Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, cam kết đầu ra - IELTS LangGo ×
Động Từ (verb) là gì? 9 loại động từ trong tiếng Anh
Nội dung

Động Từ (verb) là gì? 9 loại động từ trong tiếng Anh

Post Thumbnail

Động từ trong tiếng Anh là một chủ điểm ngữ pháp căn bản và cực kì quan trọng. Hãy để LangGo giúp bạn hiểu rõ từ bản chất đến chi tiết về các loại động từ qua bài viết dưới đây nhé!

Trong Tiếng Anh, động từ (verb) luôn là thành phần cơ bản trong câu và trong hầu hết các cấu trúc ngữ pháp. Thông thường, chúng ta sẽ cho rằng động từ là những từ chỉ hành động cụ thể hay trạng thái của người hoặc vật tuy nhiên khái niệm đầy đủ về động từ còn rộng hơn rất nhiều.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi: Động từ là gì? Chức năng của động từ? hay các loại động từ trong Tiếng Anh. Và đương nhiên, ở cuối mỗi bài sẽ luôn có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao để bạn có thể rèn luyện và thuần thục kiến thức vừa nạp vào.

1. Định nghĩa đơn giản về động từ

Với các thành phần ngữ pháp quen thuộc trong tiếng Anh như Chủ ngữ (Subject) hay Động từ (Verb), bạn không cần phải nắm vững khái niệm đến từng từ, từng chữ của chúng. Sẽ không có ai hỏi bạ “Nêu chính xác định nghĩa về động từ trong tiếng Anh”, trừ trường hợp bạn tham gia vào 1 buổi thảo luận hay nghiên cứu giáo dục về tiếng Anh.

Do đó, chỉ cần nắm chắc định nghĩa sau đây là bạn đủ hiểu và hãy học kỹ các nội dung tiếp theo như vị trị, phân loại động để vận dụng phần kiến thức ngữ pháp này trong câu chính xác thì sẽ tốt hơn nhiều.

Định nghĩa đơn giản về động từ:

“Động từ là từ mô tả chủ ngữ của câu đang làm gì hay đang ở trong trạng thái như thế nào.”

Những phần gạch chân dưới đây là ví dụ về động từ trong tiếng Anh.

Ví dụ:

  • Jane and Tom usually walk to school together.
  • He misses you every day.
  • He is talking about his K-pop idols – Black Pink members all day.
  • I am sad because of the heavy right now.
  • Vietnam is developing rapidly the recent years.

Nếu tinh ý, bạn có thể thấy các động từ trong câu trên đều diễn tả hành động nhưng lại có các dạng khác nhau. Đó chính là các biến thể của động từ khi được chia theo thì, theo chủ ngữ,… Đọc tiếp để hiểu sâu hơn nhé!

2. Vị trí của động từ trong câu

Trong câu tiếng Anh, động từ sẽ nằm ở các vị trí sau:

Vị trí của động từ

Ví dụ

Sau chủ ngữ

I love Jungkook.

    V

Sau trạng từ chỉ tần suất

NCT members usually go to the gym whenever

                                         V

they have freetime.

Trước tân ngữ

Open the door, please!

   V

Trước tính từ

You are amazing, girl!

         V

3. Cách nhận biết nhanh động từ

Việc nhận biết được động từ sẽ giúp bạn xác định được cấu trúc của câu nhanh và có độ chính xác cao. Từ đó sẽ dễ dàng làm các dạng bài tập như Chia động từ, Tìm và sửa lỗi sai hay cải thiện bài Writing/Speaking của mình. Dưới đây là 3 cách nhận biết nhanh động từ dễ nhất.

3.1. Dựa trên vị trí của động từ trong câu

Nếu đã nắm rõ 4 vị trí đặc trưng của động từ tiếng Anh trong câu (như trên) thì bạn sẽ dễ dàng xác định được vị trí của động từ và chỉ ra chính xác từ đó. Vậy nên hãy thuộc lòng kiến thức phía trên nhé. Đơn giản phải không nào?

3.2. Nhận biết dựa trên tiền tố (Prefix)

Nếu động từ không nằm trong câu mà riêng lẻ thì bạn có thể sử dụng cách thứ 2 và thứ 3 là dựa trên mặt chữ (gồm tiền tố và hậu tố) để nhận biết.

