Nước Mỹ và nước Anh từ lâu đã được xem là “two nations divided by a common language” (hai quốc gia được phân chia bởi một ngôn ngữ chung).
Mặc dù đều giao tiếp bằng tiếng Anh nhưng American English (Anh Mỹ) và British English (Anh Anh) có sự khác biệt đáng kể từ ngữ điệu (accent), phát âm (pronunciation), từ vựng (vocabulary) cho đến ngữ pháp (grammar).
Cùng so sánh Anh Anh và Anh Mỹ để tìm ra sự khác nhau nhé
Những người mới học tiếng Anh thường không phân biệt rõ ràng giữa Anh Anh và Anh Mỹ dẫn đến hiện tượng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, gây ra những hiểu lầm trong giao tiếp.
Chính vì vậy, bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn những sự khác nhau giữa tiếng Anh Anh và Anh Mỹ cũng như trả lời cho câu hỏi nên học theo Anh Mỹ hay Anh Anh nhé.
Anh–Anh hay còn gọi là British English, viết tắt là Br.E và Anh – Mỹ hay còn gọi là American English, viết tắt là A.E là 2 ngôn ngữ của hai đất nước khác nhau.
Nhiều người nhận xét rằng accent Anh Anh mang lại cảm giác lịch sự và sang trọng hơn trong giao tiếp. Ngay cả người Anh cũng rất tự hào về tiếng Anh cực chuẩn của mình và đặt cho nó cái tên “Queen English” (tiếng Anh của nữ hoàng)
Ngược lại với giọng Anh Anh, Anh Mỹ mang lại cảm giác phóng khoáng, thoải mái và gần gũi hơn bởi nó thể hiện phần nào tính cách của người Mỹ.
Thật khó để nói Anh Anh và Anh Mỹ cái nào phổ biến hơn
Nhìn chung Anh Anh và Anh Mỹ đều được công nhận là ngôn ngữ quốc tế và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên có những sự khác nhau giữa tiếng Anh Anh và Anh Mỹ và chúng ảnh hưởng trực tiếp đến con đường học tiếng Anh của bạn. IELTS LangGo sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Việc tìm hiểu sự khác nhau giữa tiếng Anh Anh và Anh Mỹ là rất quan trọng bởi nó sẽ giúp bạn không bị nhầm lẫn khi giao tiếp. Đặc biệt là trong các bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh như TOEIC hay IELTS thì giọng Anh Mỹ chiếm tới 70-80% với kỹ năng Listening, trong khi giọng Anh Anh chỉ chiếm khoảng 10-15%.
Sự khác nhau giữa tiếng Anh Anh và Anh Mỹ về ngữ điệu trước hết được thể hiện qua cách đánh trọng âm (stress) của từ. Một số từ được nhấn trọng âm khác nhau trong tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ, đặc biệt là những từ gốc Pháp
Trong đó người Mỹ nhấn trọng âm ở âm tiết cuối trong khi người Anh thường nhấn trọng âm vào âm tiết đầu tiên.
Ví dụ:
Garage (Br.E) /ˈɡærɑːʒ/ - (Am.E) /ɡəˈrɑːdʒ/
Ballet (Br.E) /ˈbæleɪ/ - (Am.E) /bæˈleɪ/
Brochure (Br.E) /ˈbrəʊʃə(r)/ - (Am.E) /brəʊˈʃʊr/
Cách người Anh và người Mỹ lên giọng hay xuống giọng khi nói (intonation) cũng có sự khác biệt. Ngữ điệu của người Anh và người Mỹ khá khác nhau, mặc dù cấu trúc câu rất giống nhau.
Sự khác biệt rõ ràng nhất là người Anh có xu hướng lên giọng ở đầu câu và xuống giọng ở cuối câu trong khi người Mỹ thường lên giọng ở cuối câu. Có thể thấy điều này rõ nhất là ở câu hỏi đuôi. Người Anh hay nhấn giọng ở cuối câu còn người Mỹ thì nhẹ giọng hơn.
