Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, cam kết đầu ra - IELTS LangGo ×

Gỡ rối đặc điểm tâm lý của học sinh cấp 2 khi học tiếng Anh

Nội dung [Hiện]

Cấu trúc não bộ của trẻ nhỏ và người lớn hoàn toàn khác nhau. Do đó, khi tiếp nhận cùng 1 loại thông tin nhưng trẻ sẽ có cách tiếp thu khác chúng ta. Điều này tạo ra 1 số khó khăn cho các bậc phụ huynh khi muốn hỗ trợ con trẻ trong quá trình học tập.

Tuy nhiên, vẫn có cách để phụ huynh có thể đồng hành cùng trẻ trong quá trình học tập. Hiệu quả nhất chính là ba mẹ cần nắm được trạng thái tâm lý để đưa ra trợ giúp cho con “đúng lúc đúng chỗ”, giúp con gỡ rối kịp thời.

Cùng tìm hiểu 5 đặc điểm tâm lý thường thấy của học sinh cấp 2 khi học ngoại ngữ qua bài phân tích của IELTS LangGo nhé!

Hiểu rõ tâm lý học ngoại ngữ của học sinh trung học cơ sở

Hiểu rõ tâm lý học ngoại ngữ của học sinh trung học cơ sở

1. Đặc điểm tâm lý của học sinh cấp 2

Khi các em bước vào giai đoạn cấp 2, tâm sinh lý sẽ có sự thay đổi đáng kể so với ở bậc Tiểu học. Đây được coi là giai đoạn nền móng hình thành kiến thức và cách tư duy đi theo các em đến mãi sau này. Các em sẽ bắt đầu biết đưa ra ý kiến và muốn bảo vệ suy nghĩ của mình.

Không khó để cha mẹ có thể nhận thấy việc con bảo vệ quan điểm ở độ tuổi này diễn ra thường xuyên và quyết liệt hơn. Do đó, việc hiểu rõ tâm lý con em mình là một điều vô cùng quan trọng để:

  • Hiểu được hành động của con.
  • Chuẩn bị hành trang tốt hơn cho con.
  • Hiểu các giai đoạn tâm lý tuổi dậy thì.
  • Định hướng học tập tương lai.
  • Chọn phương pháp học tập phù hợp.
  • Biết con mình cần bổ sung điều gì.

Vậy khi bước vào môi trường chuyển cấp, các em học sinh thường có tâm lý như thế nào?

Tâm lý các em học sinh khi bước vào môi trường mới

Tâm lý các em học sinh khi bước vào môi trường mới

1.1 Bỡ ngỡ trước môi trường mới khi chuyển cấp

Có duy nhất 1 điểm khác biệt giữa lớp 6 và lớp 7,8,9 là các em đang ở trong giai đoạn chuyển cấp giữa cấp 1 và cấp 2. Về khía cạnh tâm lý, còn đang làm quen với môi trường mới, chưa thể hiện bản thân nhiều.

Tâm lý chuyển cấp sẽ ảnh hưởng mạnh đến trẻ trong giai đoạn này. Một số em có tinh cách rụt rè sẽ mất thời gian để làm quen với môi trường mới, bạn bè mới.

Nếu có thể, cha mẹ nên thường xuyên hỏi thăm về trường mới, lớp mới, động viên con làm quen bạn bè và thầy cô để nhanh chóng hòa nhập hơn.

1.2 Chưa có sự chủ động trong học tập

Với tâm lý chưa sẵn sàng cho việc học của các em thì quá trình học tập cần liên tục khuyến khích, động viên, tạo tình huống tương tác trên lớp. Điều cần làm lúc này là xây dựng các hoạt động, trò chơi, phần thưởng cho các em mạnh dạn thể hiện mình nhiều hơn. Từ đó tạo được sự hứng thú và sự chủ động trong học tập.

Ngoài ra, giáo viên và phụ huynh cũng cần tăng tương tác ngoài giờ qua các kênh như: trong nhóm lớp, group chat để tạo ra sự gần gũi giữa các học viên. Việc trao đổi với phụ huynh thường xuyên về tình hình học tập của học sinh cũng là điều không thể thiếu.

1.3 Dễ chán nản trước lượng kiến thức mới

Về khía cạnh học tập, các em vẫn đang tập làm quen với lượng kiến thức mới, cũng như văn hóa học tập mới. So với những gì đã học ở Tiểu học, những kiến thức ở cấp 2 nhiều và yêu cầu học sâu hơn.