Các từ có tiền tố “en-“ thì phần lớn đều là động từ. Ví dụ: enforce, engage, enjoy, enrich, enact,...

3.3. Nhận biết động thông qua hậu tố (Suffix)

Tiền tố thì ít các dấu hiệu nhận biết hơn hậu tố. Các từ có hậu tố dưới đây phần lớn đều là động từ.

-ate: debate, appreciate, translate, communicate, calculate,...

-en: frighten, threaten, widen, happen, hasten, fasten,...

-fy: horrify, liquify, satisfy, verify, ratify, certify, qualify,...

-ize/-ise: modernize, economize, realize, symbolize, socialize, minimize, seize,...

4. Chia động từ: Subject, Tense, Mood, Voice

Dạng nguyên bản của động từ mà chúng ta hay thấy khi động từ đứng đơn lẻ hoặc trong từ điển gọi là infinitive. Khi ở trong câu hoặc các hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, động từ sẽ thay đổi dạng của chúng dựa trên Chủ ngữ (Subject), Thì (Tense), Cảm xúc (Mood) hoặc Thể bị động (Passive Voice).

4.1. Chia động từ theo chủ ngữ

Trong tiếng Anh có 7 chủ ngữ chung và động từ phải hòa hợp với chúng về số lượng. Nếu chủ ngữ là số ít thì động từ cũng phải ở số ít. Tương tự, nếu chủ ngữ ở số nhiều thì động từ phải ở số nhiều. Đó gọi là sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ (subject – verb agreement).

Cụ thể như sau:

Chủ ngữ

Ngôi

Ví dụ sự hòa hợp

I

Ngôi thứ nhất, số ít

I like ice cream.

You

Ngôi thứ 2, số nhiều

You like ice cream.

We

Ngôi thứ nhất, số nhiều

We like ice cream.

They

Ngôi thứ 3, số nhiều

They like ice cream.

He

Ngôi thứ 3, số ít

He likes ice cream.

She

Ngôi thứ 3, số ít

She likes ice cream.

It

Ngôi thứ 3, số ít

It like ice cream.

4.2. Chia động từ theo thì

Trong tiếng Anh có 12 thì, và động từ trong câu sẽ được chia theo từng thì cụ thể, không thì nào giống thì nào. Có 3 cụm thì chính là Hiện tại (Present), Quá khứ (Past) và Tương lai (Future). Mỗi cụm có 4 thì nhỏ lần lượt là Simple, Progressive/Continuous, Perfect và Perfect Progressive.

Mỗi thì sẽ có hướng dẫn chia động từ cụ thể trong công thức của thì đó. Đọc bài tổng hợp các thì trong tiếng Anh, bài viết này có đầy đủ các công thức của tất cả các thì trong tiếng Anh. Còn dưới đây là ví dụ về chia động từ theo thì.

 

Past

Present

Future

Simple

 I studied English.

I study English.

I will study English

Progressive/Continuous

I was studying English.

I am studying English.

I will be studying English.

Perfect

I had studied English.

I have studied English.

I will have studied English.

Perfect Progressive

I had been studying English

I have been studying English.

I will have been studying English.

4.3. Chia động từ theo thể bị động (Passive Voice)

Hầu hết các câu trong tiếng Anh đều có thể sử dụng ở 2 dạng là Thể chủ động (Active Voice) và Thể bị động (Passive Voice).

Ví dụ:

  • Câu chủ động: Jessica broke the vase.
  • Câu bị động: The vase was broken by Jessica.

Câu bị động là câu trong đó chủ thể bị tác động. Các câu bị động được xây dựng bằng cách sử dụng một dạng của trợ động từ “be” (ví dụ: “was,” “is,” “were”) theo sau là quá khứ phân từ của động từ chính (ví dụ: “eaten,” “taken”).

Câu bị động rất hữu ích để nhấn mạnh kết quả của một hành động hơn là chính hành động đó.

4.4. Lưu ý sử dụng động từ phù hợp với sắc thái biểu cảm (Mood)

Có lẽ chia động từ theo chủ ngữ và thì khá phổ biến nhưng mình tin chắc là ít bạn biết động từ còn được sử dụng phụ thuộc vào cảm xúc (mood). Một số từ có cùng ý nghĩa những lại diễn tả các sắc thái và tâm trạng khác nhau của người nói. Cùng xét ví dụ sau:

Grammatical mood

Function

Example

Trần thuật (Indicative)

Express a fact

“Tony likes chocolate.”

