Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, cam kết đầu ra - IELTS LangGo ×

Decoding là gì? Luyện tập Decoding trong Reading như thế nào?

Nội dung [Hiện]

Reading được xem là một kỹ năng cơ bản trong giao tiếp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng kỹ năng này một cách thành thạo và hiệu quả.

Quá trình đọc trên thực tế là một quá trình phức tạp, yêu cầu người đọc phải vận dụng được nhiều kỹ năng nếu muốn đọc hiểu một cách có hiệu quả. Trong đó, kỹ năng decoding trong reading là một kỹ năng rất quan trọng.

Phương pháp decoding trong reading

Phương pháp decoding trong reading

Vậy decoding là gì và làm thế nào để áp dụng decoding trong reading một cách hiệu quả? Chúng ta có thể cải thiện khả năng “giải mã” bằng cách nào? Bài viết sau của IELTS LangGo sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc trên.

1. Decoding là gì?

Hiểu một cách đơn giản, decoding là quá trình chuyển đổi một thông điệp trừu tượng thành một “format” dễ hiểu hơn. Decoding trong reading là một phương pháp vô cùng quan trọng, giúp người đọc “chuyển đổi” các từ ngữ được in trên trang giấy thành lời nói.

Kỹ năng này yêu cầu người đọc liên kết các chữ cái với âm thanh, pha trộn các âm thanh với nhau và xác định 1 từ ngữ được biểu thị bằng một chuỗi các chữ cái khác nhau.

Kỹ năng decoding trong reading là gì?

Kỹ năng decoding trong reading là gì?

Decoding là một kỹ năng cần được rèn luyện và trau dồi lâu dài, ngay cả những người chuyên gia cũng cần sử dụng kỹ năng Decoding khi họ gặp phải những từ xa lạ. Khi học kỹ năng Decoding trong reading, người học cần kết hợp với kỹ năng đọc hiểu từ và văn bản.

Decoding trong reading là một định nghĩa liên quan đến việc sử dụng ngữ âm (phonics) hay nói cách khác, đó là mối tương quan giữa chữ viết và âm thanh.

Để hiểu được decoding meaning, bạn cần nắm vững những khái niệm cơ bản sau:

  • Phonemes: là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong hệ thống của một ngôn ngữ. Ví dụ, các âm thanh như /m/, /th/, /k/,... chính là các phonemes (âm vị). Tiếng Anh có khoảng 44 phonemes

  • Graphemes: là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống ngôn ngữ viết. Các grapheme có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, bao gồm một, hai hoặc ba chữ cái (m, sh, tch,...).

  • Words: từ có thể được chia thành các phonemes, graphemes hoặc syllablels (âm tiết).

Việc học về Decoding trong reading sẽ bao gồm việc hướng dẫn sử dụng phonics (ngữ âm) và phonemic awareness (nhận thức về âm vị). Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu rõ về phonemes và graphemes.

2. Tại sao phải luyện tập decoding?

Decoding là một kỹ năng quan trọng giúp bạn hiểu ý nghĩa của từ trong văn bản in. Nói cách khác, decoding reading cho phép người đọc nhận ra và phân tích một từ được in để kết nối với âm thanh mà nó đại diện. Do đó, kỹ năng nền tảng này là điều bắt buộc để giúp một đứa trẻ có thể đọc hiểu và sử dụng kỹ năng đọc một cách thành thạo.

Lý do nên tập decoding trong reading

Lý do nên tập decoding trong reading

Nếu không có kỹ năng decoding trong reading, người đọc sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đọc hiểu. Decoding giúp người đọc phát hiện ra các từ ngữ quen thuộc với họ và phát âm được các từ mới một cách dễ dàng hơn.

Kỹ năng decoding là cần thiết đối với bất cứ ai mong muốn thành thạo trong việc đọc hiểu. Do đó, người đọc được làm quen và luyện tập với decoding càng sớm thì việc đọc hiểu của họ càng thành thạo hơn.