Ở cấp 2, kiến thức trên trường không quá trừu tượng, nội dung quen thuộc nhưng thường chỉ lặp lại kiến thức trên lớp, dễ gây chán nản trong quá trình học cho các em. Vì vậy, cần có một chương trình học, đặc biệt là ngoại ngữ, thú vị giúp tạo động lực cho các em tương tác và tập trung có thể gây hứng thú cho các em.

1.4 Dễ tự ti, tự ái

Đây là khoảng thời gian mà các bạn học sinh cấp 2 dễ cảm thấy tự ti nhất khi học ngoại ngữ. Sự tự ti này bắt nguồn từ vốn hiểu biết còn ít, những tác động bên ngoài như bạn bè vượt trội, sự thất vọng bản thân khi làm sai và những lỗi sai không tránh được.

Điều này dẫn tới việc học, đặc biệt là tiếng Anh trở nên khó khăn hơn. Tiếng Anh là 1 ngôn ngữ hoàn toàn khác với tiếng mẹ đẻ, không tránh khỏi 1 số em sẽ cảm thấy "ngợp" với lượng kiến thức về phát âm, ngữ pháp và từ vựng khổng lồ, dù chỉ ở level cơ bản.

Một vài trường hợp, các em sẽ không thích môn học này, thậm chí ghét hay sợ khi nhắc tới.

  • Vốn hiểu biết: các em dễ cảm thấy tự ti khi nhận thấy bản thân mình không giỏi bằng các bạn khác.
  • Những tác động bên ngoài: những áp lực của phụ huynh, giáo viên hay môi trường sẽ làm các em cảm thấy tệ hơn rất nhiều.
  • Những lỗi sai: khi làm bài sai, khi bị điểm thấp hay khi bị chỉ trích sẽ hình thành nên sự thất vọng bản thân. Khiến các em cảm thấy tự ti, thậm chí là tự ái.

Cha mẹ nên hạn chế nói về những lỗi sai mà tập trung vào tìm kiếm giải pháp, hướng dẫn con cải thiện điểm chưa tốt. Sau đó chỉ ra những cải thiện mà con đã đạt được. Việc động viên khích lệ thường xuyên sẽ giúp trẻ mạnh dạn hơn.

1.5 Thích công nghệ nhưng chưa thật sự thành thạo

Đây là một yếu tố khá nhỏ nhưng ảnh hương hứng thú học tập của các em rất nhiều. Không thể phủ nhận rằng nhiều trẻ tiếp xúc với điện thoại thông minh, máy tính bảng từ rất sớm. Việc tận dụng sự yêu thích của trẻ với công nghệ sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn là cấm cản và đặt ra những quy định về sử dụng điện thoại.

Phụ huynh nên hướng dẫn con mình dùng những phần mềm căn bản cho việc học. Ví dụ như cho trẻ làm quen với các phần mềm học tiếng Anh sẽ tạo cơ hội cho con vừa chơi vừa học. Điều này sẽ bổ trợ rất tốt cho quá trình học tiếng Anh của con rất nhiều.

2. 4 Giai đoạn học tập của học sinh cấp 2

Để việc học ngoại ngữ trở nên suôn sẻ, phụ huynh nên vạch ra một lộ trình học tập rõ ràng cho 4 năm cấp 2 của con. Bởi ở mỗi độ tuổi, mức độ tiếp thu là khác nhau hoàn toàn.

Lộ trình học ngoại ngữ phát triển toàn diện

Lộ trình học ngoại ngữ phát triển toàn diện

2.1 Lớp 6: Khởi động

Hầu hết chương trình tiếng Anh cho lứa tuổi này chủ yếu là những kiến thức cơ bản. Tuy là cơ bản nhưng sẽ làm nền móng củng cố kiến thức cho các em, giúp học sinh nắm vững được những gì đã học để bước tiếp những năm học tiếp theo.

Ở phần khởi động này, khi kết thúc chương trình giảng dạy tiếng Anh toàn diện, các em sẽ sử dụng được các kỹ năng nghe – nói – đọc- viết ở mức độ căn bản nhất.

Hơn nữa, các em còn được làm quen với kỹ năng tra từ điển, dò tìm thông tin tiếng Anh và làm bài thi hiệu quả.

