Bên cạnh những lỗi sai cơ bản về từ vựng và ngữ pháp, có một lỗi mà ngay cả những bạn được 7.0 Writing cũng hay mắc phải đó là cách diễn đạt tuyệt đối hóa.
Vậy lỗi tuyệt đối hóa trong IELTS Writing là gì? Có cách nào khắc phục được vấn đề này không? Cùng đi tìm câu trả lời cho các thắc mắc này trong bài viết hôm nay nhé!
Tuyệt đối hóa tức là khi người viết khẳng định rằng một vấn đề nào đó là hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai.
Trong văn phong học thuật nói chung và Writing IELTS Task 2 nói riêng, người viết cần tránh lỗi này bằng cách thể hiện quan điểm cá nhân một cách khách quan hơn bởi quan điểm đó có thể chỉ đúng với bản thân người viết còn với người đọc bài viết thì không.
Lỗi tuyệt đối hóa là gì?
Để các bạn hình dung về lỗi tuyệt đối hóa trong IELTS Writing tốt hơn, IELTS LangGo sẽ phân tích một ví dụ cụ thể như sau:
If you work hard, you will become a millionaire someday. (Nếu bạn làm việc chăm chỉ, thì một ngày nào đó bạn sẽ trở thành triệu phú.)
Theo bạn câu văn này đang mắc lỗi gì? Nó không sai về mặt từ vựng và ngữ pháp đúng không nào? Nhưng nếu bạn viết câu này trong Writing Task 2, chắc chắn bạn sẽ bị mất điểm vì cách diễn đạt tuyệt đối hóa.
Quan điểm trên có thể đúng dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bạn. Tuy nhiên với những người khác, quan điểm này chưa chắc đã đúng bởi sẽ có một số người cho rằng muốn trở thành triệu phú cần có những yếu tố khác như may mắn, hoàn cảnh xuất thân, tài năng …
Vì vậy, nếu bạn đang muốn cải thiện band điểm IELTS Writing thì cần biết cách sử dụng ngôn ngữ ở mức độ phù hợp, tránh tuyệt đối hóa quan điểm quá mức. Lỗi diễn đạt tuyệt đối khi viết Task 2 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chí Task response và tổng điểm Writing của bạn.
Dưới đây là 4 cách đơn giản giúp bạn tránh lỗi tuyệt đối hóa trong IELTS Writing Task 2:
4 mẹo tránh lỗi tuyệt đối hóa trong IELTS Writing đơn giản mà hiệu quả
Ví dụ nếu đề bài yêu cầu bạn đưa ra những tác động tiêu cực của việc xem TV với trẻ em và bạn có trong đầu một ý tưởng bằng tiếng Việt như sau:
Bạn sẽ viết lại câu này bằng tiếng Anh như thế nào? Có phải bạn sẽ viết nó thành câu như sau không:
Nếu bạn thực sự viết như vậy trong bài viết Task 2 của mình thì bạn đã phạm phải sai lầm là tuyệt đối hóa quan điểm của bản thân. Kết quả là luận điểm bạn đưa ra sẽ không nhận được điểm cao ở tiêu chí Task response (tiêu chí chiếm tới 25% tổng điểm bài thi Writing Task 2).
Nguyên nhân là bởi động từ khiếm khuyết “will” bạn dùng trong câu trên mang sắc thái nghĩa là (một điều gì đó) chắc chắn/nhất định sẽ xảy ra trong tương lai. Thế nhưng, vấn đề với ví dụ trên là liệu có phải tất cả trẻ em dành nhiều thời gian xem TV sẽ mắc phải các vấn đề sức khỏe như béo phì, cận thị không?
Có thể điều này đúng với bản thân người viết nhưng những người khác có thể có quan điểm trái ngược.
Vậy làm thế nào để sửa lỗi diễn đạt tuyệt đối hóa trong câu trên? Thủ thuật đầu tiên bạn có thể sử dụng đó là thay các từ mang tính tuyệt đối bằng động từ khiếm khuyết như COULD, WOULD, SHOULD, MAY/MIGHT.