Mệnh lệnh (Imperative)

Express a command or a request

“Wash the dishes.”

Nghi vấn

(Interrogative)

Ask a question

“Did you do your homework?”

Đưa ra điều kiện (Conditional)

Express a condition

“If you want to borrow that book, you can.”

Giả định

(Subjunctive)

Express a wish, demand, doubt, or hypothetical situation

“If I were rich, I would buy an island.”

5. Tổng hợp các loại động từ trong tiếng anh thường gặp

5.1. Động từ thể chất (Physical Verb)

Động từ thể chất là loại động từ phổ biến nhất trong Tiếng Anh, động từ thể chất là từ mô tả 1 hành động cụ thể của một chủ thể xác định. Hành động đó có thể là sự di chuyển, sử dụng một công cụ để làm việc hoặc tương tác với một vật thể khác.

động từ thể chất trong tiếng anh

Động từ thể chất (Physical Verbs) chỉ những hành động cụ thể

Ví dụ về động từ thể chất:

  • Peel this tangerine for me! (Bóc quả quýt này cho tớ với!)

  • I came and helped my old students with their graduation dissertation. (Tôi đã đến và giúp những học sinh cũ chuẩn bị luận văn tốt nghiệp.)

  • The cat is lying by the apartment’s balcony. (Con mèo đang nằm ở ban công của căn hộ.)

5.2. Động từ chỉ trạng thái (Stative verbs)

Động từ chỉ trạng thái không mô tả một hành động cụ thể mà để biểu thị cảm nhận, sự tồn tại, nhận thức hay sự sở hữu về 1 sự vật, hiện tượng nào đó đang diễn ra.

Ví dụ:

  • I has a cold and I feel very bad when waking up this morning. (Tôi bị cảm và tôi thấy rất tệ khi thức dậy vào sáng ngày hôm nay.)

  • Động từ thể hiện cảm nhận, sự sở hữu.

  • His father is a famous model. (Bố của anh ta là một người mẫu có tiếng.) Động từ biểu thị sự tồn tại.

  • Động từ cho thấy sự tồn tại, hiện diện.

Lưu ý: Động từ diễn tả trạng thái/nhận thức không được sử dụng trong các thì tiếp diễn.

5.3. Động từ chỉ hoạt động nhận thức (Mental Verb)

Động từ chỉ hoạt động nhận thức là các từ mô tả các trạng thái nhận thức của người (có thể dùng cho cả động vật), ví dụ như khám phá, hiểu biết, suy nghĩ hay lập kế hoạch. Xếp riêng động từ chỉ nhận thức so với động từ thể chất vì đây đều là các hành động trừu tượng, không thể nhìn và đánh giá bằng mắt thường.

động từ chỉ hoạt động nhận thức

Suy nghĩ là một hoạt động nhận thức không thể nhìn thấy và đánh giá bằng mắt thường

Ví dụ:

  • She understands all what I have said. (Cô ấy hiểu tất cả những gì tôi vừa nói.)

  • Tom has explored a lot of new knowledge through his books. (Tôm khám phá được rất nhiều kiến thức mới thông qua những cuốn sách của anh ta.)

  • He didn’t recognized me in the crowd. (Anh ấy đã không nhận ra tôi trong đám đông.)

5.4. Động từ hành động (Action verb)

Động từ chỉ hành động có tên Tiếng Anh là Action verb hay Dynamic verb là loại động từ thông dụng nhất, thường gặp nhất. Đây là những động từ mô tả một hành động về thể chất hoặc tinh thần. Loại động từ này được sử dụng để diễn giải hành động đã/đang/sẽ diễn ra, liên quan đến người, sự việc được nhắc đến trong câu.

Các động từ hành động thường gặp có thể kể đến: Give, Take, Agree, Disagree, Say, Talk, Speak, Smile, Laugh, Leave, Lift, Go, Come, Bring, See,…

Ví dụ:

  • He gives me a bottle of water. (Anh ấy cho tôi một chai nước lọc.)

  • The students are leaving school after the lessons finish. (Những học sinh đang rời trường sau giờ học.)