Một lộ trình bài bản và môi trường học tập kết hợp giữa giảng viên trong nước và giảng viên nước ngoài. Sẽ tạo cho các em nhiều cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh hơn. Từ đó mà phát triển toàn diện các kỹ năng.

2.2 Lớp 7: Nâng cao kĩ năng

Bước sang giai đoạn lớp 7, các em sẽ dùng những kiến thức và kỹ năng cơ bản mình đã học được ở chặng khời động. Để bồi đắp thêm lượng kiến thức cần có.

Sau giai đoạn này, học sinh có thể làm chủ việc sử dụng tiếng Anh của mình. Có thể đọc hiểu hay viết đoạn văn ngắn. Bên cạnh đó, kĩ năng giao tiếp cũng được tiến bộ. Các em có thể nói những câu giao tiếp đơn giản trong đời sống mà không hề gặp khó khăn.

Đặc biệt trong giai đoạn này, do học sinh đã có khối kiến thức cơ bản để tham gia các bài thi nhỏ theo chuẩn quốc tế. Để làm quen với các kì thi chứng chỉ quốc tế khó hơn.

2.3 Lớp 8: Tăng tốc

Đây là giai đoạn bứt phá kĩ năng tiếng Anh của các em học sinh. Với 4 kĩ năng đã được phát triển toàn diện. Các em có thể tự tin trau dồi ngữ pháp, tích lũy từ vựng, giao tiếp và vốn nghe hiểu mà không gặp nhiều khó khăn như hai giai đoạn đầu.

Ở giai đoạn này, học sinh đã có được sự chủ động, tự giác trong việc học tiếng Anh. Giúp các em tiến bộ hơn rất nhiều.

2.4 Lớp 9: Hoàn thiện

Ở giai đoạn về đích này nếu học sinh ngay từ đầu đã học tiếng Anh theo lộ trình cụ thể theo 3 giai đoạn “Khởi động”, “Nâng cao kĩ năng”, “Tăng tốc”, các em đã có tự tin mang lên mình bộ giáp tiếng Anh thành thạo và sẵn sàng tham gia các kỳ thi chứng chỉ quốc tế phù hợp với mình.

Tổng kết

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc hiểu rõ tâm lý của học sinh cấp 2 khi học ngoại ngữ. Do độ tuổi còn nhỏ nên các em chưa có ý thức chủ động trong việc học, dễ chán, dễ tự ti và tự ái hơn.

Với ngoại ngữ, các em cần cảm thấy mình đang tiến bộ hàng ngày nên sự động viên, hỗ trợ từ ba mẹ là không thể thiếu được. Hãy tạo điều kiện để trẻ có thời gian để học hỏi nhiều hơn cũng như có cơ hội làm quen với kiến thức mới.

Ngoài ra, một lộ trình phù học tiếng Anh hợp là điều cần thiết để các em có thể đạt kết quả tốt mà không phải đi đường vòng như ngày trước.

Nếu phụ huynh có con đã vào giữa giai đoạn thì cũng đừng lo lắng. Có thể nhận tư vấn lộ trình qua trung tâm dạy tiếng Anh uy tín. Và lựa chọn cho con môi trường học ngoại ngữ chất lượng và phù hợp.

Trên đây là tất cả những điều cần biết về đặc điểm tâm lý của học sinh thcs khi học ngoại ngữ và một lộ trình dài hạn cho quá trình học của các em dễ dàng hơn.

IELTS LangGo hy vọng những chia sẻ này đã giúp ích cho bậc phụ huynh trong con đường định hướng học tập cho các em. Theo dõi LangGo để cập nhật thêm nhiều bài viết mới về học tiếng Anh cho học sinh cấp 2 nhé!

Nhận HỌC BỔNG lên tới 12.000.000Đ khi đăng ký học tại IELTS LangGo - Chỉ trong tháng 4/2024
Hơn 15.000 học viên đã thành công đạt/vượt band điểm IELTS mục tiêu tại LangGo. Hãy là người tiếp theo cán đích 7.5+ IELTS với ưu đãi KHỦNG trong tháng 4 này nhé!
  • CAM KẾT ĐẦU RA theo kết quả thi thật 
  • Học bổ trợ 1:1 với giảng viên đứng lớp
  • 4 buổi bổ trợ Speaking/tháng
  • Tăng band chỉ sau 1,5 - 2,5 tháng
  • Hỗ trợ đăng ký thi thật tại BC, IDP

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 10.000.000đ