Cách phát âm (pronunciation) là một trong những sự khác nhau giữa tiếng Anh Anh và Anh Mỹ. Nếu bạn biết những điều sau thì chỉ cần nghe người khác nói là bạn đã có thể biết họ là người Anh hay người Mỹ rồi.
Hầu hết các nguyên âm trong Anh Anh và Anh Mỹ đều có cách phát âm giống nhau. Tuy nhiên, một số nguyên âm dưới đây là có sự khác biệt đáng kể:
Nguyên âm /ɒ/ và /ɑ/
Người Anh thường tròn môi khi phát âm nguyên âm / ɒ / trong các từ như shop /ʃɒp /, lost /lɒst / và want /wɒnt /. Người Mỹ khi phát âm các từ này sẽ không tròn môi, vì vậy chúng trở thành /ʃɑp /, /lɑst / và /wɑnt /.
Nguyên âm /æ/
Người Mỹ sẽ đọc âm /æ/ thành âm /a/ trong khi người Anh đọc thành âm nửa /a/ nửa /e/.
Ví dụ:
Fast (Br.E) /fɑːst ̩/ - (Am.E) /fæst/
Staff (Br.E) /stɑːf/ - (Am.E) /stæf/
Cat (Br.E) /kɑːt/ - (Am.E) /kæt/
Lamp (Br.E) /lɑːmp/ - (Am.E) /læmp/
Nguyên âm O
Với các từ chứa nguyên âm o như box, top, hot, stop, … người Mỹ có xu hướng phát âm tròn miệng là /ɒ/ trong khi người Anh sẽ đọc thành /a:/.
Ví dụ:
Document (Br.E) /dɒkjʊmənt / - (Am.E) /dɑːkjʊmənt/
Occupied (Br.E) /ɒkjʊpaɪd/ - (Am.E) /ɑːkjʊpaɪd/
Copy (Br.E) /kɒpi/ - (Am.E) /kɑːpi/
Monitor (Br.E) /mɒnɪtə/ - (Am.E) /mɑːnɪtə/
Phát âm Anh Anh và Anh Mỹ có những sự khác nhau rõ rệt
Nguyên âm đôi /ɪə/ và /ɪr/
Nguyên âm đôi /ɪə/ trong tiếng Anh Anh vẫn sẽ được phát âm là /ɪə/. Tuy nhiên trong tiếng Anh Mỹ nó sẽ được biến đổi thành nguyên âm /ɪr/.
Ví dụ:
Steer (Br.E) /stɪə/ - (Am.E) /stɪr/
Clear (Br.E) /klɪə/ - (Am.E) /klɪr/
Cheer (Br.E) /tʃɪə/ - (Am.E) /tʃɪr/
Độ dài của nguyên âm
Sự khác nhau giữa tiếng Anh Anh và Anh Mỹ còn thể hiện ở độ dài của các nguyên âm. Cụ thể một số một số nguyên âm trong tiếng Anh Anh được phát âm dài hơn so với các nguyên âm trong tiếng Anh Mỹ.
Anh Anh và Anh Mỹ khác nhau về độ dài nguyên âm
Ví dụ:
Heard (Br.E) /həːd- (Am.E) /hərd/
Bar (Br.E) /bɑː/- (Am.E) /bɑr/
Caught (Br.E) /kɔːt/ - (Am.E) /kɑt/
Phụ âm /t/ ở giữa hai nguyên âm
Khi phụ âm /t/ xuất hiện sau một nguyên âm nhận trọng âm và trước một nguyên âm yếu, người Mỹ thường phát âm nhẹ hơn và có xu hướng biến âm /t/ thành âm /d/. Trong tiếng Anh Anh, âm /t/ sẽ được phát âm là âm /t/ bình thường.