5.5. Ngoại động từ (Transitive Verbs)

Với kinh nghiệm của IELTS LangGo, bạn nên học song song nội động từ và ngoại động từ khi học tiếng Anh để phân biệt rõ 2 loại này.

Ngoại động từ là một động từ hành động, diễn tả những hành động có sự tác động lên một người, một vật cụ thể nào đó. Vật thể chịu tác động sẽ đi liền sau theo ngoại động từ, làm tân ngữ cho ngoại động từ.

Do đó, dấu hiệu nhận biết ngoại động từ đó là luôn có tân ngữ the sau. Cần lưu ý rằng, có các ngoại động từ chỉ có một tân ngữ, có những từ lại có từ 2 tân ngữ trở lên.

Ví dụ:

  • Rell is riding a bike along the street.

  • The teacher send him a book on his birthday.

5.6. Nội động từ (Intransitive verbs)

Nếu như ngoại động từ luôn yêu cầu ít nhất một tân ngữ theo sau thì nội động từ là các từ mà bản thân nó đã diễn tả được trọn vẹn một hành động nhất định. Do vậy, nội động từ sẽ không có tân ngữ đi kèm, theo sau nội động từ thường là các trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian,… Nếu không có trạng ngữ, nội động từ sẽ đứng ở cuối câu.

Ví dụ:

  • The sun always rises in the West. (Mặt trời luôn luôn mọc ở đằng Đông.)

  • I am studying with my friends in the neighborhoods. (Tôi đang học cùng với những người bạn trong khu.)

  • They are laughing out loud. (Họ đang cười rất to)

Lưu ý: Một số động từ có thể vừa là nội động từ, vừa là ngoại động từ (khi có tân ngữ kèm theo).

5.7. Trợ động từ (Auxiliary verbs)

Giống như cái tên của mình, trợ động từ là những từ có chức năng bổ nghĩa cho động từ, thể hiện thì của hành động cũng như tạo thành dạng phủ định hoặc nghi vấn cho câu. Trong tiếng anh, có 3 trợ động từ thường gặp là be, have và do.

Ví dụ:

  • I don’t know where my phone is. (Tôi không biết điện thoại của mình đang ở đâu nữa.)

  • She has finished her online lesson. (Cô ấy vừa mới kết thúc tiết học trực tuyến của mình.)

  • My grandfather was an electrical engineer. (Ông của tôi là một kỹ sư về điện.)

5.8. Động từ tình thái (Modal Verbs)

Động từ tình thái (Modal verbs) hay còn gọi là động từ khuyết thiếu có chức năng bổ nghĩa cho động từ giống như một trợ động từ, nhưng chúng thể hiện ý nghĩa khác. Các động từ tình thái diễn ra khả năng, sự cho phép/xin phép hay sự chắc chắn của hành động.

động từ tình thái

Các động từ tình thái thường gặp là: can, could, may, might,…

Ví dụ:

  • May I go out for a walk? (Tôi có thể đi dạo một chút được không?)

  • No one can enter this area without my permission. (Không ai có thể vào khu vực này nếu không có sự cho phép của tôi.

  • Everyone should know about the effect of COVID 19 on our lung.(Tất cả mọi người nên biết về những ảnh hưởng của virus COVID 19 lên phổi của chúng ta.)

Xem thêm: Động từ khuyết thiếu thường dùng trong tiếng Anh

5.8. Cụm động từ (Phrasal Verbs)

Khác với những từ đơn lẻ, cụm động từ được kết hợp từ nhiều từ khác nhau, tạo thành một cụm từ có ý nghĩa khác so với động từ gốc. Đây là một phần kiến thức quan trọng vì phrasal verb là một công cụ tốt giúp bạn đạt điểm cao khi ứng dụng vào các kỳ nói, viết luận.

Ví dụ: Cụm động từ “take off” được tạo nên từ 2 từ take và off, mang nghĩa là cởi bỏ, hoặc cất cánh.

  • I take off my coat right after entering the main hall of the building. (Tôi cởi áo khoác ngay sau khi đi vào sảnh chính của tòa nhà.)

  • The plane will take off in 10 minutes. (Máy bay sẽ cất cánh trong 10 phút nữa.)

