Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, cam kết đầu ra - IELTS LangGo ×
Chữa đề Describe an occasion when you received incorrect information
Nội dung

Chữa đề Describe an occasion when you received incorrect information

Post Thumbnail

Describe an occasion when you received incorrect information không phải là một đề bài gần gũi thân thuộc nhưng lại khá thú vị vì ngày nay chúng ta đang phải tiếp xúc với một số lượng thông tin khổng lồ và cũng có rất nhiều các thông tin sai lệch. Đây cũng chính là lý do tại sao chủ đề này lại xuất hiện trong bài thi Speaking.

Các bạn hãy tham khảo bài mẫu được biên soạn bởi đội ngũ giảng viên 8.0+ IELTS tại LangGo để có thêm ý tưởng và nhiều từ vựng “ăn điểm” khi nói về chủ đề này nhé. 

Describe an occasion when you got incorrect information IELTS Speaking
Describe an occasion when you got incorrect information IELTS Speaking

1. Dàn ý Describe an occasion when you received incorrect information

Sau khi kết thúc Part 1 của phần thi Speaking, các bạn có thể nhận được một cue card từ giám khảo với đề bài sau:

Describe an occasion when you received incorrect information.

You should say:

  • When it happened
  • What the information was
  • How you learned the information was incorrect
  • And explain how you felt about the experience

Nếu các bạn chưa bao giờ nghĩ đến những tình huống này thì đây có thể là một đề bài tương đối hóc búa. Tuy nhiên, các bạn chỉ cần suy nghĩ đơn giản và lựa chọn một tình huống gần gũi với bạn thì việc phát triển ý sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Thông tin sai này có thể là khi bạn nhận được hướng dẫn sai trong một sự kiện ở trường, giá của một món ăn bị nhầm hay một thông tin mình tìm thấy trên mạng nhưng thật ra lại không đúng, v.v.

Describe an occasion when you got incorrect information cue card
Describe an occasion when you got incorrect information cue card

Các bạn có thể triển khai các ý như sau:

  • When it happened

Nói về chuyện này diễn ra lúc nào và ở đâu. Đây có thể là trong nhà hàng, tại trường học, trên mạng xã hội, v.v.

  • What the information was

Đương nhiên không thể không nói đến thông tin mình nhận được bị sai là gì. Có thể là một thông báo mà mình bị nghe nhầm, giá của một món hàng trên mạng là một nhưng khi đến cửa hàng là một, thông tin GPS bị sai khi mình đang tìm đường, v.v

  • How you learned the information was incorrect

Tiếp theo hãy nói đến mình tìm ra thông tin sai như thế nào. Có thể là mình đọc được thông báo đúng hay một bản tin nào đó nhắc đến vấn đề và mình nhận ra là thông tin mình có từ trước là sai. 

  • And explain how you felt about the experience

Đương nhiên sau trải nghiệm chúng ta sẽ phải nói về cảm xúc của mình là gì. Có thể mình sẽ thấy tức giận hoặc nghi ngờ nhưng cũng sẽ là bài học để mình chọn lọc thông tin kĩ hơn.

Outline tham khảo: Describe an occasion when you received incorrect information.

Các bạn có thể tham khảo dàn ý sau để note down idea trong 1’:

  • When it happened: last summer - went camping - mountainous terrain
  • What the information was: GPS coordinates - navigate - online forum
  • How you learned the information was incorrect: wild landscape - cross-checked - wrong info - relied to map
  • And explain how you felt about the experience: confused - scared - difficult lesson - double-check - wake-up call - verify accuracy

2. Bài mẫu Describe an occasion when you received incorrect information Part 2

Trong 2’ của bài nói, nhất là những bài kể về một hoạt động hay sự kiện, các bạn hoàn toàn có thể kể lại theo mạch câu chuyện và thời gian của mình chứ không cần đi quá sát vào các cue questions được đưa ra. Dù vậy thì vẫn nên nhắc đến cảm xúc và bài học mình nhận được từ trải nghiệm này nhé.

Describe an occasion when you received incorrect information Sample
Describe an occasion when you received incorrect information Sample

Tham khảo bài mẫu sau:

Well, let me tell you about an incident when I got incorrect GPS coordination, which led to a turn of events.

This happened last summer when I gathered a bunch of my friends and went for a camping and hiking weekend to a secluded mountainous terrain. From the beginning of the trip, we relied on GPS coordinates to navigate our way through the trails. On the second morning, after exploring around the campfire, we planned to look at some beautiful scenic viewpoints. I have gotten the updated GPS coordinates from an online hiking forum and decided to trust it. As we started following the readings, everything seemed correct. Little did we know we were going in totally the wrong direction.