Ví dụ:
Item: (Br.E) /aɪ.təm/ - (Am.E) /aɪ.dəm/
Bottle (Br.E) /bɔtl/ - (Am.E) /ba:dl/
Computer (Br.E) /kəm’pju:tə/ - (Am.E) /kəm’pju:dər/
Letter (Br.E) /‘letə/ - (Am.E) /‘ledər/
Phụ âm /r/ ở cuối từ
Khi phát âm phụ âm /r/ ở cuối từ, người Anh thường có thói quen lược bỏ âm /r/ trong khi người Mỹ sẽ phát âm âm /r/ một cách nặng và rõ ràng.
Ví dụ:
Car (Br.E) /kaː/ - (Am.E) /kaːr/
Floor (Br.E) /flɔː/ - (Am.E) /flɔːr/
Board (Br.E) /bɔːd/ - (Am.E) /bɔːrd/
Bare (Br.E) /beə/ - (Am.E) /ber/
Phụ âm /j/
Trong tiếng Anh Anh, khi phụ âm /j/ xuất hiện sau các phụ âm khác như /t, d, n, l, s, z/, nó vẫn sẽ được phát âm như bình thường, tuy nhiên trong tiếng Anh Mỹ phụ âm /j/ nếu đứng sau các phụ âm trên sẽ bị lược bỏ hoàn toàn.
Ví dụ:
Tune (Br.E) /tjuːn/ - (Am.E) /tu:n/
Duty (Br.E) /ˈdjuːti/ - (Am.E) /du:ti/
New (Br.E) /njuː/ - (Am.E) /nu:/
Suit [(Br.E) /sjuːt/ - [Am.E) /su:t/
Anh Anh | Anh Mỹ |
|
|
Sự khác biệt giữa tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ
Sự khác nhau giữa tiếng Anh Anh và Anh Mỹ còn thể hiện trong cách sử dụng từ vựng. Bảng dưới đây cung cấp các từ vựng tiếng Anh Mỹ phổ biến và các từ có nghĩa tương đương trong tiếng Anh Anh.
STT | Anh Mỹ | Anh Anh | Nghĩa |
1 | apartment | flat | căn hộ |
2 | cab | taxi | xe taxi |
3 | can | tin | hộp, lon |
4 | candy | sweet | kẹo |
5 | chips | crisps | khoai tây chiên |
6 | closet | wardrobe | tủ quần áo |
7 | cookie | biscuits | bánh quy |
8 | corn | maize | ngô |
9 | drapes | curtains | rèm |
10 | diaper | nappy | bỉm |
11 | elevator | lift | thang máy |
12 | eraser | rubber | cục tẩy |
13 | fall | autumn | mùa thu |
14 | faucet | tap | vòi nước |
15 | flashlight | torch | đèn pin |
16 | trash | rubbish | rác |
17 | gasoline | petrol | xăng |
18 | highway | motorway | xa lộ |
19 | jello | jelly | thạch |
20 | license plate | number plate | biển số xe |
21 | line | queue | hàng (người) |
22 | | post | thư, bưu kiện |
23 | movie | film | phim ảnh |
24 | pajamas | pyjamas | áo ngủ |
25 | pants | trousers | quần dài |
26 | drugstore | chemist’s shop | hiệu thuốc |
27 | sidewalk | pavement | vỉa hè |
28 | sneakers | trainers | giày thể thao |
29 | soccer | football | bóng đá |
30 | stove | cooker | lò, bếp |
31 | subway | underground | xe điện ngầm |
32 | tire | tyre | lốp xe |
33 | truck | lorry | xe tải |
34 | trunk | boot | cốp xe ô tô |
35 | vacation | holiday | ngày nghỉ lễ |
36 | downtown | city centre | khu trung tâm |
37 | backyard | garden | vườn |
38 | zipper | zip | khóa kéo |
39 | attorney | solicitor | luật sư |
40 | bookstore | bookshop | hiệu sách |
41 | check | bill | hóa đơn |
42 | apron | pinny | tạp dề |
43 | gas pedal | accelerator | chân ga |
44 | candy store | sweet shop | cửa hàng kẹo |
45 | car | carriage | toa xe lửa |
46 | trash can | dustbin | thùng rác |
47 | parking lot | car park | bãi đỗ xe |
48 | cotton candy | candy floss | kẹo bông gòn |
49 | driver’s license | driving licence | bằng lái xe |