Thông thường, kỹ năng decoding trong reading sẽ được giảng dạy ngay từ khi trẻ nhỏ bắt đầu làm quen với việc đọc (cấp mầm non, tiểu học).

3. Các bước áp dụng Decoding trong Reading

Để áp dụng decoding trong reading một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo quy trình 4 bước sau đây:

4 bước để luyện tập decoding trong Reading hiệu quả

4 bước để luyện tập decoding trong Reading hiệu quả

Bước 1: Sử dụng ngón tay để theo dõi tiến độ đọc

Khi đọc, mắt của chúng ta thường có xu hướng không tập trung vào một điểm và chuyển động một cách tự do. Đó là một xu hướng tự nhiên. Nói cách khác, khi hầu hết các văn bản đều được trình bày theo trình tự hàng ngang - từ trái sang phải thì người đọc cần phải học cách đọc từ trái sang phải và tự động áp dụng cách này khi đọc.

Để việc đọc được hiệu quả hơn, người đọc không chỉ phải hiểu được một từ đơn lẻ mà còn phải “ghép nối” các từ theo thứ tự từ trái sang phải. Cách duy nhất để giúp người đọc có thể thành thạo việc đọc từ trái sang phải đó là sử dụng ngón tay để “đánh dấu” trên văn bản và theo dõi những gì họ đang đọc.

Việc theo dõi việc đọc bằng ngón tay có thể sẽ gây ra một vài khó khăn lúc đầu nhưng bước này sẽ giúp não bộ quen dần với việc đọc theo trình tự từ trái sang phải. Từ đó, mắt sẽ được rèn luyện để đọc theo tuyến tính, từ trái sang phải.

Khi não bộ đã có thể tự động quét văn bản từ trái sang phải, chúng ta có thể ngừng sử dụng kỹ thuật này.

Bước 2: Phát âm từng từ, đọc từ trái sang phải mà không dừng lại hay phỏng đoán

Thông thường, những người gặp khó khăn trong việc đọc cũng có rất nhiều vấn đề trong việc theo dõi văn bản và các kỹ năng đọc cơ bản khác. Do đó, họ không phải lúc nào cũng nhìn vào từ mà họ đang đọc.

Ví dụ, nếu những người này không nhận ra một từ nào đó, họ thường có xu hướng sẽ chọn một từ trong vốn từ vựng của họ (có âm thanh tương tự với từ họ không biết) để thay thế cho từ mà họ không nhận ra đó.

Điều này sẽ khiến việc decoding trở nên không hiệu quả bởi trên thực tế, họ không cố gắng chuyển đổi những từ họ không biết thành lời nói mà chỉ đang xử lý những từ đó dựa trên trí nhớ của mình.

Thay vào đó, hãy tập cho mình thói quen đọc to từng từ mà chúng ta đọc mà không dừng lại hay liên tưởng chúng với những từ ta đã biết.

Bước 3: Học phương pháp decoding các từ khó, từ mới một cách cụ thể và rõ ràng

Khi gặp các từ mới hoặc khó, người đọc nên cẩn thận phân tích chúng và áp dụng các quy tắc về ngữ âm để “giải mã” các từ này một cách hiệu quả.

Quá trình decoding thường dựa trên quy tắc của ngữ âm (phonics). Hầu hết các từ trong tiếng Anh đều tuân theo quy tắc này. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ. Ví dụ, khi cố gắng đọc to từ “Of”, rất có thể chúng ta sẽ phát âm từ này thành “Off”.

Do đó, trước khi giải mã một từ mới hoặc một từ khó, bạn nên xem xét từ đó một cách kỹ càng. Đó là từ đơn âm hay từ đa âm tiết? Bạn có thể sử dụng 42 Alphabet sounds để giải mã những từ đó hay không?

Bước 4: Phát âm lại các từ đã được giải mã từ trái sang phải

Việc phát âm lại các từ đã được giải mã một cách chính xác sẽ giúp người đọc nhớ các từ lâu dài, hỗ trợ việc đọc được hiệu quả hơn. Do đó, việc luyện tập lặp đi lặp lại kỹ năng decoding là rất cần thiết.