The landscape around us was getting wilder, and there were no signs of the viewpoint or any conventional paths. Suddenly confusion creeped in and we double-cross-referenced the coordinates only to find out that we got the wrong GPS information. Our plans were immediately halted and to make matters worse, we were confused and scared about getting lost in an unfamiliar setting. Several hours later, our frustration had reached extreme levels and we had to ditch the use of the GPS and instead rely on the map and compass. Thankfully, we came across a local and were directed back to the trail we had set off from. It was a difficult lesson learned, but the whole encounter helped us realize the importance of double-checking information from multiple sources rather than trusting everything we see online.

In retrospect, while this experience was stressful at the moment, it was a wake-up call which taught me how to be ready for emergencies and not take information at face value without verifying its accuracy.

Vocabulary:

  • turn of events (noun): sự thay đổi tình hình
  • mountainous terrain (colloc.): địa hình núi đồi
  • rely on (phr. v): phụ thuộc vào
  • navigate through (phr. v): định hướng qua
  • scenic viewpoint (colloc.): điểm quan sát phong cảnh
  • creep in (phr. v): trườn vào
  • make matters worse (idiom): làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn
  • get lost (phr. v): lạc đường
  • unfamiliar setting (colloc.): môi trường không quen thuộc
  • ditch (v): bỏ đi
  • set off (phr. v): khởi hành
  • double-check (v): kiểm tra kép
  • wake-up call (n): cảnh báo
  • at face value (idiom): dựa vào mặt bề ngoài

Bản dịch:

Tôi sẽ kể cho bạn về một sự cố khi tôi nhận được tọa độ GPS không chính xác, dẫn đến một chuỗi sự kiện thay đổi.

Điều này xảy ra vào mùa hè năm ngoái khi tôi tụ tập một nhóm bạn và đi cắm trại và leo núi vào cuối tuần ở một vùng núi hẻo lánh. Từ đầu chuyến đi, chúng tôi phụ thuộc vào tọa độ GPS để điều hướng trên các con đường rừng. Vào buổi sáng thứ hai, sau khi khám phá xung quanh lửa trại, chúng tôi dự định đi thăm quan một số điểm ngắm cảnh đẹp. Tôi đã nhận được tọa độ GPS cập nhật từ một diễn đàn leo núi trực tuyến và quyết định tin tưởng vào nó. Khi chúng tôi bắt đầu đi theo các chỉ số, mọi thứ đều có vẻ đúng. Chúng tôi không hề biết rằng chúng tôi đang đi theo một hướng hoàn toàn sai.

Phong cảnh xung quanh chúng tôi ngày càng hoang sơ, và không có dấu hiệu nào của điểm nhìn hay bất kỳ con đường bình thường nào. Đột nhiên, sự hoang mang bắt đầu hiện lên và chúng tôi kiểm tra lại tọa độ chỉ để phát hiện ra rằng chúng tôi đã nhận được thông tin GPS sai. Kế hoạch của chúng tôi bị dừng lại và để làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn, chúng tôi bối rối và sợ hãi về việc bị lạc trong một nơi không quen thuộc. Một vài giờ sau đó, sự thất vọng của chúng tôi đã đạt mức cực độ và chúng tôi phải bỏ việc sử dụng GPS và thay vào đó phụ thuộc vào bản đồ và la bàn. May mắn thay, chúng tôi gặp được một người dân địa phương và được chỉ đường để trở lại con đường mà chúng tôi đã khởi hành. Đó là một bài học khó khăn nhưng chuyện này đã giúp chúng tôi nhận ra sự quan trọng của việc kiểm tra thông tin từ nhiều nguồn khác nhau thay vì tin tưởng vào mọi thứ chúng ta thấy trên mạng.

Nhìn lại, trong khi trải nghiệm này gây căng thẳng ở thời điểm đó, nó là một hồi chuông cảnh tỉnh và dạy cho tôi cách chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp và không tiếp nhận thông tin một cách mù quáng mà không xác minh tính chính xác của nó.

3. Part 3 Describe an occasion when you got incorrect information Follow-ups

Các câu hỏi Part 3 trong chủ đề này sẽ có thể liên quan đến tính xác thực của thông tin trên mạng hoặc qua các nguồn thông tin khác nhau. Nếu thấy đây là một chủ đề khó thì các bạn hãy tham khảo thêm ý tưởng và từ vựng liên quan dưới đây nhé.