50 | busy | engaged | bận rộn |
51 | principle | headmaster | hiệu trưởng |
52 | blinker | indicator | đèn xi nhan |
53 | friend | mate | người bạn |
54 | man | bloke | người đàn ông |
55 | movie theater | cinema | rạp chiếu phim |
56 | pharmacist | chemist | dược sĩ |
57 | railroad | railway | đường sắt |
58 | argument | row | cuộc tranh luận |
59 | bathroom | loo | nhà vệ sinh |
60 | chopped beef | mince | thịt bò băm |
61 | fiscal year | financial year | năm tài chính |
62 | recess | break time | giờ giải lao |
63 | sofa | couch | ghế sô pha |
64 | mailbox | postbox | hòm thư |
65 | game | match | trận đấu |
66 | motorcycle | motorbike | xe máy |
67 | bulletin board | notice board | bảng thông báo |
68 | airplane | plane | máy bay |
69 | zip code | post code | mã bưu điện |
70 | front desk | reception | bàn lễ tân |
71 | semester | term | kỳ học |
72 | schedule | timetable | thời khóa biểu |
73 | color | colour | màu sắc |
74 | pacifier | dummy | núm vú giả |
75 | motor | engine | động cơ |
76 | math | maths | môn toán |
77 | windshield | windscreen | kính chắn gió |
78 | period | full stop | dấu chấm hết |
79 | lollipop | lolly | kẹo mút |
80 | baby carriage | pram | xe đẩy trẻ em |
81 | antenna | aerial | ăng ten |
82 | angry | mad | tức giận |
83 | anyplace | anywhere | bất cứ nơi nào |
84 | patrolman | constable | cảnh sát tuần tra |
85 | wheat | corn, wheat | lúa mì |
86 | intersection | crossroads | ngã tư |
87 | first floor | ground floor | tầng 1 |
88 | purse | handbag | cái túi |
89 | vacuum cleaner | hoover | máy hút bụi |
90 | sick | ill | ốm |
91 | sweater | jersey, jumper, pullover, sweater | áo len |
92 | baggage | luggage | hành lý |
93 | vicious, mean | nasty | xấu tính |
94 | private hospital | nursing home | viện dưỡng não |
95 | liquor store | off-license | cửa hàng rượu |
96 | bar | pub | quán rượu |
97 | restroom | public toilet | nhà vệ sinh công cộng |
98 | stroller | pushchair | xe đẩy |
99 | roundtrip | return (ticket) | khứ hồi |
100 | traffic circle | roundabout | bùng binh |
101 | allowance | pocket money | tiền tiêu vặt |
102 | dish towel | tea towel | khăn lau |
103 | Native American | American Indian | người Mỹ da đỏ |
104 | on the weekend | at the weekend | vào cuối tuần |
105 | eggplant | aubergine | cà tím |
106 | bathing custom | swimsuit | đồ tắm |
107 | tuxedo | dinner jacket | áo lễ phục mặc vào buổi tiệc tối |
108 | expiration date | expiry date | ngày hết hạn |
109 | fire department | fire brigade | cục phòng cháy chữa cháy |
110 | two weeks | fortnight | hai tuần |
111 | rent | hire | thuê |
112 | baked potato | jacket potato | khoai tây nướng |
113 | set the table | lay the table | chuẩn bị, bày biện trên bàn |
114 | cell phone | mobile phone | điện thoại di động |
115 | mom | mum | mẹ |
Khi nói đến sự khác nhau giữa tiếng Anh Anh và Anh Mỹ không thể không nhắc đến yếu tố Spelling (chính tả).
