Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, cam kết đầu ra - IELTS LangGo ×

Trọn bộ từ vựng Tiếng Anh về nghề nghiệp bạn cần ghi nhớ

Nội dung [Hiện]

Từ vựng Tiếng Anh về nghề nghiệp luôn được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Đó là lý do tại sao bạn cần ghi nhớ thật kỹ bộ từ vựng này để tránh rơi vào trường hợp bị bối rối khi không thể sử dụng chúng. Hãy cùng LangGo học thuộc trọn bộ từ vựng Tiếng Anh nghề nghiệp qua bài viết sau đây nhé!

1. Từ vựng Tiếng Anh về nghề nghiệp thường dùng

Trong cuộc sống thường nhật có rất nhiều từ vựng Tiếng Anh về nghề nghiệp mà chúng ta thường xuyên gặp phải. Đây đều là những từ vựng mô tả nghề nghiệp phổ biến nhất trong cuộc sống mà ai cũng sẽ biết. Hãy cùng điểm danh 100 từ vựng Tiếng Anh về nghề nghiệp phổ biến nhất nhé.

  • Accountant: kế toán

  • Actuary: chuyên viên thống kê

  • Advertising executive: trưởng phòng quảng cáo

  • Architect: kiến trúc sư

  • Artist: nghệ sĩ

  • Astronaut: phi hành gia

  • Astronomer: nhà thiên văn học

  • Auditor: Kiểm toán viên

  • Baggage handler: nhân viên phụ trách hành lý

  • Baker: thợ làm bánh

  • Bank clerk: nhân viên ngân hàng

  • Barber: thợ cắt tóc

  • Barrister: luật sư bào chữa

  • Beautician: nhân viên làm đẹp

  • Bodyguard: vệ sĩ

  • Bricklayer/ Builder: thợ xây

  • Businessman: doanh nhân

  • Butcher: người bán thịt

  • Butler: quản gia

  • Carpenter: thợ mộc

  • Cashier: thu ngân

  • Chef: đầu bếp trưởng

  • Composer: nhà soạn nhạc

  • Customs officer: nhân viên hải quan

  • Dancer: diễn viên múa

  • Dentist: nha sĩ

  • Detective: thám tử

  • Diplomat/ Diplomatist: nhà ngoại giao

  • Doctor: bác sĩ

  • Driver: lái xe

  • Economist: nhà kinh tế học

  • Editor: biên tập viên

  • Electrician: thợ điện

  • Engineer: kỹ sư

  • Estate agent: nhân viên bất động sản

  • Farmer: nông dân

  • Fashion designer: nhà thiết kế thời trang

  • Film director: đạo diễn phim

  • Financial adviser: cố vấn tài chính

  • Fireman: lính cứu hỏa

  • Fisherman: ngư dân

  • Fishmonger: người bán cá

  • Florist: người trồng hoa

  • Greengrocer: người bán rau quả

  • Hairdresser: thợ làm đầu

  • Homemaker: người giúp việc nhà

  • HR manager/ Human resources manager: trưởng phòng nhân sự

  • Illustrator: họa sĩ vẽ tranh minh họa

  • Investment analyst: nhà phân tích đầu tư

  • Janitor: người dọn dẹp, nhân viên vệ sinh

  • Journalist: nhà báo

  • Judge: quan tòa

  • Lawyer: luật sư nói chung

  • Lifeguard: nhân viên cứu hộ

  • Magician: ảo thuật gia

  • Management consultant: cố vấn ban giám đốc

  • Manager: quản lý/ trưởng phòng

  • Marketing director: giám đốc marketing

  • Midwife: nữ hộ sinh

  • Model: người mẫu

  • Musician: nhạc công

  • Nurse: y tá

  • Office worker: nhân viên văn phòng

  • Painter: họa sĩ

  • Personal assistant (PA): thư ký riêng

  • Pharmacist: dược sĩ

  • Photographer: thợ ảnh

  • Pilot: phi công

  • Plumber: thợ sửa ống nước

  • Poet: nhà thơ

  • Police: cảnh sát

  • Postman: người đưa thư

  • Programmer: lập trình viên máy tính

  • Project manager: quản lý dự án

  • Psychologist: nhà tâm lý học

  • Rapper: ca sĩ nhạc rap

  • Receptionist: lễ tân

  • Recruitment consultant: chuyên viên tư vấn tuyển dụng

  • Reporter: phóng viên

  • Sales assistant: trợ lý bán hàng

  • Salesman/ Saleswoman: nhân viên bán hàng

  • Sea captain/ Ship’s captain: thuyền trưởng

  • Secretary: thư ký

  • Security officer: nhân viên an ninh

  • Shopkeeper: chủ cửa hàng

  • Singer: ca sĩ

  • Software developer: nhân viên phát triển phần mềm

  • Soldier: quân nhân

  • Stockbroker: nhân viên môi giới chứng khoán

