Trong luyện thi IELTS, nhiều người cho rằng IELTS Speaking là một kỹ năng khó, đòi hỏi người học phải có thời gian sinh sống và làm việc ở nước ngoài thì mới nói trôi chảy được như người bản xứ.
Thế nhưng sự thật thì không phải vậy, chỉ cần hiểu đúng format đề thi cũng như chuẩn bị cho bản thân những kỹ năng làm bài IELTS Speaking hiệu quả thì bạn hoàn toàn có thể đạt điểm cao một cách dễ dàng. Vậy thì còn chần chờ gì nữa, hãy cùng IELTS LangGo tìm hiểu ngay bí kíp chinh phục IELTS Speaking thôi nào?
Bài thi IELTS Speaking ở cả hai hình thức Academic hay General đều bao gồm ba phần chính (part 1, part 2 và part 3) với nội dung câu hỏi, thời gian quy định, và thể thức đánh giá khác nhau. Thí sinh sẽ đối thoại trực tiếp face-to-face với giám khảo và câu trả lời sẽ được ghi lại hoàn toàn bằng máy thu âm có sẵn trên bàn thi.
Hiểu rõ mình sẽ trải qua những gì trong phần thi Speaking giúp bạn tự tin hơn
Part 1 sẽ kéo dài trong khoảng 4 đến 5 phút và thí sinh sẽ được hỏi một số câu hỏi khái quát liên quan đến thông tin cá nhân để giám khảo có thể biết rõ hơn về bạn. Những topic hay xuất hiện ở phần này như hobby, hometown, education, family, work experience..vv..
Part 2 sẽ kéo dài vỏn vẹn trong vòng 3 phút, bao gồm 1 phút chuẩn bị và 2 phút để nói. Ở phần này, bạn sẽ được giám khảo phát cho một mẫu giấy có chứa đề tài bất kỳ và bạn phải ghi chú những ý chính, những cụm từ thật hay trong vòng 1 phút chuẩn bị. Lưu ý rằng, giám khảo có thể hỏi thêm một vài câu follow-up question để củng cố thông tin cho bài nói của bạn.
Part 3 là phần khó nhất đòi hỏi thí sinh phải thảo luận sâu hơn về đề tài ở part 2. Những câu hỏi yêu cầu thí sinh phải lập luận chặt chẽ, đưa ra dẫn chứng thuyết phục để bổ trợ cho lý lẽ của mình. Phần này sẽ kéo dài từ 4 đến 5 phút.
Hiểu rõ format đề thi thôi vẫn chưa đủ, để chặt được cành cây bạn phải mài một chiếc rìu thật sắc bén. Và trong IELTS Speaking cũng vậy, để đạt band điểm cao bạn phải mài dũa cho mình 5 kỹ năng làm bài IELTS Speaking siêu hạng sau đây.
Phát âm là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ ngôn ngữ nào. Nếu bạn có vốn từ vựng phong phú, tốc độ nói nhanh và lưu loát nhưng phát âm lại không chuẩn chỉnh thì người bản xứ vẫn không tài nào hiểu nổi những gì bạn đang nói.
Bạn không cần phải cố bắt chước accent sao cho thật giống giọng Anh-Anh hay Anh-Mỹ vì giám khảo IELTS không hề bắt lỗi accent của bạn. Họ chỉ quan tâm xem liệu bạn có phát âm tròn vành rõ chữ với từng nguyên âm, phụ âm và âm cuối hay không thôi.
Để bài nói thêm hấp dẫn và lôi cuốn, bạn cần khéo léo nhấn nhá ở những phần nội dung quan trọng, biết lên xuống giọng ở những chỗ phù hợp và dùng filler words một cách tự nhiên để nghe giống người bản địa hơn.
Đặc biệt, bạn phải biết cách paraphrase lại câu hỏi, tránh lỗi lặp từ, điều chỉnh tốc độ nói đều đặn và tuyệt đối không được bỏ dở giữa chừng câu trả lời khi quá bí ý hay chưa kịp nghĩ ra từ vựng phù hợp. Hãy cố lái sang một chủ đề khác hay giải thích bằng những cụm từ đơn giản hơn để kéo dài bài nói của mình.
IELTS Speaking không yêu cầu bạn phải học thuộc lòng các câu trả lời nhưng đôi khi bạn cũng cần phải lên trước ý tưởng, dàn ý để tự tin ứng phó với các chủ đề lạ. Bên cạnh đó, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian cho việc suy nghĩ ideas để liệt kê ra nhiều từ vựng, thành ngữ hay có thể áp dụng cho bài nói của mình.
Chuẩn bị cho mỗi bài Nói sẽ cải thiện điểm số đáng kể
Để chuẩn bị tốt nhất cho bài thi nói, bạn cần tham khảo bộ đề forecast được tổng hợp từ các bạn đi thi thật báo về. Hãy thử nhóm các câu hỏi có chung đề tài lại với nhau và lên trước dàn ý cho câu trả lời bằng cách lập sơ đồ tư duy. Bạn nên tập trả lời những câu hỏi trên trong một giới hạn thời gian nhất định và nghe lại bản thu để rút ra lỗi sai về phát âm, ngữ điệu và cách dùng từ.
