Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, cam kết đầu ra - IELTS LangGo ×

Giải Cam 18: Test 3 - Reading passage 3: The case for mixed-ability classes

Nội dung [Hiện]

Dưới đây là phần giải đề chi tiết của bài IELTS Reading The case for mixed-ability class trong cuốn IELTS Cambridge 18 Test 3 - Reading passage 3. Các bạn hãy làm và kiểm tra lại, cũng như học thêm các từ vựng và cấu trúc hay để áp dụng cho những phần thi khác nữa nhé.

1. Dịch bài IELTS Reading: The case for mixed-ability classes 

The case for mixed-ability classes

Paragraph 1

Picture this scene. It’s an English literature lesson in a UK school, and the teacher has just read an extract from Shakespeare’s Romeo and Juliet with a class of 15-year-olds. He’s given some of the students copies of No Fear Shakespeare, a kid-friendly translation of the original. For three students, even these literacy demands are beyond them. Another girl simply can’t focus and he gives her pens and paper to draw with. The teacher can ask the No Fear group to identify the key characters and maybe provide a tentative plot summary. He can ask most of the class about character development, and five of them might be able to support their statements with textual evidence. Now two curious students are wondering whether Shakespeare advocates living a life of moderation or one of passionate engagement. 

Hãy hình dung cảnh tượng này. Đây là một buổi học về văn học Anh tại một trường học ở Vương quốc Anh và giáo viên vừa đọc một đoạn trích từ Romeo và Juliet của Shakespeare với một lớp gồm các học sinh 15 tuổi. Thầy giáo đã đưa cho một số học sinh bản sao của tác phẩm No Fear của Shakespeare, một bản dịch khá phù hợp với trẻ em của bản gốc. Đối với ba học sinh, ngay cả những yêu cầu đọc viết này cũng vượt quá khả năng của họ. Một bạn nữ khác chỉ đơn giản là không thể tập trung và thầy đưa cho cô bé bút và giấy để vẽ. Giáo viên có thể hỏi nhóm No Fear xác định các nhân vật chính và có thể cung cấp một bản tóm tắt cốt truyện dự kiến. Thầy có thể hỏi hầu hết cả lớp về sự phát triển tính cách, và năm người trong số họ có thể đưa ra dẫn chứng từ văn bản cho lời phát biểu của mình. Bây giờ hai học sinh tò mò đang tự hỏi liệu Shakespeare ủng hộ việc sống một cuộc sống điều độ hay một cuộc sống đầy đam mê.

Paragraph 2

As a teacher myself, I’d think my lesson would be going rather well if the discussion went as described above. But wouldn’t this kind of class work better if there weren’t such a huge gap between the top and the bottom? If we put all the kids who needed literacy support into one class, and all the students who want to discuss the virtue of moderation into another? 

Bản thân là một giáo viên, tôi nghĩ rằng buổi dạy của tôi sẽ diễn ra khá tốt nếu cuộc thảo luận xảy ra như mô tả ở trên. Thế nhưng loại lớp học này chẳng phải sẽ hoạt động tốt hơn nếu không có khoảng cách lớn như thế giữa nhóm trên và nhóm dưới sao? Nếu chúng ta xếp tất cả những đứa trẻ cần hỗ trợ đọc viết vào một lớp và tất cả những học sinh muốn thảo luận về đức tính điều độ vào một lớp khác?

Paragraph 3

The practice of ‘streaming’, or ‘tracking’, involves separating students into classes depending on their diagnosed levels of attainment. At a macro level, it requires the establishment of academically selective schools for the brightest students, and comprehensive schools for the rest. Within schools, it means selecting students into a ‘stream’ of general ability, or ‘sets’ of subject-specific ability. The practice is intuitively appealing to almost every stakeholder.

Việc thực hành 'phân luồng' hoặc 'hiệu chỉnh' liên quan đến việc tách học sinh thành các lớp tùy thuộc vào mức độ tiếp nhận đã được kiểm tra của họ. Ở mức vĩ mô, việc này đòi hỏi việc thành lập các trường chọn lọc về mặt học thuật cho những học sinh thông minh nhất và các trường học toàn diện cho những học sinh còn lại. Trong những trường này, điều này có nghĩa là việc chọn học sinh vào một 'luồng' có năng lực chung chung, hoặc 'nhóm' có năng lực theo môn học cụ thể. Phương pháp này hấp dẫn một cách tự nhiên đối với hầu hết mọi bên liên quan.