  • Tailor: thợ may

  • Tattooist: thợ xăm mình

  • Telephonist: nhân viên trực điện thoại

  • Tour guide/ Tourist guide: hướng dẫn viên du lịch

  • Translator/ Interpreter: phiên dịch viên

  • Vet/ Veterinary surgeon: bác sĩ thú y

  • Waiter: bồi bàn nam

  • Waitress: bồi bàn nữ

  • Welder: thợ hàn

  • Worker: công nhân

  • Writer: nhà văn

Có rất nhiều từ vựng Tiếng Anh về nghề nghiệp mà bạn dễ gặp trong giao tiếp.

2. Từ vựng Tiếng Anh về nghề nghiệp theo lĩnh vực

Ngoài ra, để bạn có thể dễ dàng ghi nhớ hơn, LangGo cũng sẽ phân loại từ vựng Tiếng anh về nghề nghiệp theo từng lĩnh vực cụ thể như sau nhé.

2.1 Ngân hàng

Với các từ vựng Tiếng Anh về nghề nghiệp ngân hàng, tốt hơn hết bạn cũng nên biết thêm tên các ngân hàng hiện có tại Việt Nam. Như vậy, khi giới thiệu bản thân bạn sẽ có thể giới thiệu đầy đủ, chi tiết hơn nếu làm trong lĩnh vực này.

STT

Tên ngân hàng

Tên tiếng Anh

1

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

Asia Commercial Bank

2

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank)

Vietnam Bank for Industry and Trade

3

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VietcomBank)

Bank for Foreign Trade of Vietnam

4

Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV)

Bank for Investment & Dof Vietnam

5

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

Vietnam Technological And Commercial Joint Stock Bank

6

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam (Agribank)

Vietnam Bank For Agriculture and Rural Development

7

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

Vietnam Prosperity Bank

8

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank

9

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)

Vietnam International Commercial Joint Stock Bank

10

Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ Việt Nam (ANZ Bank)

Australia and New Zealand Banking

11

Ngân hàng TMCP Đông Á

DongA Bank

12

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam)

HSBC Bank (Vietnam) Ltd

13

Ngân hàng TM TNHH 1 thành viên Đại Dương

OceanBank

14

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)

Military Commercial Joint Stock Bank

15

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank)

Tien Phong Commercial Joint Stock Bank

16

Ngân hàng Dầu khí toàn cầu

Global Petro Bank (GBBank)

17

Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

HoChiMinh City Development Joint Stock Commercial Bank (HDBank)

18

Ngân hàng TMCP Phương Đông

Orient Commercial Joint Stock Bank (OCB)

19

Ngân hàng Citibank Việt Nam

CITIBANK N.A.

20

Ngân hàng TMCP An Bình

An Binh Commercial Joint Stock Bank (ABBank)

21

Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

Mekong Housing Bank (MHB Bank)

22

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank (SeABank)

23

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank

24

Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam

Vietnam Construction Joint Stock Commercial Bank (VNCB)

25

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Saigon Commercial Bank (SCB)

26

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long

Kien Long Commercial Joint Stock Bank (Kienlongbank)

27

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

Saigon Bank For Industry And Trade (Saigon Bank)

28

Ngân hàng Bảo Việt

Baoviet Joint Stock Commercial Bank

29

Ngân hàng Shinhan

SHINHAN Bank

30

Ngân hàng Thương Mại cổ phần Nam Á

Nam A Commercial Joint Stock Bank

Biết rõ tên các ngân hàng sẽ giúp bạn giới thiệu nghề nghiệp được chi tiết hơn.

Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu về các chức vụ thường gặp trong ngành ngân hàng nhé!

