Ngày nay, tiếng Anh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giao tiếp, học tập và làm việc. Vậy, "Có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm?". Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc này.
Theo phân tích của các chuyên gia về ngôn ngữ, trẻ em nên học tiếng Anh càng sớm càng tốt vì não bộ của trẻ học ngoại ngữ tốt nhất ở thời điểm từ 4 - 10 tuổi. Đây là thời điểm vàng để con bắt đầu làm quen với ngoại ngữ, có thể thành thạo như người bản ngữ.
Việc học tiếng Anh sớm mang lại nhiều lợi ích quan trọng đối với còn hỗ trợ toàn diện cho sự phát triển toàn diện của trẻ như. Trong đó, phải kể tới 5 lợi ích nổi bật sau:
1. Tạo phản xạ ngôn ngữ tốt: Đây là lợi ích đặc biệt quan trọng khi cho trẻ học tiếng Anh từ sớm. Trẻ nhỏ có khả năng bắt chước và ghi nhớ âm thanh một cách tự nhiên, giúp hình thành phản xạ ngôn ngữ chuẩn ngay từ đầu. Nhờ có phản xạ tốt, trẻ học tiếng Anh một cách trôi chảy, tự nhiên và phát âm chuẩn xác như người bản ngữ.
2. Tăng cường khả năng ghi nhớ: Một trong những lợi ích rõ rệt nhất của việc học tiếng Anh sớm là khả năng ghi nhớ được cải thiện đáng kể. Trẻ em học ngôn ngữ thông qua việc lặp lại và thực hành, từ đó giúp tăng cường trí nhớ và khả năng lưu giữ thông tin lâu dài.
3. Phát triển tư duy logic: Ngoài ra, việc học tiếng Anh sớm còn giúp trẻ phát triển tư duy logic. Khi học ngôn ngữ mới, trẻ phải tư duy về cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc câu và ngữ cảnh sử dụng, từ đó rèn luyện khả năng suy luận và giải quyết vấn đề. Nhờ đó, tạo nền tảng vững chắc cho việc học tập và phát triển trí tuệ sau này.
4. Tạo nền tảng cho việc học tập sau này: Việc tiếp xúc với tiếng Anh từ sớm cũng tạo ra nền tảng cho việc học tập trong tương lai. Khi đã quen với việc sử dụng hai ngôn ngữ, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu các môn học khác bằng tiếng Anh, giúp mở rộng kiến thức và kỹ năng học tập
5. Mở rộng cơ hội giao tiếp: Cuối cùng, học tiếng Anh sớm sẽ mở rộng cơ hội giao tiếp cho trẻ khi trẻ sẽ tự tin hơn trong giao tiếp với người nước ngoài, tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế và học hỏi những điều mới mẻ từ các nền văn hóa khác nhau.
Việc dạy tiếng Anh cho trẻ cần phù hợp với từng giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Dưới đây là những giai đoạn quan trọng để phụ huynh tham khảo:
0 – 3 tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh tiếp nhận âm thanh từ môi trường một cách thụ động. Khi lớn hơn, trẻ bắt đầu phản ứng và tập trung vào các âm thanh xung quanh, tự xây dựng hệ thống ngôn ngữ mẹ đẻ và bắt đầu nói những câu cơ bản. Vì ngôn ngữ chủ yếu xoay quanh tiếng mẹ đẻ, dạy ngoại ngữ quá sớm có thể dẫn đến rối loạn ngôn ngữ hoặc chậm nói.
4 – 6 tuổi
Đây là giai đoạn trẻ hoàn thiện khả năng ngôn ngữ mẹ đẻ và sẵn sàng học các ngôn ngữ khác, bao gồm tiếng Anh. Theo các chuyên gia giáo dục, đây là thời điểm lý tưởng vì trẻ rất nhạy cảm với các ngôn ngữ xung quanh, có thể phân biệt tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ mới, và khả năng nghe tốt giúp trẻ học nhiều ngôn ngữ cùng lúc.
7 – 10 tuổi
Trẻ ở độ tuổi này vẫn học tiếng Anh tốt, nhưng tốc độ ghi nhớ giảm so với trước. Trẻ 4 tuổi có thể nghe một lần và bắt chước cách phát âm chuẩn, trong khi trẻ 7 tuổi cần luyện tập nhiều lần hơn. Mặc dù không quá muộn, nhưng bỏ lỡ giai đoạn này có thể làm chậm quá trình học tiếng Anh sau này.
Trên 11 tuổi
Khi bước vào cấp 2, trẻ cần áp dụng nhiều chiến lược học tập khác nhau và nỗ lực hơn để đạt trình độ tương đương với những bạn nhỏ dưới 6 tuổi, dù nội dung học không thay đổi.