Paragraph 4

I have heard the mixed-ability model attacked by way of analogy: a group hike. The fittest in the group take the lead and set a brisk pace, only to have to stop and wait every 20 minutes. This is frustrating, and their enthusiasm wanes. Meanwhile, the slowest ones are not only embarrassed but physically struggling to keep up. What’s worse, they never get a long enough break. They honestly just want to quit. Hiking, they feel, is not for them. 

Tôi đã nghe về mô hình hỗn hợp trình độ bị chỉ trích bằng cách dùng phép ẩn dụ: một nhóm leo núi. Những người khỏe nhất trong nhóm sẽ dẫn đầu và đặt tốc độ nhanh, chỉ để phải dừng lại mỗi 20 phút và chờ. Điều này rất bực bội, và sự nhiệt tình của họ sẽ giảm đi. Trong khi đó, những người chậm nhất không những ngượng ngùng mà còn vật lộn về mặt thể chất để theo kịp. Tệ hơn nữa là họ không bao giờ được nghỉ đủ lâu. Họ thật sự chỉ muốn từ bỏ. Việc leo núi, theo họ cảm thấy, không phải là dành cho họ.

Paragraph 5

Mixed-ability classes bore students, frustrate parents and burn out teachers. The brightest ones will never summit Mount Qomolangma, and the stragglers won’t enjoy the lovely stroll in the park they are perhaps more suited to. Individuals suffer at the demands of the collective, mediocrity prevails. So: is learning like hiking? 

Lớp học với sự đa dạng về khả năng làm cho học sinh chán chường, nản lòng phụ huynh và làm giáo viên mất hứng thú. Những học sinh sáng dạ nhất sẽ không bao leo lên được đỉnh Qomolangma, và những người chậm trễ sẽ không thưởng thức được cuộc tản bộ nhẹ nhàng trong công viên mà họ có lẽ phù hợp hơn. Những cá nhân phải chịu đựng áp lực của tập thể và sự tầm thường chiếm thế thượng phong. Vậy: liệu việc học có giống như việc leo núi không?

Paragraph 6

The current pedagogical paradigm is arguably that of constructivism, which emerged out of the work of psychologist Lev Vygotsky. In the 1930s, Vygotsky emphasised the importance of targeting a student’s specific ‘zone of proximal development’ (ZPD). This is the gap between what they can achieve only with support – teachers, textbooks, worked examples, parents and so on – and what they can achieve independently. The purpose of teaching is to provide and then gradually remove this ‘scaffolding’ until they are autonomous. If we accept this model, it follows that streaming students with similar ZPDs would be an efficient and effective solution. And that forcing everyone on the same hike – regardless of aptitude – would be madness. 

Mô hình giáo dục hiện tại có thể coi là thuộc về chủ nghĩa kiến tạo, xuất phát từ nghiên cứu của nhà tâm lý học Lev Vygotsky. Trong những năm 1930, Vygotsky nhấn mạnh sự quan trọng của việc nhắm đến 'vùng phát triển gần' (ZPD) cụ thể của một học sinh. Đó là khoảng cách giữa những gì họ chỉ có thể đạt được với sự hỗ trợ - giáo viên, sách giáo khoa, ví dụ thực hành, cha mẹ, v.v - và những gì họ có thể đạt được một cách độc lập. Mục đích của việc giảng dạy là cung cấp và sau đó từ từ loại bỏ 'cái giàn' này cho đến khi những học sinh này tự chủ. Nếu chúng ta chấp nhận mô hình này, điều này có nghĩa là phân loại học sinh có ZPD tương tự sẽ là một giải pháp hiệu quả và và năng suất. Và việc ép buộc mọi người leo cùng một chặng đường - bất kể trình độ - sẽ là điều điên rồ.