Khi gặp một từ mới, dù từ đó khó giải mã đến đâu, bạn cũng không nên bỏ qua từ đó. Thay vào đó, hãy cố gắng áp dụng các chiến thuật decoding để không bỏ lỡ cơ hội liên kết “phần nghe” (khi được nói ra) và “phần nhìn” (khi được viết ra) của một từ.

4. Cải thiện decoding như thế nào?

Có rất nhiều phương pháp khác nhau để cải thiện kỹ năng decoding trong reading. Trong đó, 3 cách để cải thiện decoding trong reading hiệu quả nhất đó chính là: học ngữ âm; luyện tập lặp lại các bước decoding; trau dồi vốn từ vựng cho bản thân.

Các cách cải thiện decoding trong reading hiệu quả bạn nên biết

Các cách cải thiện decoding trong reading hiệu quả bạn nên biết

4.1. Học ngữ âm đầy đủ

Ngữ âm là phần quan trọng nhất trong quá trình học Decoding. Do đó, việc trau dồi kiến thức về ngữ âm cũng là một cách rất hiệu quả để cải thiện kỹ năng decoding.

Với những người mới học tiếng Anh, bước đầu tiên để tiếp cận với các kiến thức về ngữ âm đó chính là tìm hiểu về IPA - bảng kí hiệu ngữ âm quốc tế.Bảng phiên âm IPA sẽ giúp người học nắm vững được các nguyên tắc về ngữ âm một cách chính xác nhất.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên trau dồi thêm kiến thức về âm vị (phonemes) và các mẫu chữ cái tương ứng (graphemes) để có thể áp dụng các quy tắc về ngữ âm trong quá trình decoding một cách hiệu quả nhất.

4.2. Luyện tập lặp lại các bước decoding

Cách cải thiện nhanh nhất cho mọi kỹ năng đó là thông qua việc luyện tập. Với những người mới học decoding hoặc đang muốn cải thiện kỹ năng này, việc luyện tập lặp lại các bước của quá trình decoding không chỉ giúp bạn nắm chắc phương pháp giải mã trong quá trình đọc mà còn giúp bạn áp dụng kỹ năng này một cách thành thạo hơn.

Bên cạnh đó, người đọc cũng có thể sử dụng những cách khác để luyện tập decoding. Một trong số đó là học nhận diện từ bằng cả âm thanh và mặt chữ. Phương pháp này cũng chính là phương pháp nghe - chép chính tả trong Listening IELTS.

4.3. Mở rộng vốn từ vựng

Mục đích cuối cùng của việc áp dụng kỹ năng decoding trong reading đó là giúp người đọc có thể đọc một cách hiệu quả.

Do đó, nếu bạn càng nâng cao vốn từ vựng của mình, càng cho thêm nhiều từ vựng mới vào bộ nhớ thì việc decoding càng dễ thực hiện hơn. Một trong những phương pháp tối ưu nhất để mở rộng vốn từ vựng đó chính là học từ vựng qua ngữ cảnh.

Bài viết trên của IELTS LangGo đã giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến decoding trong reading. Hy vọng sau bài viết này, bạn có thể áp dụng kỹ thuật decoding trong IELTS Reading một cách hiệu quả hơn.

IELTS LangGo

TEST IELTS MIỄN PHÍ VỚI GIÁO VIÊN 8.5 IELTS - Tư vấn lộ trình học HIỆU QUẢ dành riêng cho bạn!
Hơn 15.000 học viên đã thành công đạt/vượt band điểm IELTS mục tiêu tại LangGo. Hãy kiểm tra trình độ IELTS miễn phí để được tư vấn lộ trình cá nhân hoá bạn nhé!
  • CAM KẾT ĐẦU RA theo kết quả thi thật 
  • Học bổ trợ 1:1 với giảng viên đứng lớp
  • 4 buổi bổ trợ Speaking/tháng
  • Tăng band chỉ sau 1,5 - 2,5 tháng
  • Hỗ trợ đăng ký thi thật tại BC, IDP

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 10.000.000đ