Nguyên nhân của sự khác biệt này là do tiếng Anh Anh vẫn giữ cách viết của các từ mà nó đã “mượn” từ các ngôn ngữ khác, chủ yếu là tiếng Pháp và tiếng Đức. Trong khi cách viết tiếng Anh của người Mỹ chủ yếu dựa trên cách phát âm của từ khi nó được nói.
Bạn có biết Anh Anh và Anh Mỹ khác nhau như thế nào về mặt chính tả không?
Các từ kết thúc bằng đuôi ‘our’ trong Anh Anh thường được chuyển thành đuôi ‘or’ trong Anh Mỹ.
Ví dụ:
Anh Anh | Anh Mỹ | Nghĩa |
colour | color | màu sắc |
flavour | flavor | hương vị |
humour | humor | sự hài hước |
labour | labor | lao động |
neighbour | neighbor | hàng xóm |
Các động từ trong tiếng Anh Anh kết thúc bằng ‘ize’ hoặc ‘ise’ sẽ được viết thành ‘ize’ trong tiếng Anh Mỹ.
Ví dụ:
Anh Anh | Anh Mỹ | Nghĩa |
apologize/apologise | apologize | xin lỗi |
organize/organise | organize | tổ chức |
recognize/recognise | recognise | nhận ra |
Các động từ trong tiếng Anh Anh kết thúc bằng đuôi ‘yse’ sẽ được biến đổi thành đuôi ‘yze’ trong tiếng Anh Mỹ.
Ví dụ:
Anh Anh | Anh Mỹ | Nghĩa |
analyse | analyze | phân tích |
paralyse | paralyze | tê liệt |
breathalyse | breathalyze | kiểm tra lượng rượu đã uống |
Khi viết, người Anh có thói quen gấp đôi phụ âm cuối trong khi người Mỹ không viết theo quy tắc này, nhất là với phụ âm “l”:
Anh Anh | Anh Mỹ |
travel | travel |
travelling | traveling |
travelled | traveled |
traveller | traveler |
Các từ tiếng Anh Anh có chứa các nguyên âm đôi ae hoặc oe có xu hướng chỉ được viết bằng chữ e trong tiếng Anh Mỹ, mặc dù có những ngoại lệ đối với quy tắc này.
Ví dụ từ “archaeology” được viết giống với tiếng Anh Anh. Tuy nhiên “archeology” được chấp nhận ở Mỹ nhưng lại bị coi là sai chính tả ở Anh.
Ví dụ:
Anh Anh | Anh Mỹ | Nghĩa |
leukaemia | leukemia | bệnh bạch cầu |
manoeuvre | maneuver | điều động |
oestrogen | estrogen | nội tiết tố |
paediatric | pediatric | nhi khoa |
Một vài danh từ kết thúc bằng đuôi ‘ence” trong Anh Anh sẽ được thay thế bằng đuôi ‘ense’ trong Anh Mỹ.
Ví dụ:
Anh Anh | Anh Mỹ | Nghĩa |
defence | defense | phòng vệ |
licence | license | giấy phép |
offence | offense | sự xúc phạm |
pretence | pretense | sự giả vờ |
Một vài danh từ kết thúc bằng đuôi ‘ogue’ trong Anh Anh sẽ được kết thúc bằng đuôi ‘og’ hoặc ‘ogue’ trong Anh Mỹ.
Ví dụ:
Anh Anh | Anh Mỹ | Nghĩa |
analogue | analog/analogue | tương tự |
catalogue | catalog/catalogue | danh mục |
dialogue | dialog/dialogue | hội thoại |
Một số danh từ kết thúc bằng đuôi ‘re’ trong tiếng Anh Anh nhưng khi viết trong tiếng Anh Mỹ chúng được chuyển thành đuôi ‘er’.