Paragraph 7

Despite all this, there is limited empirical evidence to suggest that streaming results in better outcomes for students. Professor John Hattie, director of the Melbourne Education Research Institute, notes that ‘tracking has minimal effects on learning outcomes’. What is more, streaming appears to significantly – and negatively – affect those students assigned to the lowest sets. These students tend to have much higher representation of low socioeconomic class. Less significant is the small benefit for those lucky clever students in the higher sets. The overall result is that the smart stay smart and the dumb get dumber, further entrenching the social divide. 

Bất chấp những điều này, có ít những bằng chứng thực nghiệm gợi ý rằng việc phân luồng dẫn tới kết quả tốt hơn cho học sinh. Giáo sư John Hattie, giám đốc của Viện Nghiên cứu Giáo dục Melbourne, lưu ý rằng 'theo dõi có hiệu quả tối thiểu đối với kết quả học tập'. Hơn nữa, phân luồng dường như có tác động đáng kể - và tiêu cực - đối với những học sinh được phân vào nhóm thấp nhất. Những học sinh này thường có tỷ lệ đại diện cao hơn của tầng lớp kinh tế xã hội thấp. Ít quan trọng hơn là lợi ích nhỏ cho những học sinh thông minh may mắn trong các nhóm cao hơn. Kết quả tổng thể là người thông minh vẫn thông minh và người ngốc càng ngốc hơn, càng làm sâu sắc thêm sự chia rẽ xã hội.

Paragraph 8

In the latest update of Hattie’s influential meta-analysis of factors influencing student achievement, one of the most significant factors is the teachers’ estimate of achievement. Streaming students by diagnosed achievement automatically limits what the teacher feels the student is capable of. Meanwhile, in a mixed environment, teachers’ estimates need to be more diverse and flexible. 

Trong cập nhật mới nhất của phân tích siêu hợp của Hattie về các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích của học sinh, một trong những yếu tố quan trọng nhất là ước tính của giáo viên về thành tựu. Phân loại học sinh theo thành tựu chẩn đoán tự động hạn chế những gì mà giáo viên cảm thấy học sinh có thể làm được. Trong khi đó, trong một môi trường kết hợp, ước tính của giáo viên cần phải đa dạng và linh hoạt hơn.

Paragraph 9

While streaming might seem to help teachers effectively target a student’s ZPD, it can underestimate the importance of peer-to-peer learning. A crucial aspect of constructivist theory is the role of the MKO – ‘more knowledgeable other’ – in knowledge construction. While teachers are traditionally the MKOs in classrooms, the value of knowledgeable student peers must not go unrecognised either.

Trong khi phân loại có vẻ như giúp giáo viên nhắm đến ZPD của học sinh một cách hiệu quả, nó có thể đánh giá thấp tầm quan trọng của học hỏi lẫn nhau. Một khía cạnh quan trọng của lý thuyết kiến tạo là và vai trò của MKO - 'người có kiến thức nhiều hơn' - trong việc xây dựng kiến thức. Trong khi giáo viên, theo truyền thống, là các MKO trong lớp học, giá trị của những bạn học thông thái cũng không thể không được công nhận.

Paragraph 10

I find it amazing to watch students get over an idea to their peers in ways that I would never think of. They operate with different language tools and different social tools from teachers and, having just learnt it themselves, they possess similar cognitive structures to their struggling classmates. There is also something exciting about passing on skills and knowledge that you yourself have just mastered – a certain pride and zeal, a certain freshness to the interaction between ‘teacher’ and ‘learner’ that is often lost by the expert for whom the steps are obvious and the joy of discovery forgotten. 

Tôi thấy khá kỳ diệu khi xem học sinh truyền đạt ý tưởng cho bạn bè của họ bằng những cách mà tôi không bao giờ nghĩ tới. Họ hoạt động với các công cụ ngôn ngữ khác nhau và các công cụ xã hội khác với giáo viên và, với việc mới học được thứ gì đó, họ sở hữu các cấu trúc nhận thức tương tự như các bạn cùng lớp đang gặp khó khăn. Cũng có điều gì đó hứng thú khi truyền đạt các kỹ năng và kiến thức mà bạn mới học được - một niềm tự hào và lòng nhiệt huyết cụ thể, một sự tươi mới so với sự tương tác giữa 'giáo viên' và 'học viên' thường bị mất đi bởi chuyên gia, với những người mà bước đi đã quá rõ ràng và niềm vui của việc khám phá bị quên lãng.