  • Accounting Controller: Kiểm soát viên kế toán

  • Product Development Specialist: Chuyên viên phát triển sản phẩm

  • Market Development Specialist: Chuyên viên phát triển thị trường

  • Big Business Customer Specialist: Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp lớn

  • Personal Customer Specialist: Chuyên viên chăm sóc khách hàng

  • Financial Accounting Specialist: Chuyên viên kế toán tài chính

  • Marketing Staff Specialist: Chuyên viên quảng bá sản phẩm

  • Valuation Officer: Nhân viên định giá

  • Information Technology Specialist: Chuyên viên công nghệ thông tin (IT)

  • Marketing Officer: Chuyên viên tiếp thị

  • Cashier: Thủ quỹ

  • Board of Director: Hội đồng quản trị

  • Board chairman: Chủ tịch hội đồng quản trị

  • Director: Giám đốc

  • Assistant: Trợ lý

  • Chief of Executive Operator: Tổng giám đốc điều hành

  • Head: Trưởng phòng

  • Team leader: Trưởng nhóm

  • Staff: Nhân viên

Ngân hàng có rất nhiều vị trí quan trọng cần nhớ.

2.2 Giáo dục

Đối với giáo dục, nghề nghiệp duy nhất mà mọi người thường hay nghĩ tới chắc sẽ là giáo viên phải không nhỉ? Tuy nhiên, cũng có vài chức vụ khác ngoài giáo viên nữa đó!

  • PhD student: nghiên cứu sinh

  • Lecturer: giảng viên

  • Professor: giáo sư

  • Master: thạc sĩ

  • Candidate-doctor of science: Phó Tiến sĩ

  • Doctorate: học vị tiến sĩ

  • Service education: Tại chức

  • Ph.D. (doctor of philosophy): tiến sĩ

  • Education inspector: thanh tra giáo dục

  • President: hiệu trưởng (chủ tịch)

  • Rector: giám đốc trường đại học

  • Research work: nghiên cứu khoa học

  • Principal: hiệu trưởng (giám đốc)

  • Subject head: chủ nhiệm bộ môn (trưởng bộ môn)

  • Master student: học viên cao học

  • Candidate: thí sinh

  • Visiting lecturer: giảng viên thỉnh giảng

  • Class head teacher: giáo viên chủ nhiệm

  • Principal: Hiệu trưởng

  • Head teacher: hiệu trưởng

  • Headmaster: hiệu trưởng nam

  • School head: hiệu trưởng

  • Headmistress: hiệu trưởng nữ

  • Tutor: gia sư

  • Director of studies: trưởng phòng đào tạo

  • Classroom teacher: giáo viên đứng lớp

  • Teacher: giáo viên

Ngoài giáo viên, ngành giáo dục cũng có nhiều chức vụ khác nữa đó.

2.3 Y tế

Từ vựng Tiếng Anh về nghề nghiệp ngành Y tế cũng được sử dụng khá là phổ biến trong cuộc sống, giao tiếp hàng ngày. Không chỉ dùng để giới thiệu bản thân, các từ vựng Tiếng Anh về nghề nghiệp ngành Y tế cũng rất cần thiết để bạn có thể sử dụng khi muốn đi khám bệnh đó.

  • Carer: người làm nghề chăm sóc người ốm

  • Counsellor: ủy viên hội đồng

  • Dentist: nha sĩ

  • Dental hygienist: chuyên viên vệ sinh răng

  • Doctor: bác sĩ

  • Midwife: bà đỡ/nữ hộ sinh

  • Nanny: vú em

  • Nurse: y tá

  • Optician: bác sĩ mắt

  • Paramedic: trợ lý y tế

  • Pharmacist hoặc chemist: dược sĩ (ở hiệu thuốc)

  • Physiotherapist: nhà vật lý trị liệu

  • Psychiatrist: nhà tâm thần học

  • Social worker: người làm công tác xã hội

  • Surgeon: bác sĩ phẫu thuật

  • Vet hoặc Veterinary surgeon: bác sĩ thú y

Thuộc lòng các từ vựng Tiếng Anh về nghề nghiệp trong ngành Y còn giúp đỡ bạn rất nhiều khi đi khám bệnh đó.