Ví dụ:
Anh Anh | Anh Mỹ | Nghĩa |
centre | center | trung tâm |
metre | meter | mét |
fibre | fiber | sợi |
Với những động từ quá khứ bất quy tắc, người Mỹ thường sử dụng đuôi ‘ed’ còn người Anh thường sử dụng đuôi ‘t’.
Ví dụ:
Từ | Dạng quá khứ của Anh Anh | Dạng quá khứ của Anh Mỹ |
learn | learnt | learned |
dream | dreamt | dreamed |
burn | burnt | burned |
Câu hỏi đuôi thường được sử dụng khi người nói muốn xác nhận tính đúng sai của một thông tin nào đó.
Ví dụ:
You are lucky, aren’t you? (Bạn may mắn thật, đúng không?)
Your father isn’t a doctor, is he? (Bố bạn không phải bác sĩ, đúng không?)
Sự khác nhau giữa tiếng Anh Anh và Anh Mỹ nằm ở chỗ người Anh thường sử dụng câu hỏi đuôi trong giao tiếp nhiều hơn người Mỹ.
Thì hiện tại hoàn thành và thì quá khứ đơn
Người Anh sử dụng thì hiện tại hoàn thành (present perfect) để diễn tả một hành động trong quá khứ mà họ cho là có liên quan đến hiện tại.
Hiện tại hoàn thành có thể được sử dụng theo cách tương tự trong tiếng Anh Mỹ, nhưng người Mỹ thường sử dụng thì quá khứ đơn khi họ coi hành động đã kết thúc.
Ngoài ra, người Mỹ cũng thường dùng các trạng từ ‘already’, ‘yet’ và ‘just’ trong thì quá khứ đơn trong khi người Anh dùng các từ này với thì quá khứ hoàn thành.
Ví dụ:
Anh Anh | Anh Mỹ | Nghĩa |
I’m not hungry. I have already had dinner. | I’m not hungry. I already had dinner. | Tôi không thấy đói. Tôi đã ăn tối rồi. |
Has she finished the report yet? Yes, she has just finished it. | Did she finish the report yet? Yes, she just finished it. | Cô ấy đã làm xong bản báo cáo chưa? Rồi, cô ấy vừa mới hoàn thành nó xong. |
Got và Gotten
Trong tiếng Anh Anh, động từ get khi được chuyển sang dạng quá khứ phân từ sẽ biến thành got. Trong tiếng Anh Mỹ, quá khứ phân từ của get là gotten.
Lưu ý rằng have got thường được dùng trong cả tiếng Anh Anh và Anh Mỹ để nói về sự sở hữu hoặc sự cần thiết. Have gotten là không chính xác trong trường hợp này.
Ví dụ:
Anh Anh | Anh Mỹ | Nghĩa |
Anna’s got very fat. | Anna’s gotten very fat. | Anna trở nên rất béo. |
Has she got a car? | Has she got a car? (NOT Has she gotten a car?) | Cô ấy có xe không? |
Danh từ tập hợp
Trong tiếng Anh Anh, danh từ đại diện cho một nhóm người hoặc sự vật hay còn gọi là danh từ tập hợp có thể đi được với cả động từ số ít và số nhiều.
Người Anh chia động từ ở dạng số nhiều khi họ coi nhóm người/vật như là các cá nhân. Tuy nhiên họ sẽ sử dụng động từ số ít với nhóm người/vật mà họ xem như một đơn vị duy nhất.
Trong tiếng Anh Mỹ, các danh từ tập hợp luôn đi với động từ số ít.
Lưu ý: Danh từ Police luôn được theo sau bởi một động từ số nhiều, dù là Anh Anh hay Anh Mỹ.