Paragraph 11

Having a variety of different abilities in a collaborative learning environment provides valuable resources for helping students meet their learning needs, not to mention improving their communication and social skills. And today, more than ever, we need the many to flourish – not suffer at the expense of a few bright stars. Once a year, I go on a hike with my class, a mixed bunch of students. It is challenging. The fittest students realise they need to encourage the reluctant. There are lookouts who report back, and extra items to carry for others. We make it – together.

Có những khả năng khác nhau trong một môi trường học tập cộng tác cung cấp nguồn lực quý giá để giúp học sinh đáp ứng nhu cầu học tập của họ, chưa kể việc cải thiện kỹ năng giao tiếp và xã hội của họ. Và ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần sự phát triển của nhiều người - để họ không chịu thiệt cho những ngôi sao sáng hơn. Mỗi năm 1 lần, tôi đi leo núi với lớp của mình, một nhóm học sinh đa dạng. Đó là một thách thức. Những học sinh khỏe nhất nhận ra rằng họ cần khuyến khích những người nản lòng. Có những người quan sát báo cáo lại, và vật dụng phụ để mang cho người khác. Chúng tôi thành công - cùng nhau.

2. Chữa chi tiết đề Cam 18: Test 3 - Reading passage 3: The case for mixed-ability classes

27. B

34. E

28. A

35. B

29. C

36. NO

30. C

37. NOT GIVEN

31. H

38. YES

32. D

39. NO

33. F

40. NOT GIVEN

2. Chữa chi tiết đề Cam 18: Test 3 - Reading passage 3: The case for mixed-ability classes
2. Chữa chi tiết đề Cam 18: Test 3 - Reading passage 3: The case for mixed-ability classes

Question 27

Vị trí: Đoạn 1

Keywords câu hỏi: The writer describes the Romeo and Juliet lesson in order to demonstrate

A   how few students are interested in literature.

B   how a teacher handles a range of learning needs

C   how unsuitable Shakespeare is for most teenagers.

D   how weaker students can disrupt their classmates’ learning.

Keywords trong bài đọc: Another girl simply can’t focus and he gives her pens and paper to draw with. The teacher can ask the No Fear group to identify the key characters and maybe provide a tentative plot summary. He can ask most of the class about character development, and five of them might be able to support their statements with textual evidence.

Giải thích: Một bạn nữ khác chỉ đơn giản là không thể tập trung và thầy đưa cho cô bé bút và giấy để vẽ. Giáo viên có thể hỏi nhóm No Fear xác định các nhân vật chính và có thể cung cấp một bản tóm tắt cốt truyện dự kiến. Thầy có thể hỏi hầu hết cả lớp về sự phát triển tính cách, và năm người trong số họ có thể đưa ra dẫn chứng từ văn bản cho lời phát biểu của mình.

Đáp án A: Đoạn 1 nhắc đến tiết học văn nhưng không nói tới việc ít học sinh hứng thú với môn này -> loại

Đáp án B: Đoạn 1 nói tới những cách tiếp cận khác nhau của thầy giáo với từng nhóm học sinh -> chọn

Đáp án C: Đoạn 1 không nhắc tới việc tác phẩm của Shakespeare không phù hợp với trẻ vị thành niên -> loại 

Đáp án D: Đoạn 1 không nói tới việc học sinh yếu hơn ảnh hưởng đến bạn học -> loại

-> Đáp án: B

Question 28

Vị trí: Đoạn 3

Keywords câu hỏi: What does the writer say about streaming in the third paragraph?

A   It has a very broad appeal.

B   It favours cleverer students.

C   It is relatively simple to implement.

D   It works better in some schools than others.

Keywords trong bài đọc: The practice is intuitively appealing to almost every stakeholder

Giải thích: Phương pháp này hấp dẫn một cách tự nhiên đối với hầu hết mọi bên liên quan.