Như vậy, độ tuổi lý tưởng nhất để trẻ học tiếng Anh chính là từ 4 đến 10 tuổi. Giai đoạn này được xem là "thời điểm vàng" cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, mang lại nhiều lợi ích vượt trội.
>> Xem thêm: Nên học IELTS từ lớp mấy để có lợi nhất? Khi nào nên học IELTS?
Việc cho trẻ học tiếng Anh sớm mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý 5 trường hợp không nên sau để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ:
1. Con chưa tự tin với ngôn ngữ mẹ đẻ: Nếu trẻ chưa hoàn thiện khả năng ngôn ngữ mẹ đẻ, việc học tiếng Anh có thể gây rối loạn ngôn ngữ. Cha mẹ nên chú ý dấu hiệu các dấu hiệu ở trẻ như: vốn từ vựng tiếng Việt hạn chế, phát âm chưa chuẩn, gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý tưởng,...
2. Gây áp lực cho trẻ: Việc học tập quá nhiều, đặc biệt là học ngôn ngữ mới, có thể gây áp lực cho trẻ, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển tự nhiên của trẻ.Cha mẹ nên tạo môi trường học tập thoải mái, vui vẻ để trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, tránh ép buộc hay so sánh trẻ với các bé khác.
3. Rối loạn ngôn ngữ: Nếu áp dụng phương pháp học tiếng Anh không phù hợp, trẻ có thể gặp rối loạn ngôn ngữ, biểu hiện như: nói tiếng Anh lẫn tiếng Việt, lặp lại từ ngữ vô nghĩa, gặp khó khăn trong việc sắp xếp câu,...
4. Tốn kém chi phí: Nếu điều kiện kinh tế gia đình không cho phép, việc đầu tư vào học tiếng Anh có thể gây áp lực tài chính. Vì thế, cha mẹ cần cân nhắc khả năng tài chính trước khi quyết định cho con học tiếng Anh, đồng thời lựa chọn trung tâm phù hợp để đảm bảo hiệu quả học tập
5. Con không hứng thú khi được học thử: Nếu trẻ tỏ ra không hứng thú khi được học thử tiếng Anh, cha mẹ không nên ép buộc trẻ. Thay vào đó, hãy tạo môi trường học tập vui vẻ, khơi gợi niềm yêu thích ngôn ngữ cho trẻ bằng các phương pháp học tập đa dạng và phù hợp.
Khi cho con học tiếng Anh từ sớm, phụ huynh cần lưu ý một 6 điểm quan trọng để đảm bảo trẻ có được trải nghiệm học tập tốt nhất và đạt hiệu quả cao. Đó là:
Lựa chọn phương pháp phù hợp: Mỗi đứa trẻ có khả năng tiếp thu và sở thích khác nhau, cha mẹ cần lựa chọn phương pháp học tiếng Anh phù hợp với độ tuổi, trình độ và đặc điểm của trẻ. Cha mẹ cũng đừng quyên tham khảo ý kiến giáo viên hoặc chuyên gia giáo dục để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với con bạn.
Không nên so sánh trẻ với các bé khác: Mỗi trẻ đều có quá trình phát triển và khả năng học hỏi riêng. Việc so sánh có thể gây áp lực và làm trẻ mất tự tin. Thay vào đó, hãy khích lệ và ghi nhận những tiến bộ nhỏ của trẻ để tạo động lực cho con tiếp tục cố gắng.
Kiên nhẫn và động viên trẻ trong quá trình học tập: Phụ huynh nên luôn kiên nhẫn, đồng thời đưa ra những lời động viên, khích lệ để trẻ không cảm thấy nản lòng. Từ đó, giúp trẻ giữ được tinh thần hứng khởi và yêu thích việc học tiếng Anh.
Tạo cho trẻ niềm yêu thích với tiếng Anh: Thay vì ép buộc con học tiếng Anh, hãy tạo cho con niềm yêu thích với ngôn ngữ thông qua các bài hát, phim hoạt hình, trò chơi hay khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa để con có cơ hội giao lưu với các bạn nhiều hơn.
Lựa chọn trung tâm uy tín: Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của những phụ huynh khác hoặc tìm hiểu kỹ thông tin về trung tâm qua internet trước khi quyết định cho con học.
Trao đổi với giáo viên của trẻ: Bố mẹ cần thường xuyên trao đổi với giáo viên một mặt để nắm bắt được tiến bộ của con, mặt khác là phát hiện sớm những khó khăn mà trẻ gặp phải và có những điều chỉnh phù hợp trong cách hỗ trợ con học tiếng Anh tại nhà.
Qua những thông tin trên, hi vọng các bạn đã giải đáp được thắc mắc có nên cho trẻ học tiếng anh sớm. Hãy đảm bảo rằng trẻ đã sẵn sàng về mặt ngôn ngữ, tâm lý và có môi trường học tập phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất. IELTS LangGo chúc các bạn có lựa chọn đúng đắn!
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