Describe an occasion when you received incorrect information
Describe an occasion when you received incorrect information

Question 1: Why don't people trust information on the Internet?

Since information on the Internet is so unfiltered, people frequently view it with suspicion. As opposed to established media outlets, anyone can post content online without having to go through a rigorous fact-checking procedure. Because there is no regulation, some information may be inaccurate or dubious. For example, a number of conspiracy theories and false information spread online during the COVID-19 pandemic, which ultimately caused misunderstanding and mistrust of official health recommendations. Therefore, people should only take online information with a pinch of salt.

Vocabulary:

  • suspicion (n): sự nghi ngờ
  • media outlets (colloc.): cơ quan truyền thông
  • rigorous procedure (colloc.): quy trình nghiêm ngặt
  • fact-check (v): kiểm chứng sự thật
  • conspiracy theory (colloc.): thuyết âm mưu
  • take sth with a pinch of salt (idiom): tiếp nhận điều gì với sự hoài nghi

Vì thông tin trên Internet không được sàng lọc, nhiều người thường tiếp nhận nó với sự nghi ngờ. Ngược lại, với các phương tiện truyền thông lâu đời, bất kỳ ai cũng có thể đăng nội dung trực tuyến mà không cần phải trải qua một quy trình kiểm tra sự chính xác nghiêm ngặt. Bởi vì không có sự quản lý, một số thông tin có thể không chính xác hoặc đáng ngờ. Ví dụ, một số thuyết âm mưu và thông tin sai lầm đã lan truyền trực tuyến trong suốt đại dịch COVID-19, điều này cuối cùng đã gây hiểu lầm và sự không tin tưởng vào các khuyến nghị y tế chính thức. Do đó, mọi người chỉ nên chấp nhận thông tin trực tuyến với sự hoài nghi.

Question 2: How can we verify the accuracy of information that you come across online?

It is essential to confirm the reliability of information found online in order to prevent being deceived. Cross-referencing the data across several trustworthy websites or platforms is one efficient way to ensure accuracy. These can be the official websites of respectable international organizations or government agencies, which frequently offer reliable and up-to-date information. It's also critical to confirm the information's original source and evaluate the reliability of any writers or contributors. By using these techniques, people can prevent falling for misleading information and make well-informed decisions.

Vocabulary:

  • cross-reference (v): so sánh tham chiếu
  • international organization (colloc.): tổ chức quốc tế
  • original source (colloc.): nguồn gốc ban đầu
  • fall for (phr. v): tin vào

Việc xác nhận tính đáng tin cậy của thông tin tìm thấy trên mạng là rất quan trọng để tránh bị lừa dối. So sánh dữ liệu qua nhiều trang web hoặc nền tảng đáng tin cậy là một cách hiệu quả để đảm bảo tính chính xác. Điều này có thể là các trang web chính thức của các tổ chức quốc tế uy tín hoặc các cơ quan chính phủ, thường cung cấp thông tin đáng tin cậy và cập nhật. Quan trọng hơn hết là xác nhận nguồn gốc thông tin và đánh giá tính đáng tin cậy của các tác giả hoặc nhà đóng góp. Bằng cách sử dụng những kỹ thuật này, mọi người có thể ngăn chặn việc mắc phải thông tin sai lệch và ra quyết định có hiểu biết.

Question 3 What jobs provide information to others?

Many occupations include sharing information with others. The first would be journalists who inform the public of news and events occurring throughout the world. It is their responsibility to perform research and produce reports on a range of topics in order to keep the public informed. It would be a mistake not to mention teachers who provide students with the fundamentals in a variety of courses, which helps them understand complex concepts and develop their critical thinking skills. In their respective domains, both professions have a significant impact on public awareness and knowledge dissemination.

Vocabulary:

  • perform research (colloc.): tiến hành nghiên cứu
  • complex concept (colloc.): khái niệm phức tạp
  • critical thinking (colloc.): tư duy phản biện
  • knowledge dissemination (colloc): sự phổ biến kiến thức

Nhiều nghề nghiệp bao gồm việc chia sẻ thông tin với người khác. Đầu tiên là các nhà báo thông tin cho công chúng về tin tức và sự kiện diễn ra trên toàn thế giới. Đó là trách nhiệm của họ để tiến hành nghiên cứu và sản xuất báo cáo về một loạt các chủ đề để giữ cho công chúng được thông tin. Sẽ là một sai lầm nếu không nhắc đến các giáo viên cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản trong nhiều khóa học, giúp họ hiểu các khái niệm phức tạp và phát triển kỹ năng tư duy phản biện của mình. Trong các lĩnh vực riêng của họ, cả hai nghề nghiệp đều có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức của công chúng và việc phổ biến kiến thức.

