
Reading là một trong bốn kỹ năng mà thí sinh sẽ được đánh giá khi tham gia bất cứ kỳ thi chuẩn hóa Tiếng Anh nào, và IELTS cũng không ngoại lệ. Để đạt được điểm số IELTS mong muốn, bạn nhất định không thể bỏ qua cách nâng Band điểm IELTS Reading.
Nếu bạn vừa mới “chập chững” bước vào con đường ôn luyện Reading hay đang loay hoay không biết làm sao để bứt phá ở kỹ năng này thì để LangGo mách bạn 6 cách nâng Band điểm IELTS Reading cực hiệu quả, áp dụng cho mọi đối tượng ở mọi trình độ nhé!
Bài thi IELTS Reading kéo dài trong 60 phút, được thiết kế với tổng 40 câu hỏi nhằm đánh giá khả năng đọc hiểu của thí sinh trên toàn bộ các phương diện: Đọc lấy ý chính, đọc chi tiết, đọc lướt, hiểu được các suy luận logic và nhận diện được quan điểm và thái độ của người viết.
IELTS Reading gồm 3 section - 3 văn bản được lấy từ các cuốn sách, bài báo hay tạp chí nhắm tới đối tượng khán giả không có chuyên môn về một lĩnh vực cụ thể nào.
Chủ đề của các văn bản tương đối phù hợp và dễ tiếp cận với mọi đối tượng thí sinh, từ học sinh, sinh viên đến người đã đi làm; được viết theo đa dạng phong cách, từ trần thuật, miêu tả đến bàn luận,...
Bên cạnh câu hỏi có những cách nâng Band điểm IELTS Reading nào, Band điểm Reading IELTS được tính và xác định ra sao hẳn là thắc mắc của không ít các bạn thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi chứng chỉ IELTS.
Dưới đây là thang điểm IELTS Reading của cả 2 dạng bài thi IELTS Academic và General, bạn có thể tham khảo để hiểu cách tính điểm cả phần thi này cũng như định hướng cách nâng band điểm IELTS Reading nhé!
Band điểm IELTS Reading (Academic) | Band điểm IELTS Reading (General training) | ||
Số câu trả lời đúng | Band score | Số câu trả lời đúng | Band score |
39 - 40 | 9.0 | 40 | 9.0 |
37 - 38 | 8.5 | 39 | 8.5 |
35 - 36 | 8.0 | 38 | 8.0 |
33 - 34 | 7.5 | 36 - 37 | 7.5 |
30 - 32 | 7.0 | 34 - 35 | 7.0 |
27 - 29 | 6.5 | 32 - 33 | 6.5 |
23 - 26 | 6.0 | 30 - 31 | 6.0 |
20 - 22 | 5.5 | 27 - 29 | 5.5 |
16 - 19 | 5.0 | 23 - 26 | 5.0 |
13 - 15 | 4.5 | 19 - 22 | 4.5 |
10 - 12 | 4.0 | 15 -18 | 4.0 |
7 - 9 | 3.5 | 12 - 14 | 3.5 |
5 - 6 | 3.0 | 8 - 11 | 3.0 |
3 - 4 | 2.5 | 5 - 7 | 2.5 |
Như các bạn có thể thấy, mấu chốt của cách nâng Band điểm IELTS Reading đòi hỏi bạn trả lời càng nhiều câu hỏi đúng càng tốt. Nhưng thế nào nào để trả lời các câu hỏi một cách chính xác? Hãy để LangGo giúp bạn giải đáp trong phần sau đây.
Một trong những cách nâng Band điểm IELTS Reading cơ bản nhất là nắm được thứ tự xử lý bất cứ một câu hỏi nào trong đề. Hãy cùng LangGo tìm hiểu chi tiết các bước này nhé!