Những sự khác nhau giữa tiếng Anh Anh và Anh Mỹ về ngữ pháp
Ví dụ:
Anh Anh | Anh Mỹ | Nghĩa |
My team is/are playing well tonight. | My team is playing well tonight. | Đội của tôi đang chơi tốt vào tối nay. |
The police are looking for the murderers. | The police are looking for the murderers. | Cảnh sát đang tìm kiếm những tên sát nhân. |
Have và Take
Người Anh thường kết hợp các động từ have và take với các danh từ như bath, shower, wash để miêu tả hành động tắm giặt hoặc giặt giũ và với các danh từ như break, holiday, rest để miêu tả hành động nghỉ ngơi.
Trong tiếng Anh Mỹ, chỉ có động từ take (chứ không phải động từ have) được sử dụng theo cách này.
Ví dụ:
Anh Anh | Anh Mỹ | Nghĩa |
He is going to take/have a bath | He is going to take a bath. | Anh ấy sẽ đi tắm. |
I want to have/take a break from the bustle and hustle of city life. | I want to take a break from the bustle and hustle of city life. | Tôi muốn tạm rời xa sự nhộn nhịp và hối hả của cuộc sống thành phố. |
Cách dùng Shall
Người Anh thường dùng cấu trúc Shall I ...? để đề nghị làm điều gì đó hoặc Shall we...? để đưa ra một gợi ý.
Người Mỹ thường không dùng Shall. Họ sẽ sử dụng các cụm thay thế như Should/Can I...? hoặc Do you want/Would you like ...? hoặc How about...?
Ví dụ:
Anh Anh | Anh Mỹ | Nghĩa |
It’s hot here. Shall I turn on the fan? | It’s hot here. Can I turn on the fan? | Ở đây nóng quá. Tôi có thể bật quạt không? |
Shall we meet before the theater? | Do you want to meet before the theater? | Bạn có muốn gặp nhau trước rạp chiếu phim không? |
Cách dùng Need
Khi người Mỹ muốn nói rằng ai đó không cần phải làm gì, họ sử dụng thêm trợ động từ vào phía trước “not”: S + trợ động từ + not + need + to V
Ví dụ: You don’t need to go to the church today. (Hôm nay bạn không cần đến nhà thờ.)
Người Anh không sử dụng trợ động từ mà trực tiếp thêm “not” vào sau động từ “need”.
Ví dụ: You needn’t go to the church today. (Hôm nay bạn không cần đến nhà thờ.)
Cách viết ngày tháng năm
Người Anh viết thứ ngày tháng năm theo công thức: Thứ Ngày Tháng Năm
Ví dụ: Tuesday, 20th, August, 2023
Khi đọc người Anh sẽ thêm mạo từ “the” trước ngày và giới từ “of” trước tháng.
Ví dụ: Tuesday the twentieth of August twenty twenty-three.
Người Mỹ viết thứ ngày tháng theo công thức: Thứ Tháng Ngày Năm
Ví dụ: Friday, July 10, 2024 hoặc Friday, July 10th, 2024.
Khác với Anh Anh, người Mỹ khi đọc sẽ không thêm mạo từ “the” trước ngày và giới từ “of” trước tháng.
Ví dụ: Friday July tenth twenty twenty four.
Cách nói giờ
Khi nói 3 giờ 45 phút (3h45) người Anh sẽ dùng "quarter to four" (tức 4 giờ kém 15 phút), hay 4 giờ 15 phút (4h15) là "quarter past four".
Trong khi đó, người Mỹ dùng "quarter of four" để chỉ 4 giờ 45 phút, hay "quarter after four" để chỉ 4 giờ 15 phút.
Cấu trúc với Aim
Khi nói về mục tiêu làm gì, người Mỹ sẽ sử dụng cấu trúc “aim to + V(inf)”, trong khi người Anh sử dụng cấu trúc “aim at + Ving”.
Ví dụ:
He aims to achieve the highest score. (Anh ấy đặt mục tiêu đạt điểm số cao nhất.)
He aims at achieving the highest score. (Anh ấy đặt mục tiêu đạt điểm số cao nhất.)