- Đáp án A: Đoạn 3 sau khi giải thích việc phân luồng là gì thì kết luận là phương pháp được nhiều bên thích thú -> chọn 

- Đáp án B: Đoạn 3 không nói rằng việc phân luồng ưu tiên học sinh thông minh mà có cả những trường cho những người còn lại -> loại

- Đáp án C: Đoạn 3 nói về việc phân luồng cần thành lập các trường chọn lọc, không nói là nó đơn giản -> loại 

- Đáp án D: Đoạn 3 không nói nó hiệu quả hơn với trường này so với trường khác -> loại

-> Đáp án: A

Question 29

Vị trí: Đoạn 3

Keywords câu hỏi: What idea is suggested by the reference to Mount Qomolangma in the fifth paragraph?

A   students following unsuitable paths

B   students attempting interesting tasks

C   students not achieving their full potential

D   students not being aware of their limitations

Keywords trong bài đọc: The brightest ones will never summit Mount Qomolangma, and the stragglers won’t enjoy the lovely stroll in the park they are perhaps more suited to. 

Giải thích: Những học sinh sáng dạ nhất sẽ không bao leo lên được đỉnh Qomolangma, và những người chậm trễ sẽ không thưởng thức được cuộc tản bộ nhẹ nhàng trong công viên mà họ có lẽ phù hợp hơn. 

- Đáp án A: Ví dụ không nói tới việc đi những con đường khác nhau mà nói tới việc làm gì đó không phù hợp khả năng -> loại

- Đáp án B: Ví dụ về núi Qomolangma không nói tới việc học sinh làm những việc thú vị -> loại

- Đáp án C: Ví dụ ám chỉ rằng những học sinh thông minh không đạt được khả năng cao nhất của mình để lên đỉnh núi -> chọn 

- Đáp án D: Ví dụ không nói tới việc học sinh không biết đến hạn chế của mình -> loại

-> Đáp án: C

Question 30

Vị trí: Đoạn 6

Keywords câu hỏi: What does the word ‘scaffolding’ in the sixth paragraph refer to?

A   the factors which prevent a student from learning effectively

B   the environment where most of a student’s learning takes place

C   the assistance given to a student in their initial stages of learning

D   the setting of appropriate learning targets for a student’s aptitude

Keywords trong bài đọc: This is the gap between what they can achieve only with support – teachers, textbooks, worked examples, parents and so on – and what they can achieve independently. The purpose of teaching is to provide and then gradually remove this ‘scaffoldinguntil they are autonomous. 

Giải thích: Đó là khoảng cách giữa những gì họ chỉ có thể đạt được với sự hỗ trợ - giáo viên, sách giáo khoa, ví dụ thực hành, cha mẹ, v.v - và những gì họ có thể đạt được một cách độc lập. Mục đích của việc giảng dạy là cung cấp và sau đó từ từ loại bỏ 'cái giàn' này cho đến khi những học sinh này tự chủ.

- Đáp án A: Scaffolding không nói đến những yếu tố cản trở việc học tập hiệu quả của học sinh -> loại

- Đáp án B: Cũng không phải là môi trường nơi việc học diễn ra -> loại

- Đáp án C: Câu trước nói về sự giúp đỡ của giáo viên, bố mẹ, v.v và ở câu sau this scaffolding = support = assistance ở bước đầu để giúp học sinh đến khi họ tự chủ -> chọn  

- Đáp án D: Không nói tới những mục tiêu phù hợp với năng khiếu -> loại

-> Đáp án: C

Question 31

Vị trí: Đoạn 7

Keywords câu hỏi: According to Professor John Hattie of the Melbourne Education Research Institute there is very little indication that streaming leads to 31…………………. 

Keywords trong bài đọc: Despite all this, there is limited empirical evidence to suggest that streaming results in better outcomes for students. Professor John Hattie, director of the Melbourne Education Research Institute, notes that ‘tracking has minimal effects on learning outcomes’.

Giải thích: Có ít những bằng chứng thực nghiệm gợi ý rằng việc phân luồng dẫn tới kết quả tốt hơn cho học sinh + có ít hiệu quả đối với kết quả học tập. 

Loại từ cần điền: danh từ

-> Đáp án: H (higher achievements = better outcome)

Question 32 + 33

Vị trí: Đoạn 7

Keywords câu hỏi: He points out that, in schools which use streaming, the most significant impact is on those students placed in the 32…………………, especially where a large proportion of them have 33………………….