Ví dụ:
Trong ví dụ trên, người viết đã khéo léo tránh lỗi tuyệt đối hóa trong IELTS Writing bằng cách thay “will” ở thì quá khứ của nó là “would” nhằm làm giảm mức độ chắc chắn của quan điểm này. Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về cách dùng modal verbs trong IELTS Writing để vận dụng chính xác nhé!
Muốn thể hiện quan điểm bản thân một cách tinh tế và không mắc lỗi diễn đạt tuyệt đối hóa, người viết cần học cách sử dụng các trạng từ và cụm từ thích hợp trong bài viết Writing Task 2 của mình.
Dưới đây là nhóm các trạng từ và cụm từ nên được đưa vào Task 2:
Cách dùng trạng từ và các cụm từ diễn tả sự không chắc chắn trong Writing Task 2
Nhóm 1: Trạng từ chỉ tần suất
Trong nhóm này các trạng từ chỉ tần suất bao gồm: OFTEN (thường xuyên), USUALLY (thường thường), SOMETIMES (đôi khi).
Cùng IELTS LangGo xét ví dụ sau:
Câu mắc lỗi: The negative implications of genetic engineering are always discussed in terms of two key areas, which are food production and the cloning of humans. Genetically modified crops are already being grown, and people are concerned that they will damage whole ecosystems as foods become resistant to diseases and natural predators.
Câu viết lại đúng: The negative implications of genetic engineering are often discussed in terms of two key areas, which are food production and the cloning of humans. Genetically modified crops are already being grown, and people are concerned that they may damage whole ecosystems as foods become resistant to diseases and natural predators. (Nguồn: IELTS Simon)
Tạm dịch: Những tác động tiêu cực của kỹ thuật di truyền thường được thảo luận về hai lĩnh vực chính, đó là sản xuất lương thực và nhân bản con người. Các loại cây trồng biến đổi gen đã được trồng và mọi người lo ngại rằng chúng có thể làm hỏng toàn bộ hệ sinh thái vì thực phẩm trở nên kháng bệnh và các loài săn mồi tự nhiên.
Có thể thấy trong ví dụ trên người viết đã sử dụng trạng từ chỉ tần suất “often” và động từ khiếm khuyết “may” để làm tăng tính khách quan cho lập luận của bản thân. Trong khi đó ở câu mắc lỗi, người viết lại dùng các từ như “always, will” khiến cho lập luận bị khái quát hóa quá mức.
Nhóm 2: Trạng từ chỉ mức độ
Các trạng từ chỉ mức độ bao gồm: GENERALLY/BY GENERAL/BY AND LARGE (nhìn chung, nói chung), IN SOME CIRCUMSTANCES/CASES (trong một số trường hợp), TO SOME EXTENT (đến một mức độ nào đó)
Ví dụ:
Hầu hết các trường hợp, sự việc đều chỉ mang tính tương đối. Không ai có thể chắc chắn 100% rằng “xu hướng sống một mình sẽ gây nhiều tổn hại hơn”. Vì vậy trong những trường hợp như thế này, bạn nên ưu tiên sử dụng các trạng từ chung chung, không cụ thể hóa bất kỳ điều gì.
Nhóm 3: Cụm từ diễn tả sự không chắc chắn
Các cụm từ trong nhóm này bao gồm: SEEM/APPEAR/TEND TO (có vẻ/ dường như/có xu hướng), BE MORE/LESS LIKELY TO (có nhiều/ít khả năng), PERHAPS (có lẽ), ALMOST (gần như)
Ví dụ 1:
Trong ví dụ này, người viết sử dụng cấu trúc “tend to do something”, nhờ vậy quan điểm người viết đưa ra không bị tuyệt đối hóa. Đơn giản là bởi không phải ai cũng đọc sách để nghiên cứu sâu về một vấn đề.