Bước 1: Điều đầu tiên chúng ta nên làm khi xử lý một bài đọc chính là đọc lướt qua đoạn văn. Điều này sẽ cho bạn một cái nhìn chung về chủ đề và nội dung, cũng như thấy được toàn bộ bố cục của đoạn đó. Thời gian cho phần này thông thường sẽ kéo dài trong 2 phút.
Bước 2: Sau khi đọc đoạn văn, hãy chuyển ngay sang đọc các câu hỏi, xem kỹ loại câu hỏi là gì để lựa chọn các kỹ thuật làm bài phù hợp cho từng dạng câu hỏi cụ thể.
Bước 3: Tìm từ khóa trong mỗi câu hỏi sẽ giúp bạn định vị được câu trả lời trong văn bản.
Bước 4: Đọc lướt qua văn bản để xác định thông tin chính trong câu hỏi. Nên đọc lướt nhanh để xác định vị trí của một từ cụ thể hay một đoạn thông tin thay vì hiểu cả văn bản. Tương tự như bước 1, chỉ khác là lần này chúng ta đã nắm rõ mình đang tìm thông tin gì.
Bước 5: Khi đã xác định câu trả lời nằm ở đâu, bạn hãy đọc các câu đứng trước và sau nó để hiểu ngữ cảnh của câu trả lời. Sau đó làm tương tự với các câu hỏi tiếp theo.
Khi đã thành thạo các bước xử lý các câu hỏi cũng như nắm thêm một vài chiến thuật làm bài dưới đây, bạn sẽ thấy việc đạt Band điểm IELTS Reading cao không quá khó như mình từng nghĩ đâu.
Trong phần này, IELTS LangGo sẽ bật mí tới bạn 6 cách nâng Band điểm IELTS Reading giúp bạn làm chủ bài thi đọc trong kỳ thi IELTS và sớm vươn tới Band điểm mục tiêu của mình.
Đây cũng là những lời khuyên mà giáo viên IELTS của chúng mình hướng dẫn học viên trong các khóa luyện thi IELTS tại LangGo để giúp các bạn học hiệu quả nhất.
Đâu tiên, việc tìm ra chiến thuật làm bài phù hợp cho các dạng câu hỏi IELTS Reading khác nhau, ví dụ: Matching headings (Nối tiêu đề), Summary completion (hoàn thành tóm tắt), Multiple choice (Câu hỏi đa lựa chọn),... là cách nâng Band điểm IELTS Reading đạt hiệu quả cao.
Sau đây là 9 dạng bài có thể xuất hiện trong bài thi Reading IELTS như sau:
Dạng 1: Multiple choice (Câu hỏi trắc nghiệm)
Ở dạng này, thí sinh sẽ phải lựa chọn 1 đáp án đúng duy nhất trong 4 câu A, B, C, D hoặc chọn 2 đáp án chính xác nhất từ 5 câu A, B, C, D, E.
Dạng này sẽ giúp đánh giá khả năng Reading của thí sinh trên nhiều phương diện, bao gồm hiểu sâu một chi tiết nào đó và nắm được nội dung tổng thể của bài viết.
Chiến thuật làm bài:
Lưu ý: Đáp án đúng thường được diễn đạt bằng từ đồng nghĩa, trong khi các phương án sai có thể chứa thông tin có trong bài nhưng bị xoay nghĩa để đánh lừa thí sinh.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm dạng bài Multiple choice IELTS Reading A-Z
Dạng 2: Identifying information (True/False/Not Given)
Dạng Identifying Information đòi hỏi thí sinh xác định xem các thông tin đưa ra là True (Đúng), False (Sai) hay Not Given (Không đề cập) dựa trên nội dung bài đọc. Đây là dạng câu hỏi nhằm đánh giá khả năng nhận diện thông tin chính xác của thí sinh.
Chiến thuật làm bài:
>> Xem thêm: Cách làm dạng bài True/False/Not Given IELTS chuẩn nhất và 7 lỗi sai phổ biến
Lưu ý quan trọng: Nhiều thí sinh thường nhầm lẫn giữa False và Not Given. False là khi thông tin mâu thuẫn với bài đọc, còn Not Given là khi không tìm thấy thông tin đó trong bài.