Keywords trong bài đọc: What is more, streaming appears to significantly – and negatively – affect those students assigned to the lowest sets. These students tend to have much higher representation of low socioeconomic class

Giải thích: Hơn nữa, phân luồng dường như có tác động đáng kể - và tiêu cực - đối với những học sinh được phân vào nhóm thấp nhất. Những học sinh này thường có tỷ lệ đại diện cao hơn của tầng lớp kinh tế xã hội thấp.

Loại từ cần điền: 32. danh từ + 33. danh từ

-> Đáp án: 32. D (bottom sets = lowest sets) + 33. F (disadvantaged backgrounds = low socioeconomic class)

Question 34

Vị trí: Đoạn 7

Keywords câu hỏi: Meanwhile, for the 34…………………, there appears to be only minimal advantage.

Keywords trong bài đọc: Less significant is the small benefit for those lucky clever students in the higher sets. 

Giải thích: Ít quan trọng hơn là lợi ích nhỏ cho những học sinh thông minh may mắn trong các nhóm cao hơn.

Loại từ cần điền: danh từ

-> Đáp án: E (brightest pupils = lucky clever students)

Question 35

Vị trí: Đoạn 9

Keywords câu hỏi: A further issue is that teachers tend to have 35………………… of students in streamed groups.

Keywords trong bài đọc: Streaming students by diagnosed achievement automatically limits what the teacher feels the student is capable of

Giải thích: Phân loại học sinh theo thành tựu chẩn đoán tự động hạn chế những gì mà giáo viên cảm thấy học sinh có thể làm được. 

-> Đáp án: B (lower expectations = limits what the teacher feels the student is capable of)

Question 36

Vị trí: Đoạn 6

Keywords câu hỏi: The Vygotsky model of education supports the concept of a mixed-ability class.

Keywords trong bài đọc: And that forcing everyone on the same hike – regardless of aptitude – would be madness

Giải thích: Và việc ép buộc mọi người leo cùng một chặng đường - bất kể trình độ - sẽ là điều điên rồ.

-> Statement nói rằng mô hình của Vygotsky ủng hộ các lớp khả năng hỗn hợp, ngược lại với ý của bài đọc nói rằng việc bắt tất cả mọi người leo cùng một đường, không quan tâm đến trình độ thì thật điên rồ. 

-> Đáp án: NO

Question 37

Vị trí: Đoạn 9

Keywords câu hỏi: Some teachers are uncertain about allowing students to take on MKO roles in the classroom.

Keywords trong bài đọc: While teachers are traditionally the MKOs in classrooms, the value of knowledgeable student peers must not go unrecognised either.

Giải thích: Trong khi giáo viên, theo truyền thống, là các MKO trong lớp học, giá trị của những bạn học thông thái cũng không thể không được công nhận.

-> Có nhắc tới giáo viên và những bạn học nhưng không nói đến việc giáo viên không chắc chắn về việc để học sinh nhận vai trò MKO.

-> Đáp án: NOT GIVEN

Question 38

Vị trí: Đoạn 6

Keywords câu hỏi: It can be rewarding to teach knowledge which you have only recently acquired.

Keywords trong bài đọc: There is also something exciting about passing on skills and knowledge that you yourself have just mastered.

Giải thích: Cũng có điều gì đó hứng thú khi truyền đạt các kỹ năng và kiến thức mà bạn mới học được.

-> Thông tin trong statement và bài đọc đều nói đến việc dạy những kiến thức mới tiếp thu thú vị.

-> Đáp án: YES

Question 39

Vị trí: Đoạn 11

Keywords câu hỏi: The priority should be to ensure that the highest-achieving students attain their goals.

Keywords trong bài đọc: And today, more than ever, we need the many to flourish – not suffer at the expense of a few bright stars

Giải thích: Và ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần sự phát triển của nhiều người - để họ không chịu thiệt cho những ngôi sao sáng hơn.

-> Statement nói rằng ưu tiên là những người giỏi nhất đạt mục tiêu, ngược lại với bài đọc nói rằng cần để nhiều người phát triển và không chịu thiệt vì những người giỏi hơn.