Nhiều người mới bắt đầu học tiếng Anh thường phân vân không biết nên chọn Anh Anh hay Anh Mỹ. Trên thực tế giọng Anh Anh và Anh Mỹ đều là giọng chuẩn cả, tùy vào từng quốc gia mà loại giọng nào được sử dụng phổ biến hơn.
Có nhiều yếu tố quyết định việc nên học Anh Anh hay Anh Mỹ nhưng quan trọng nhất vẫn là yếu tố chủ quan xuất phát từ chính người học. Nếu bạn muốn dự định đi du học hoặc định cư tại Vương quốc Anh thì nên chọn giọng Anh Anh để giao tiếp dễ dàng hơn. Tương tự bạn nên học Anh Mỹ nếu muốn du học và tìm việc làm tại Mỹ hoặc Canada.
Để đi du học hay định cư tại nước ngoài thì không thể thiếu các chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS hoặc TOEIC. Có một sự thật là phần lớn các bài nghe IELTS đều sử dụng chất giọng Anh Mỹ. Vì vậy sẽ dễ dàng để bạn đạt điểm cao hơn nếu bạn quen với cách phát âm của người Mỹ.
Tuy nhiên, đôi khi bài nghe IELTS cũng sử dụng các accent khác như Anh Úc, Anh Canada, do đó bạn nên luyện nghe với nhiều chất giọng tiếng Anh khác nhau để không bị lúng túng khi làm bài thi.
Với phần thi Speaking, bạn chọn Anh Anh hay Anh Mỹ đều được chỉ cần bạn phát âm chuẩn. Vì vậy đừng quá lo lắng về việc bạn không thể nói Anh Mỹ chỉ vì đa số thí sinh sử dụng Anh Mỹ.
Bây giờ bạn đã biết nên học Anh Anh hay Anh Mỹ rồi chứ?
Khi lựa chọn giữa Anh Anh và Anh Mỹ bạn cũng nên cân nhắc về sở thích của bản thân. Nếu bạn là người yêu thích những thứ sang trọng, cổ điển thì Anh Anh rất phù hợp với bạn. Nếu bạn đam mê sự tự do, phóng khoáng thì Anh Mỹ là lựa chọn hoàn hảo.
Bên cạnh đó bạn cũng nên xem xét đến việc bạn quen thuộc với loại giọng nào nhất. Sẽ dễ tiếp thu một ngôn ngữ mới hơn nếu bạn tiếp xúc nhiều với nó. Ví dụ nếu bạn thường xuyên xem phim Mỹ và nghe nhạc US thì bạn sẽ nhạy bén và dễ nhận ra giọng Anh Mỹ hơn.
Yếu tố chủ quan cuối cùng quyết định việc bạn nên học Anh Anh hay Anh Mỹ là khả năng của bạn. Bạn cảm thấy phát âm giọng nào dễ hơn thì nên chọn giọng đó. Ví dụ nếu bạn không thể phát âm chính xác phụ âm /r/ trong Anh Mỹ thì bạn có thể thử giọng Anh Anh.
Để biết bạn “hợp” với chất giọng nào hơn thì hãy phát âm những từ khác nhau giữa Anh Anh và Anh Mỹ. Chắc chắn bạn sẽ tìm được giọng đọc mình phát âm trôi chảy và dễ dàng nhất đấy.
Như vậy trong bài viết này IELTS LangGo đã chỉ ra cho bạn sự khác nhau giữa tiếng Anh Anh và Anh Mỹ trên phương diện ngữ điệu (intonation), pronunciation (phát âm), từ vựng (vocabulary), chính tả (spelling), và ngữ pháp (grammar).
Đồng thời bài viết cũng giúp bạn trả lời câu hỏi Nên học Anh Anh hay Anh Mỹ dựa trên sở thích, năng lực, mục đích của người học. Hy vọng sau khi đọc toàn bộ bài viết này bạn đã tìm được câu trả lời cho riêng mình.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