5.9. Động từ bất quy tắc

Động từ bất quy tắc có thể là tất cả các loại động từ được liệt kê phía trên. Định nghĩa động từ bất quy tắt là để chỉ các động từ không tuân theo quy tắc chung khi được biến đổi thành các dạng tương ứng ở các thì Quá khứ và Hoàn thành.

Một số động từ bất quy tắc thường gặp:

Dạng nguyên thể (Infinitive)

Quá khứ (Past)

Hoàn Thành (Past participle)

Go Went Gone
Give Gave Given
Read Read Read
Find Found Found
Get Got Got/Gotten
Leave Left Left
Have Had Had
Lie Lay Lain
Pay Paid Paid
Send Sent Sent
Set Set Set
Sing Sang Sung

Có rất nhiều động từ bất quy tắc mà bạn cầm nắm được để vận dụng vào giao tiếp cũng như học Tiếng Anh. Để ghi nhớ những từ này, học thuộc lòng là điều cần làm. Tuy nhiên, LangGo đã tổng hợp 360 động từ bất quy tắc thường gặp và gợi ý cách học thuộc dễ nhất.

Xem thêm: Tổng hợp các động từ cơ bản thường dùng trong IELTS

6. Bài tập động từ trong tiếng Anh (có đáp án)

Động từ là một chủ điểm kiến thức rất quan trọng trong Tiếng Anh. Bất kể mục đích của bạn là học để giao tiếp hay nghiên cứu học thuật thì việc nắm chắc các kiến thức liên quan đến Động từ trong Tiếng Anh là điều cần thiết.

Kiến thức về Động từ không khó, nhưng lại rất rộng. Bài viết trên đã tổng hợp toàn bộ kiến thức liên quan đến động từ trong Tiếng Anh cho bạn. Ở từng phần đều được đính kèm những bài viết chi tiết, đào sâu về nội dung được nhắc đến cùng với bài tập luyện tập để bạn có thể học một các đầy đủ nhất.

Còn bây giờ bạn có thể trả lời nhanh các câu hỏi ngắn dưới đây để ôn tập các kiến thức vừa học nhé!

1. Có mấy loại động từ trong tiếng Anh?.

2. Chia động từ trong tiếng Anh cần chú ý đến mấy yếu tố? Các yếu tố đó là gì?

3. Động từ có thể đứng ở đâu trong câu?

4. Có mấy cách nhận biết nhanh động từ trong tiếng Anh? Liệt kê tên các cách đó?

5. Động từ bất quy tắc có mấy dạng?

Đáp án:

1. Có 9 loại động từ trong tiếng Anh.

2. Chia động từ trong tiếng Anh cần chú ý đến 3 yếu tố là: Ngôi của chủ ngữ - Thì - Thể bị động/Chủ động

3. Động từ có thể đứng ở 4 vị trí trong câu, lần lượt là: Sau chủ ngữ, sau trạng từ chỉ tần suất, trước tân ngữ và trước tính từ.

4. Có 3 cách nhận biết nhanh động từ tiếng Anh: 1 là dựa vào vị trí trong câu, 2 là dựa vào tiền tố và 3 là dựa vào hậu tố của từ.

5. Trong tiếng Anh có khoảng 360 động từ bất quy tắc thường gặp, được chia ở 3 dạng là Infinitive - Past - Past Participle

LangGo chúc bạn học thật tốt và nắm vững phần ngữ pháp rất quan trọng này trong Tiếng Anh! Khám phá các bài viết chất lượng về Ngữ pháp tiếng Anh để củng cố kiến thức và học tập hiệu quả nhé.

TEST IELTS MIỄN PHÍ VỚI GIÁO VIÊN 8.5 IELTS - Tư vấn lộ trình học HIỆU QUẢ dành riêng cho bạn!
Hơn 15.000 học viên đã thành công đạt/vượt band điểm IELTS mục tiêu tại LangGo. Hãy kiểm tra trình độ IELTS miễn phí để được tư vấn lộ trình cá nhân hoá bạn nhé!
  • CAM KẾT ĐẦU RA theo kết quả thi thật 
  • Học bổ trợ 1:1 với giảng viên đứng lớp
  • 4 buổi bổ trợ Speaking/tháng
  • Tăng band chỉ sau 1,5 - 2,5 tháng
  • Hỗ trợ đăng ký thi thật tại BC, IDP
Đánh giá

★ / 5

(0 đánh giá)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