Dạng Identifying Information trong IELTS Reading
Dạng 3: Identifying writer’s views/ claims (Yes/No/Not Given)
Dạng Identifying Writer's Views/Claims tương tự như Identifying Information, nhưng tập trung vào việc xác định quan điểm và ý kiến của tác giả thay vì các sự kiện khách quan.
Thí sinh phải xác định xem tác giả có đồng ý với quan điểm được nêu trong câu hỏi hay không, với ba lựa chọn: Yes (Có), No (Không) hoặc Not Given (Không đề cập).
Chiến thuật làm bài:
Dạng 4: Matching information
Với dạng bài Matching Information, thí sinh được yêu cầu tìm một thông tin cụ thể trong bài, một ví dụ, một phần tóm tắt hay giải thích,... Từ đó, đánh giá năng lực đọc hiểu trên phương diện dò đúng thông tin hay nhận diện đúng định nghĩa, tóm tắt,...
Chiến thuật làm bài:
>> Xem thêm: Chiến lược làm dạng Matching Information IELTS Reading ăn trọn điểm
Dạng 5: Matching headings
Dạng Matching Headings đòi hỏi thí sinh nối tiêu đề với đoạn văn phù hợp dựa trên ý chính của đoạn.
Bạn sẽ có một danh sách các tiêu đề được đánh số La Mã (i, ii, iii...) và phải chọn tiêu đề phù hợp nhất cho mỗi đoạn văn. Dạng bài này đánh giá khả năng xác định ý chính và phân biệt với ý phụ trong một đoạn văn.
Chiến thuật làm bài:
>> Xem thêm: Cách làm Matching Headings trong IELTS Reading và bài tập có đáp án
Dạng 6: Matching sentence endings
Thí sinh sẽ được đưa phần nửa đầu của một câu bất kỳ và lựa chọn đáp án phù hợp nhất để điền vào nửa còn lại khi làm dạng bài này. Thứ tự câu hỏi sẽ giống y hệt với thứ tự thông tin xuất hiện trong bài và số lựa chọn sẽ nhiều hơn số câu hỏi của section đó.
Chiến thuật làm bài:
Đọc kỹ phần đầu câu và xác định từ khóa
Tìm đoạn văn chứa thông tin liên quan
Xác định thông tin cần điền vào phần kết thúc
Đảm bảo câu hoàn chỉnh có ý nghĩa logic và ngữ pháp đúng
>> Xem thêm: Chiến thuật làm dạng Matching sentence endings IELTS Reading hiệu quả nhất
Dạng 7: Sentence completion
Khi làm dạng Sentence completion, thí sinh sẽ phải hoàn thiện câu văn với một số lượng từ được cho phép. Dạng bài sẽ đánh giá khả năng Reading của thí sinh dựa trên việc tìm vị trí của một thông tin cụ thể.
Chiến thuật làm bài:
>> Xem thêm: Hướng dẫn làm dạng Sentence completion IELTS Reading siêu nhanh gọn
Dạng 8: Summary/Table/Note/Flow-Chart Completion
Khác với dạng Sentence completion một chút, ở dạng này thí sinh cần điền từ phù hợp vào chỗ trống có trong một đoạn tóm tắt, một bảng hay một lưu đồ. Bạn cần đặc biệt chú ý tới số từ được cho phép điền và loại từ thích hợp với chỗ trống đó (danh từ, tính từ hay động từ,...)
Chiến thuật làm bài:
>> Xem thêm: Chiến thuật làm Flow chart completion IELTS Listening ăn điểm tuyệt đối
Dạng 9: Short-answer question
Dạng Short-Answer Questions yêu cầu thí sinh trả lời câu hỏi ngắn với số từ giới hạn lấy từ bài đọc.