2.4 Kinh doanh

Kinh doanh là một lĩnh vực rất rộng lớn, và các ngành nghề trong lĩnh vực này cũng vô cùng đa dạng.

  • Accountant: kế toán

  • Actuary: chuyên viên thống kê

  • Advertising executive: phụ trách/trưởng phòng quảng bá

  • Businessman: nam doanh nhân

  • Businesswoman: nữ doanh nhân

  • Economist: nhà kinh tế học

  • Financial adviser: cố vấn tài chính

  • Health and safety officer: nhân viên y tế và an toàn lao động

  • HR manager ( Human Resources Manager): trưởng phòng nhân sự

  • Insurance broker: nhân viên môi giới bảo hiểm

  • PA (Personal Assistant): thư ký riêng

  • Investment analyst: nhà nghiên cứu đầu tư

  • Project manager: trưởng phòng/ điều hành dự án

  • Marketing director: giám đốc marketing

  • Management consultant: cố vấn cho ban giám đốc

  • Manager: quản lý/ trưởng phòng

  • Office worker: nhân viên văn phòng

  • Receptionist: lễ tân

  • Recruitment consultant: chuyên viên tư vấn tuyển dụng

  • Sales rep (Sales Representative): đại diện bán hàng

  • Salesman / Saleswoman: nhân viên bán hàng (nam / nữ)

  • Secretary: thư ký

  • Stockbroker: nhân viên môi giới chứng khoán

  • Telephonist: nhân viên trực điện thoại

Bỏ túi một vài từ vựng Tiếng Anh ngành nghề kinh doanh để vốn từ vựng phong phú hơn nhé!

3. Cấu trúc giới thiệu nghề nghiệp bằng Tiếng Anh

Ngoài việc ghi nhớ các từ vựng Tiếng Anh về nghề nghiệp, bạn cũng cần biết thêm các cấu trúc câu chính xác khi muốn mô tả, diễn đạt điều gì đó về nghề nghiệp đang nhắc tới. Điều này sẽ giúp bạn có thể giao tiếp lưu loát, tự nhiên hơn.

3.1 Nói về vị trí, tính chất công việc hiện tại

  • I’m a / an + nghề nghiệp: Tôi là…

  • I work as + vị trí công tác: Tôi đang làm ở vị trí…

  • I work in + mảng, phòng, ban công tác/ hoặc lĩnh vực ngành nghề: Tôi làm việc ở màng…

  • I work for + tên công ty: tôi làm việc cho …

  • My current company is… : Công ty hiện tại của tôi là…

  • I have my business: Tôi điều hành công ty của riêng mình

  • I’m doing an internship in = I’m an intern in…: Hiện tại, tôi đang làm ở vị trí thực tập tại + tên công ty

  • I’m a trainee at… : Tôi đang trong giai đoạn học việc ở vị trí…

  • I’m doing a part-time/ full-time job at…: Tôi đang làm việc bán thời gian/ toàn thời gian tại…

  • I earn my living as a/an + nghề nghiệp: Tôi kiếm sống bằng nghề …

  • I’m looking for work/ looking for a job: Tôi đang tìm việc.

Các cấu trúc câu giới thiệu cũng cần ghi nhớ khi giao tiếp đó.

3.2 Nói về nhiệm vụ, trách nhiệm trong công việc

  • I’m (mainly) in charge of … : Tôi chịu trách nhiệm/ quản lý (chính) cho….

  • I’m responsible for …: Tôi chịu trách nhiệm/ quản lý….

  • I have to deal with/ have to handle … : Tôi cần đối mặt/ xử lý….

  • I run/ manage … : Tôi điều hành….

  • I have weekly meetings with …: Tôi có các cuộc họp hàng tuần với …

  • It involves… : Công việc của tôi bao gồm …

3.3 Một số mẫu câu khác

  • I was rather inexperienced. Tôi chưa có nhiều kinh nghiệm.

  • I have a lot of experience. Tôi là người có nhiều kinh nghiệm.

  • I am sufficiently qualified. Tôi hoàn toàn đủ tiêu chuẩn (cho công việc đó).

  • I’m quite competent. Tôi khá lành nghề/ giỏi (trong công việc đó).

  • I have a high income = I am well-paid. Tôi được trả lương khá cao.

  • I’m poorly paid /badly paid /don’t earn much. Lương của tôi không cao lắm.