Ví dụ 2:
(Nguồn ví dụ tham khảo từ IELTS Simon)
Ở câu ví dụ số 2 này, người viết sử dụng cụm “in some cases” để khiến lập luận của mình khách quan hơn bởi không phải trẻ em nào cũng bị thu hút bởi bất kỳ hoạt động nào phổ biến với các bạn bè đồng trang lứa.
Các từ hạn định (Determiners) là những từ được đặt trước danh từ xác định để chỉ một nhóm người/sự vật/hiện tượng đặc biệt.
Số lượng từ hạn định trong tiếng Anh là khá lớn nhưng để tránh lỗi tuyệt đối hóa trong IELTS Writing Task 2 bạn chỉ cần ghi nhớ 3 từ hạn định sau: MOST (hầu hết), MANY (nhiều), SOME (một vài).
Khi đọc các bài mẫu Writing Task 2, bạn sẽ nhận thấy rằng người viết thường sử dụng rất nhiều danh từ chỉ người số nhiều như “people, parents, teenagers, children, scientists, …”. Và đứng trước các danh từ này luôn có những từ hạn định để không câu văn của họ khách quan hơn.
Tips hay giúp khắc phục lỗi tuyệt đối hóa trong IELTS Writing
Ví dụ 1:
Trong ví dụ trên, người viết đã đặt từ hạn định “some” lên trước cụm danh từ “leisure activities” khiến câu văn không bị chủ quan bởi không phải hoạt động giải trí nào cũng trở thành một trong thời gian ngắn rồi biến mất.
Ví dụ 2:
(Nguồn ví dụ tham khảo từ IELTS Simon)
Ở ví dụ này, người viết tỏ ra thận trọng và khách quan khi không muốn “vơ đũa cả nắm” rằng tất cả mọi người đều dành thời gian rảnh rỗi tham gia các hoạt động phải là “mốt”. Vì vậy người viết đã sử dụng từ hạn định “many” trước danh từ “people”.
Sử dụng câu bị động có chủ ngữ giả cũng là một cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn không bị mất điểm lỗi tuyệt đối hóa trong IELTS Writing. Ngoài ra, việc dùng câu bị động cũng mang lại cho bạn điểm cộng cho tiêu chí Grammar (ngữ pháp) đấy.
Cấu trúc câu bị động với chủ ngữ giả: It is believed/thought/argued/… that …..
Ví dụ:
Câu chủ động: Watching too much TV would result in several health issues among children such as short-sightedness, obesity and sleep difficulty.
Câu bị động: It is believed that children's health would be adversely affected by watching TV too much. (Nhiều người tin rằng sức khỏe của trẻ em sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu xem TV quá nhiều.)
Bài 1: Điền động từ khiếm khuyết vào ô trống thích hợp
1. The increasing development of technology ………. bring some noticeable benefits.
2. A new mobile phone …………. allow the user to communicate more quickly or effectively.
3. The study of historical events ……. cause unnecessary difficulty and confusion for students.
4. A teacher, politician or actor……….. choose to wear formal clothing in order to portray an image of power, reliability and diligence.
5. There ……….. be punishments for people who fail to obey this law.
Bài 2: Tìm và sửa lỗi sai trong các câu sau
1. All people find this annoying and feel that the recording of their movements is a form of government control that curtails their individual freedom.
2. All around the world today, children aren’t given homework to do.
Đáp án:
Bài 1.
1. could
2. would
3. could
4. may
5. would
Bài 2.
1. All → Many
2. All around the world → In most countries
Lỗi tuyệt đối hóa trong IELTS Writing Task 2 là lỗi phổ biến khiến nhiều người học bị mất điểm đáng tiếc. Hy vọng, sau khi đọc xong bài viết này bạn đã có cái nhìn tổng quan về cách diễn đạt tuyệt đối hóa cũng như nắm chắc các thủ thuật hiệu quả giúp khắc phục lỗi này khi viết bài.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