Thông thường, bạn sẽ được yêu cầu viết không quá 2-3 từ cho mỗi câu trả lời. Dạng bài này đánh giá khả năng tìm và trích xuất thông tin chính xác từ bài đọc.
Chiến thuật làm bài:
Lưu ý: Bạn chỉ được sử dụng từ có trong bài đọc, không thêm từ của riêng mình.
>> Xem thêm: 5 bước chinh phục dạng bài Short answer questions IELTS Reading
Nếu mục tiêu của bạn là đạt Band điểm cao IELTS Reading, hãy làm nhiều đề với đa dạng các loại câu hỏi để tự rút kinh nghiệm cho bản thân cũng như nhận ra mình còn gặp nhiều lỗi ở dạng bài nào nhé!
Kỹ thuật đọc lướt (Skimming) là kỹ thuật đọc nhanh nhằm nắm bắt ý tưởng chính của bài đọc trong thời gian ngắn, thường là 2-3 phút cho một bài đọc IELTS.
Cách thực hiện hiệu quả:
Kỹ thuật đọc dò (Scanning) là kỹ thuật đọc tìm kiếm thông tin cụ thể trong bài đọc như tên riêng, địa điểm, ngày tháng hoặc số liệu.
Cách thực hiện hiệu quả:
Bạn nên dành tối đa khoảng 2-3 phút cho việc này. Đồng thời, hãy tìm các từ khóa và gạch chân chúng. Với dạng Matching Headings, bạn không cần đọc đoạn văn trước vì các câu hỏi đã xuất hiện trước đoạn văn rồi.
>> Xem thêm: Hướng dẫn áp dụng kỹ năng Skimming and Scanning trong IELTS Reading
Tốc độ đọc là yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong bài thi IELTS Reading, nơi thí sinh chỉ có 60 phút để hoàn thành 3 bài đọc với tổng cộng khoảng 2500-3000 từ. Do đó, cách nâng Band điểm IELTS Reading không thể không nhắc tới việc tăng tốc độ đọc hiểu.
Sau đây là một số nguyên nhên khiến bạn đọc chậm và cách khắc phục:
Nguyên nhân | Vấn đề | Giải pháp |
Đọc từng từ một | Não bộ xử lý thông tin chậm, gián đoạn quá trình hiểu | Luyện đọc theo cụm từ (2-4 từ một lần) |
Đọc thầm trong đầu | Giới hạn tốc độ đọc bằng tốc độ nói (150-200 từ/phút) | Tập trung vào việc nhận diện từ và ý nghĩa trực tiếp |
Thiếu tập trung | Phải đọc lại nhiều lần các đoạn văn | Sử dụng bút chì hoặc ngón tay làm công cụ dẫn đường |
Một trong những sai lầm phổ biến nhất của thí sinh khi làm bài thi IELTS Reading là cố gắng hiểu từng từ, từng câu trong bài đọc. Trong điều kiện thời gian có hạn, chiến lược này thường dẫn đến việc không hoàn thành bài thi.
Chỉ có duy nhất 2 loại câu hỏi yêu cầu thí sinh phải đọc toàn bộ bài, gồm dạng Matching Heading (nối tiêu đề với đoạn văn) và Choosing a title (lựa chọn tiêu đề phù hợp).
Với các loại câu hỏi còn lại, hãy tham khảo chiến lược đọc có chọn lọc sau đây:
Đọc có mục đích:
Xử lý từ mới hiệu quả:
Với mỗi từ vựng, bạn nên nắm được nghĩa của từ vựng đó và cách sử dụng trong từng ngữ cảnh khác nhau. Bên canh đó, bạn cũng nên học thêm cả từ họ từ vựng của từ ấy để hiểu rõ và nhận biết được các tiền tố và hậu tố.
Đồng thời hãy học các phrasal verbs nghĩa là học các giới từ thường đi với động từ chính bởi sử dụng giới từ không chính xác là lỗi LangGo thấy dễ mắc nhất ở các bạn thí sinh thi IELTS.