Những nguồn tài liệu forecast đáng tin cậy mà bạn có thể theo dõi như IELTS LangGo, IELTS Ngọc Bách, Corner Education, The IELTS workshop..vv…Thế nhưng vì đề thi IELTS sẽ liên tục thay đổi theo từng quý nên bạn phải chú ý cập nhật những dạng đề mới nữa nhé!
Những sample band cao được tổng hợp từ các giáo viên ôn thi IELTS có kinh nghiệm sẽ là kho tàng từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc đồ sộ để bạn có thể học hỏi và áp dụng cho bản thân mình.
Bạn không nên cố học thuộc và bắt chước theo cách diễn đạt của người khác, thay vào đó hãy đọc mỗi sample thật chậm, highlight những từ vựng nâng cao, những cấu trúc ăn điểm, những thành ngữ hay ho từ bài đọc để học thêm. Một cuốn sổ tay hay một vài tờ giấy notes sẽ rất hiệu quả cho công việc ghi nhớ.
Bạn có thể sử dụng idea của sample nếu như quá bí ý nhưng hãy nhớ diễn đạt lại bằng vốn từ của mình để bài nói thêm tự nhiên và bớt gượng ép. Một chú ý nữa đó là bạn nên tìm đọc những bài sample phù hợp với band điểm hiện tại để tránh bị ngợp kiến thức bởi quá nhiều lượng từ vựng nâng cao.
Một số nguồn sample uy tín như IELTS Up, IELTS Mentor, IELTS Buddy, IELTS LangGo..vv..
Từ vựng là xương sống của bất kỳ ngôn ngữ nào. Không có ngữ pháp, thông tin sẽ được truyền đạt rất ít nhưng nếu không có từ vựng bạn chẳng thể truyền đạt đi bất cứ thông tin gì.
Do đó, Lexical resources là một trong 4 tiêu chí quan trọng hàng đầu để giám khảo có thể đánh giá bạn trong bài thi IELTS Speaking.
Thế nhưng, điểm mấu chốt ở đây không nằm ở chỗ bạn sử dụng được bao nhiêu từ vựng nâng cao trong bài thi. Bởi vì nếu chúng không được dùng đúng với ngữ cảnh bài nói và không đi theo các collocation phù hợp thì việc diễn đạt sẽ trở nên vô cùng cứng nhắc và gượng ép.
Đừng bao giờ học từ vựng tràn lan!
Bạn không thể múa rìu qua mắt thợ và những giám khảo dày dạn kinh nghiệm sẽ nhanh chóng bắt lỗi bạn và trừ điểm cho tiêu chí Lexical Resources. Vì vậy, bạn nên ưu tiên chất lượng hơn số lượng khi học từ vựng.
Việc cần làm là học thật kỹ hoàn cảnh sử dụng của các từ vựng thông qua ví dụ câu. Bạn cũng nên học từ vựng theo collocation và các từ đồng nghĩa để giúp cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt hơn.
Grammatical range and accuracy cũng là một tiêu chí quan trọng trong bài thi IELTS mà nhiều bạn bị mất điểm oan uổng cho phần này. Để ăn điểm trọn vẹn, điều cơ bản đầu tiên mà bạn phải đạt được đó là chia đúng thì của động từ. Khi kể về một câu chuyện trong quá khứ, bạn phải chia thì quá khứ đơn hay khi trình bày về một dự định trong tương lai, bạn cần chia thì tương lai đơn..vv..
Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ còn là một yếu tố quan trọng giúp bạn tránh mất điểm ở phần ngữ pháp. Chủ ngữ số ít sẽ chia với động từ số ít và ngược lại. Do đó, bạn cần phải phát âm thật rõ các âm cuối s/es/ed để giám khảo biết được bạn có ý thức chia đúng động từ trong câu.
Ngoài ra, việc vận dụng đa dạng các kiểu câu ghép, câu phức, các câu trần thuật, câu điều kiện và câu ao ước trong bài thi nói sẽ để lại ấn tượng rất tốt cho giám khảo chấm thi. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng các câu trúc câu phức tạp này một cách bừa bãi bởi lẽ mục tiêu quan trọng nhất vẫn là truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và chặt chẽ đến giám khảo.
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm đắt giá chia sẻ kỹ năng làm bài IELTS Speaking mà IELTS LangGo đã tổng hợp được. Hy vọng với những bí quyết trên, bạn sẽ có thêm chiến lược ôn thi thật hiệu quả và đạt được band điểm mong muốn.
Để biết thêm nhiều tips bổ ích liên quan đến việc học IELTS Speaking bạn có thể tham khảo những bài viết chia sẻ kinh nghiệm Speaking được chọn lọc bởi IELTS LangGo mà rất nhiều học viên tin dùng nhé!
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