  • My average income is… : Mức lương trung bình hàng tháng của tôi là ….

  • This job is demanding: Đây là một công việc đòi hỏi cao.

4. Cách học từ vựng Tiếng Anh về nghề nghiệp hiệu quả

Không chỉ riêng đối với từ vựng Tiếng Anh về nghề nghiệp, việc học từ vựng Tiếng Anh luôn có những thách thức nhất định trong việc tổng hợp và ghi nhớ từ vựng. Thường những cách học thuộc theo kiểu học vẹt sẽ rất khó để bạn có đủ kiên nhẫn ghi nhớ, cũng như hiệu quả ghi nhớ không hề tốt chút nào. Chính vì vậy, bạn có thể tham khảo những cách học thuộc từ vựng sau để tăng tối đa hiệu quả học tập.

  • Học qua flashcard

Học Tiếng Anh qua flashcard là một cách học từ vựng khá hay và thú vị, những bộ flashcard thường có giá khá rẻ và có thể tái sử dụng nhiều lần. Kích cỡ của flashcard khá nhỏ, dễ dàng bỏ túi để bạn tranh thủ học trong lúc rảnh. Nhược điểm duy nhất của cách học này là chỉ có thể giúp bạn ghi nhớ từ vựng, không giúp bạn ghép câu hoàn chỉnh.

  • Học qua bài hát, phim ảnh, tin tức

Học qua bài hát, phim ảnh, tin tức là một hình thức học khá kích thích sự hưng phấn, chú tâm và ghi nhớ sâu. Tuy nhiên, việc học qua bài hát, phim ảnh, tin tức sẽ dễ khiến bạn bị nhiễu thông tin từ vựng, khó tổng hợp theo từng chủ đề mong muốn. Bạn chỉ nên tham khảo cách học này khi đã ghi nhớ hoàn toàn các từ vựng. Bởi cách học qua bài hát, phim ảnh, tin tức sẽ giúp bạn học được cách sử dụng từ tự nhiên, cũng như có hình dung về cách phát âm, ngữ nghĩa của từ chuẩn xác hơn.

Học từ vựng qua các kênh giải trí sẽ giúp bạn dễ ghi nhớ hơn.

  • Học qua mindmap

Mindmap là phương pháp khoa học nhất mà bạn có thể áp dụng để học từ vựng. Cụ thể, khi dùng mindmap bạn sẽ vừa có thể tổng hợp từ vựng theo từng chủ đề riêng biệt, vừa có thể kết nối với những chủ đề tương tự hoặc các cách dùng và nghĩa mở rộng của từ đó theo hệ thống nhất định.

Trên đây là những kiến thức về từ vựng Tiếng Anh về nghề nghiệp đầy đủ nhất. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm được các nội dung quan trọng về chủ điểm ngữ pháp này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu các nội dung ngữ pháp Tiếng Anh quan trọng khác TẠI ĐÂY. Theo dõi fanpage Luyện thi IELTS LangGo để cập nhật các kiến thức Tiếng Anh bổ ích nhé!

Ngoài việc cung cấp kiến thức Tiếng Anh miễn phí trên mạng, LangGo cũng có các khóa học về Phương pháp học Tiếng Anh hiện đại Luyện thi IELTS trực tuyến giúp bạn nâng cao khả năng của mình nhanh nhất. Truy cập website LangGo để biết thêm chi tiết hoặc liên hệ qua hotline 089.919.9985!

Nhận ưu đãi lên tới 12.000.000Đ khi đăng ký học tại IELTS LangGo - Chỉ trong tháng 3/2024
Hơn 15.000 học viên đã thành công đạt/vượt band điểm IELTS mục tiêu tại LangGo. Hãy là người tiếp theo cán đích 7.5+ IELTS với ưu đãi KHỦNG trong tháng 3 này nhé!
  • CAM KẾT ĐẦU RA theo kết quả thi thật 
  • Học bổ trợ 1:1 với giảng viên đứng lớp
  • 4 buổi bổ trợ Speaking/tháng
  • Tăng band chỉ sau 1,5 - 2,5 tháng
  • Hỗ trợ đăng ký thi thật tại BC, IDP

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ
Nhận ƯU ĐÃI lên tới 10.000.000đ