Cuối cùng, hãy học Collocations nghĩa là đặt ra câu hỏi: Những từ này thường đi kèm với những từ ngữ nào?
Trau dồi từ vựng là cách nâng Band điểm IELTS Reading hiệu quả
Trong thời gian chuẩn bị cho kỳ thi IELTS, các bạn nên luyện tập củng cố kỹ năng đọc của mình và làm quen với các đoạn văn phức tạp với các chủ đề khác nhau, đây là cách tăng điểm Reading IELTS cực bền vững mà hiệu quả.
Đọc và luyện tập với một số tờ báo nổi tiếng như BBC News, the News Statesman hay the Economist là một cách nâng Band điểm IELTS Reading được nhiều thầy cô và giám khảo IELTS khuyên dùng.
Đồng thời, luyện tập giúp các bạn có thể nhận ra các vấn đề mà mình gặp phải: Nếu trả lời sai vì không hiểu nội dung bài đọc thì hãy luôn trau dồi và cải thiện vốn từ vựng của mình; nếu không tìm thấy câu trả lời trước khi hết giờ, hãy chú ý cải thiện việc quản lý thời gian của mình.
Trên đây là một số cách nâng band điểm IELTS Reading mà bạn có thể áp dụng trong quá trình ôn luyện của mình nhé.
Như đã đề cập ở phần trước, một trong những cách nâng Band điểm IELTS Reading hiệu quả nhất là làm cho vốn từ vựng của bạn ngày càng giàu có và phong phú hơn. Và phải chăng, từ vựng chính là rào cản lớn nhất trong quá trình chinh phục Band điểm IELTS Reading mơ ước của các thí sinh?
Sau đây, LangGo sẽ mang tới các bạn một nguồn luyện đọc cực kỳ quen thuộc mà bổ ích nhưng chưa nhiều bạn biết cách khai thác để làm tài liệu học cho mình. Đó chính là phần Blog post của từ điển Cambridge (Link: https://dictionaryblog.cambridge.org/).
Hầu hết các bài viết trên trang web này được viết bởi các blog writers nên bạn sẽ thấy ngôn ngữ vô cùng gần gũi và đời thường, có thể được sử dụng trong IELTS Speaking thậm chí là cả IELTS Writing. Đây là một bí mật mà các thí sinh đạt Band điểm IELTS Reading cao không muốn tiết lộ tới bạn đâu.
Vậy làm sao để tận dụng nguồn tài liệu một cách hiệu quả nhất? Hãy để LangGo giúp bạn trả lời câu hỏi này thông qua bài đọc Getting lost in books: The language of Reading.
Xuất hiện ngay đầu tiêu đề, chúng ta có cụm từ Getting lost nghĩa là bị lạc lối, bị cuốn theo và thu hút bởi cái gì đó. Vậy có thể hiểu ý nghĩa của tiêu đề này là “Chìm đắm trong thế giới sách: Từ vựng về đọc”.
Blog post là nguồn tài liệu giúp nâng Band điểm IELTS Reading
Nếu đọc lướt qua toàn bộ văn bản, chúng ta sẽ thấy khá nhiều cụm từ hay, có thể được dùng trong cả IELTS Speaking lẫn IELTS Writing. Hãy note lại ngay các từ mới để gia tăng vốn từ vựng của mình - cách nâng Band điểm IELTS Reading lên một level mới nhé!
Đoạn 1:
I was lucky enough to be on holiday last week and spent a portion of it with my nose in a book. It made me think about all the nice reading-related language that we use, and I thought I’d share it with you in today’s blog post.
Thành ngữ with my nose in a book hoặc cụm have one’s nose in a book có nghĩa là reading (chăm đọc sách). Việc sử dụng những cụm từ này trong bài chắc chắn sẽ giúp bạn gây ấn tượng mạnh với giám khảo và dễ dàng đạt Band điểm Speaking cao. Ví dụ:
Đoạn 3-4:
Continuing with the theme of enthusiastic reading, if you devour a book, you read it quickly and with great interest: He devoured all three books in the series. If you read a book (from) cover to cover, you read all of it and if you read it at/in one sitting, you read it all during one time of sitting somewhere and reading: Millie read the whole book, from cover to cover in one sitting.
