá

★ / 5

(0 đánh giá)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