Question 4: What is the difference between giving information by phone and email?

Giving information over the phone requires verbal communication, which permits instantaneous engagement and reply. Email correspondence, on the other hand, is written and allows for more thorough explanations as well as the ability to preserve the exchange for later use. Emails give you a record of the conversation and make it easy to track and evaluate the information that was communicated, but phone conversations give you feedback right away. As a result, deciding between phone and email communication frequently comes down to elements like the requirement for documentation and the urgency of the information.

Vocabulary:

  • verbal communication (colloc.): giao tiếp bằng lời nói
  • instantaneous (adj): ngay lập tức
  • thorough explanation (colloc.): giải thích tỉ mỉ
  • come down to (phr.): dẫn đến

 

Việc cung cấp thông tin qua điện thoại đòi hỏi giao tiếp bằng lời nói, cho phép sự tương tác và phản hồi ngay lập tức. Tuy nhiên, việc trao đổi qua email là bằng văn bản và cho phép giải thích kỹ lưỡng hơn cũng như khả năng lưu trữ trao đổi cho sử dụng sau này. Email cung cấp cho bạn một bản ghi của cuộc trò chuyện và làm cho việc theo dõi và đánh giá thông tin đã được truyền đạt dễ dàng hơn, nhưng cuộc trò chuyện qua điện thoại cung cấp phản hồi ngay lập tức. Do đó, việc quyết định giữa giao tiếp qua điện thoại và email thường dựa vào các yếu tố như yêu cầu về tài liệu và tính cấp thiết của thông tin.

Question 5: Which do you think is the better way to provide information, by phone or by email?

For me, email is a more effective means of disseminating information because it's convenient and allows messages to be saved for later. A written record of information can be very helpful for reference or ongoing communication in the fast-paced world of today. Even though phone calls allow for instant communication, the inability to record the conversation can occasionally result in miscommunication or the omission of important details. Emails also make it possible to provide information to several recipients at once, which promotes effective communication, particularly between departments inside a business.

Vocabulary:

  • ongoing (adj): đang diễn ra
  • miscommunication (n): sự hiểu nhầm
  • omission (n): sự bỏ sót

Đối với tôi, email là phương tiện phổ biến và hiệu quả hơn để phổ biến thông tin vì nó tiện lợi và cho phép tin nhắn được lưu trữ để sử dụng sau này. Một bản ghi văn bản của thông tin có thể rất hữu ích để tham khảo hoặc giao tiếp liên tục trong thế giới hiện nay với tốc độ nhanh chóng. Mặc dù cuộc gọi điện thoại cho phép giao tiếp ngay lập tức, khả năng ghi lại cuộc trò chuyện có thể gây hiểu nhầm hoặc đôi khi bỏ sót các chi tiết quan trọng. Email cũng cho phép cung cấp thông tin cho nhiều người nhận cùng một lúc, điều này thúc đẩy giao tiếp hiệu quả, đặc biệt là giữa các phòng ban trong một doanh nghiệp.

Question 6. How do people judge the accuracy of information?

Individuals use a variety of techniques to evaluate the authenticity of the information they come across. One typical strategy is to seek out other viewpoints or insights by consulting those in their immediate vicinity. People can also fact-check by looking up articles online or in libraries, or by conducting research. Information can be made more accurate and dependable by cross-referencing data from several trustworthy sources. All in all, people can make knowledgeable decisions by critically assessing the reliability of sources and taking into account various points of view.

Vocabulary:

  • consulting (n): tư vấn
  • immediate vicinity (colloc.): vùng lân cận (những người xung quanh)
  • look up (phr. v): tra cứu
  • trustworthy sources (colloc.): nguồn tin đáng tin cậy
  • take into account (phr. v): tính đến

Mọi người sử dụng một loạt các kỹ thuật để đánh giá tính xác thực của thông tin mà họ gặp phải. Một chiến lược điển hình là tìm kiếm các quan điểm hoặc thông tin bổ sung bằng cách tham khảo những người ở gần họ. Mọi người cũng có thể kiểm tra sự thật bằng cách tìm kiếm các bài báo trực tuyến hoặc trong các thư viện hoặc thông qua việc tiến hành nghiên cứu. Thông tin có thể trở nên chính xác và đáng tin cậy hơn bằng cách so sánh dữ liệu từ nhiều nguồn đáng tin cậy. Tóm lại, mọi người có thể ra quyết định có kiến thức bằng cách đánh giá một cách phê phán tính đáng tin cậy của các nguồn và xem xét các quan điểm khác nhau.