Từ devour /dɪˈvaʊər/ có nghĩa là ăn ngấu nghiến, ăn sạch sành sanh. Nên cụm devour a book được hiểu là đọc ngấu nghiến, đọc nhanh một quyển sách đầy hứng thú.
Cụm từ read a book from cover to cover nghĩa là đọc một quyển sách từ đầu đến cuối, từ trang này đến trang khác.
Cụm từ at/in one sitting nghĩa là trong một lần ngồi hay cũng có thể hiểu là trong một lần đọc như tác giả đã giải thích trong bài.
Cụm từ get lost in books là đắm chìm trong cuốn sách yêu thích của mình. Ví dụ: I spent a 4 day-off holiday getting lost in a book. (Tôi đã dành cả 4 ngày nghỉ lễ để ngấu nghiến một quyển sách)
Đoạn 5:
A favorite book that has been read many times may now be dog-eared, meaning that its pages turn down at the corners: I found a dog-eared old copy on my father’s bookshelf. Another adjective for a book that shows signs of damage after much use is well-thumbed: I came across a well-thumbed copy of the novel in the library. Two other adjectives for old, much-read books that are no longer in good condition are battered and tatty: I have a battered old copy here that belonged to my uncle. / I bought a tatty old copy of the book in a second-hand shop.
Tác giả giải thích về cụm từ dog-eared là nếp gấp ở gáy sách để đánh dấu trang sách mình đang đọc hoặc được hiểu là đọc rất nhiều.
Tiếp theo chúng ta còn có 3 từ khác nhau để miêu tả dấu hiệu của một cuốn sách bị sờn, mòn do đọc nhiều sau nhiều năm sử dụng như well-thumbed, battered hay tatty. Nếu muốn chinh phục Band điểm IELTS Reading tốt, đừng bỏ qua việc học các từ đồng nghĩa/trái nghĩa.
Ví dụ:
Đoạn 6+7:
But what of the opposite, when we read without enthusiasm? Perhaps we read a chapter or two of a book, but didn’t find it interesting or exciting. We can say, slightly informally, that the book didn’t grab us: I don’t know why I couldn’t get into the second novel. It just didn’t grab me in the way that the first one did. If we’re not interested in a book, we may find ourselves skipping (= not reading) parts of it.
Grab là một từ rất hay được sử dụng trong trường hợp này.
Ví dụ:
Khi chúng ta không hứng thú với một quyển sách và bỏ qua các trang, ta có thể dùng từ skipping.
Ví dụ: I always skip some introductory pages of any books I read. (Tôi luôn bỏ qua một số trang giới thiệu của bất cứ quyển sách nào tôi đọc)
Như vậy, chỉ một bài đọc ngắn mà chúng ta tích lũy được thêm biết bao từ mới ăn điểm trong IELTS Speaking và cải thiện Band điểm Reading IELTS của mình. Vậy còn chần chừ gì mà không tận dụng bài viết này như một bước đệm giúp bạn sớm chinh phục điểm IELTS mơ ước của mình?
Việc đạt được Band điểm Reading IELTS cao quả là không dễ dàng nếu không có sự chăm chỉ luyện tập và đầu tư đủ thời gian tìm hiểu sâu. Nhưng với 6 cách nâng Band điểm IELTS Reading mà LangGo giới thiệu trên đây hy vọng sẽ giúp ích được nhiều tới các bạn trên hành trình chinh phục mục tiêu của mình.
Luyện tập, luyện tập và luyện tập chính là cách tăng Band điểm IELTS Reading bền vững mà hiệu quả. Chúc các bạn thành công!
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN MIỄN PHÍ LỘ TRÌNH Săn ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