-> Đáp án: NO

Question 40

Vị trí: Đoạn 11

Keywords câu hỏi: Taking part in collaborative outdoor activities with teachers and classmates can improve student outcomes in the classroom.

Keywords trong bài đọc: Having a variety of different abilities in a collaborative learning environment provides valuable resources for helping students meet their learning needs, not to mention improving their communication and social skills. 

Giải thích: Có những khả năng khác nhau trong một môi trường học tập cộng tác cung cấp nguồn lực quý giá để giúp học sinh đáp ứng nhu cầu học tập của họ, chưa kể việc cải thiện kỹ năng giao tiếp và xã hội của họ.

Statement nói việc tham gia những hoạt động ngoài trời với giáo viên và bạn cùng lớp cải thiện kết quả trong lớp nhưng bài đọc thì nói rằng giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp và xã hội chứ không nói tới kết quả trong lớp học. 

-> Đáp án: NOT GIVEN

3. Học từ vựng hay trong bài IELTS Reading: The case for mixed-ability classes

Đầu tiên, hãy học các từ mới, nhất là các từ liên quan đến đáp án và câu hỏi hoặc ý chính của bài. Sau đó, các bạn hãy lọc ra những từ vựng và cấu trúc dễ áp dụng trong phần Writing và Speaking để tăng khả năng sử dụng từ vựng một cách chủ động hơn nhé. 

  • literacy demands (n): yêu cầu nghe đọc 
  • tentative plot summary (colloc.): tóm tắt thử
  • character development (colloc.): phát triển nhân vật
  • levels of attainment (n): các cấp độ tiếp nhận
  • take the lead (idiom): dẫn đầu
  • physically struggling (colloc.): đấu tranh thể chất
  • keep up (phr. v): bắt kịp
  • burn out (phr. v): kiệt sức
  • stroll (n, v): cuộc tản bộ, đi dạo
  • mediocrity (n): sự tầm thường 
  • empirical evidence (n): bằng chứng thực nghiệm
  • results in (phr. v): dẫn đến
  • minimal effects (colloc.): tác động tối thiểu
  • learning outcomes (n): kết quả học tập
  • socioeconomic class (colloc.): tầng lớp kinh tế xã hội
  • social divide (colloc.): sự chia cắt xã hội
  • significant factors (colloc.): các yếu tố quan trọng
  • peer-to-peer learning (colloc.): học từ bạn bè / đồng nghiệp
  • cognitive structures (colloc.): cấu trúc nhận thức
  • passing on (phr. v): truyền đạt
  • master a skill (colloc.): thành thạo một kỹ năng
  • collaborative learning environment (colloc.): môi trường học tập cộng tác
  • meet one’s needs (phr): đáp ứng nhu cầu của ai
  • communication skills (colloc.): kỹ năng giao tiếp 
  • social skills (colloc.): kỹ năng xã hội
  • at the expense of (idiom): gây bất lợi cho ai / cái gì

Vừa rồi là phần giải thích chi tiết cho đề Cambrige IELTS 18: Test 3 - Reading passage 3: The case for mixed-ability classes. Hãy làm bài trong thời gian quy định và chữa lại thật kỹ cũng như chú ý vào những dạng bài mình còn yếu để luyện tập thêm nhé.

>> Xem thêm:

Ms. Nguyễn Thanh Hải

TEST IELTS MIỄN PHÍ VỚI GIÁO VIÊN 8.5 IELTS - Tư vấn lộ trình học HIỆU QUẢ dành riêng cho bạn!
Hơn 15.000 học viên đã thành công đạt/vượt band điểm IELTS mục tiêu tại LangGo. Hãy kiểm tra trình độ IELTS miễn phí để được tư vấn lộ trình cá nhân hoá bạn nhé!
  • CAM KẾT ĐẦU RA theo kết quả thi thật 
  • Học bổ trợ 1:1 với giảng viên đứng lớp
  • 4 buổi bổ trợ Speaking/tháng
  • Tăng band chỉ sau 1,5 - 2,5 tháng
  • Hỗ trợ đăng ký thi thật tại BC, IDP

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 10.000.000đ