Question 7. What are some of the consequences of misinformation in society?

As inaccurate data frequently causes unwarranted worries and anxieties, it can have a profound impact on society. For instance, people may become fearful and feel uneasy if they read exaggerated news reports regarding crime statistics. Furthermore, false information directed against prominent figures or celebrities can harm their reputation and possibly have serious consequences like mental health problems or suicidal thoughts. That’s why I think people shouldn’t jump to conclusions or engage in online arguments if they are uncertain about an issue.

Vocabulary:

  • unwarranted (adj): không đúng đắn
  • exaggerated (adj): phóng đại
  • prominent figures (colloc.): nhân vật nổi bật
  • harm sb’s reputation (phr): làm tổn thương danh tiếng của ai
  • suicidal thoughts (colloc.): ý nghĩ tự sát
  • jump to conclusions (idiom): kết luận vội vàng

Vì dữ liệu không chính xác thường gây ra những lo lắng và bất an không cần thiết, nó có thể có tác động sâu sắc đến xã hội. Ví dụ, mọi người có thể trở nên sợ hãi và cảm thấy không thoải mái nếu họ đọc các bản tin tin tức phóng đại về thống kê tội phạm. Hơn nữa, thông tin sai lệch nhằm vào các nhân vật nổi tiếng hoặc người nổi tiếng có thể làm tổn thương danh tiếng của họ và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như vấn đề sức khỏe tâm thần hoặc suy nghĩ tự tử. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng mọi người không nên kết luận vội vàng hoặc tham gia vào các cuộc tranh luận trực tuyến nếu họ không chắc chắn về một vấn đề.

Question 8. Do you think that schools should teach critical thinking skills to help students better evaluate information?

Of course, I am fully convinced that schools should prioritize teaching students to think critically and question everything they hear or read. The thing is that in the information age, where the flow of data is infinite, everyone must be able to actually analyze and check the information, so as not to fall victim to fabricated news. If critical thinking is taught to students at school, they will be able to independently question any information and evaluate the validity of this information. Not only do these skills empower students academically but they also prepare them to deal with complexities in the future.

Vocabulary:

  • fall victim to (phr.): trở thành nạn nhân của
  • fabricated news (colloc.): tin tức giả mạo
  • validity (n): tính hợp lệ

Tất nhiên, tôi hoàn toàn tin rằng trường học nên ưu tiên việc giảng dạy cho học sinh biết suy luận một cách phê phán và đặt câu hỏi về mọi thứ họ nghe hoặc đọc. Điều quan trọng là trong thời đại thông tin, nơi luồng dữ liệu là vô tận, mọi người phải có khả năng phân tích và kiểm tra thông tin thực tế, để không trở thành nạn nhân của tin tức bị thổi phồng. Nếu tư duy phản biện được giảng dạy cho học sinh tại trường, học sinh sẽ có khả năng tự độc lập đặt câu hỏi về mọi thông tin và đánh giá tính hợp lệ của thông tin đó. Những kỹ năng này không chỉ tăng cường năng lực học thuật cho học sinh mà còn chuẩn bị để họ có thể xử lý những sự phức tạp trong tương lai.

Vừa rồi là Sample Speaking Part 2 và 3 cho topic Describe an occasion when you received incorrect information xuất hiện gần đây. Khi mới đọc đề, có thể bạn sẽ cảm thấy đây là một chủ đề khó nhưng nếu bạn liên hệ với cuộc sống thường ngày thì sẽ có nhiều câu chuyện để kể đó.

IELTS LangGo chúc các bạn sẽ cố gắng để đạt được band điểm IELTS như mình mong muốn nhé.

TEST IELTS MIỄN PHÍ VỚI GIÁO VIÊN 8.5 IELTS - Tư vấn lộ trình học HIỆU QUẢ dành riêng cho bạn!
Hơn 15.000 học viên đã thành công đạt/vượt band điểm IELTS mục tiêu tại LangGo. Hãy kiểm tra trình độ IELTS miễn phí để được tư vấn lộ trình cá nhân hoá bạn nhé!
  • CAM KẾT ĐẦU RA theo kết quả thi thật 
  • Học bổ trợ 1:1 với giảng viên đứng lớp
  • 4 buổi bổ trợ Speaking/tháng
  • Tăng band chỉ sau 1,5 - 2,5 tháng
  • Hỗ trợ đăng ký thi thật tại BC, IDP
Đánh giá

★ / 5

(0 đánh giá)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