[Update] Cấu trúc bài thi Speaking IELTS và các chủ đề thường gặp
Nội dung
[Update] Cấu trúc bài thi Speaking IELTS và các chủ đề thường gặp
IELTS LangGo
21/10/2024
Trong 4 kỹ năng của bài thi IELTS, kỹ năng Speaking có tiêu chí chấm điểm và cấu trúc đề thi khá khác biệt. Trong bài viết này, IELTS LangGo sẽ cung cấp cấu trúc bài thi Speaking IELTS mới nhất và chi tiết nhất để các bạn tham khảo và chuẩn bị tốt cho phần thi của mình.
1. Khái quát về bài thi IELTS Speaking và tiêu chí chấm điểm
Kỹ năng Speaking là một phần quan trọng trong bài thi IELTS, đánh giá khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của thí sinh. Thời gian của một bài thi thông thường kéo dài từ 14 - 15 phút, trong đó cấu trúc IELTS Speaking như sau:
Part 1 - Thời gian của part 1 khoảng 4 - 5 phút. Thí sinh sẽ trả lời các câu hỏi liên quan đến bản thân, gia đình, sở thích, công việc hoặc học tập.
Part 2 - Thời gian của part 2 là 1 phút để chuẩn bị và 1 - 2 phút để nói. Thí sinh sẽ nhận một chủ đề và trình bày về nó trong thời gian quy định. Ngoài ra, giám khảo có thể hỏi thêm 1 - 2 câu và kết thúc phần thi.
Part 3 - Thời gian của part 3 là khoảng 4 - 5 phút. Thí sinh và giám khảo sẽ thảo luận sâu hơn về chủ đề ở part 2 và cũng có thể thảo luận về các chủ đề liên quan.
Bài thi IELTS Speaking được chấm điểm dựa trên 4 tiêu chí, bao gồm:
Fluency and Coherence: khả năng thể hiện ý tưởng một cách rõ ràng, sự liên kết giữa các ý và câu.
Lexical Resource: sự linh hoạt và đa dạng của từ vựng sử dụng.
Grammatical Range and Accuracy: sự chính xác và đa dạng của các cấu trúc ngữ pháp
Pronunciation: khả năng phát âm chuẩn xác và dễ hiểu.
Mỗi tiêu chí chấm điểm trên nhận được số điểm từ 0 - 9. Sau đó, giám khảo sẽ cộng các đầu điểm lại và chia trung bình cộng để ra tổng điểm bài thi IELTS Speaking. Ví dụ nếu điểm của bạn là:
Fluency and Coherence – 8
Pronunciation – 7
Lexical Resource – 7
Grammatical Range and Accuracy – 8
→ Tổng điểm IELTS Speaking của bạn sẽ là (8 + 7 + 7 + 8) / 4 = 7,5
2. Chi tiết cấu trúc đề thi Speaking IELTS cập nhật mới nhất
Trước khi bước vào phần thi IELTS Speaking Part 1, giám khảo sẽ giới thiệu bản thân và yêu cầu bạn xác minh danh tính thông qua giấy tờ tùy thân. Dưới đây là cấu trúc bài thi Speaking IELTS.
2.1. IELTS Speaking Part 1
Trong phần thi này, giám khảo sẽ tập trung vào những chủ đề liên quan trực tiếp đến bản thân thí sinh, ví dụ như gia đình, công việc, học tập, bạn bè, chỗ ở, …
Description Questions
Yêu cầu thí sinh miêu tả về một người hoặc một vật nào đó.
Ví dụ:
Tell me about your hometown. (Hãy nói về quê hương của bạn.)
Tell me about your job. (Hãy nói về công việc của bạn.)
Frequency Questions
Yêu cầu thí sinh trả lời về tần suất thí sinh thực hiện các hoạt động khác nhau.
Ví dụ:
How often do you go to the library? (Bạn thường xuyên đi đến thư viện như thế nào?)
How often do you go on a trip? (Bạn thường xuyên đi du lịch như thế nào?)
Preference Questions
Yêu cầu thí sinh lựa chọn thích cái gì hơn giữa hai vật.
Ví dụ:
Do you prefer traveling alone or with your friends? (Bạn thích đi du lịch một mình hay đi với bạn bè hơn?)
Do you prefer eating snacks or healthy food? (Bạn thích ăn vặt hơn hay ăn thức ăn lành mạnh hơn?)
Like and Dislike
Đây là dạng câu hỏi rất phổ biến mà hầu như bài thi nào cũng có. Dạng câu hỏi này yêu cầu thí sinh trả lời về mức độ yêu thích hoặc không thích một vật.
Ví dụ:
Do you like eating chocolate? (Bạn có thích ăn sô cô la không?)
Do you like seeing animals in a zoo? (Bạn có thích xem động vật trong sở thú không?)
Popularity Questions
Yêu cầu thí sinh trả lời về mức độ phổ biến của một hoạt động/đồ vật trong một nhóm người.
Ví dụ:
Do Vietnameses kids often go to the library? (Trẻ em Việt Nam có thường đi thư viện không?)
Do people in your country like playing sports? (Người dân ở đất nước bạn có thích chơi thể thao không?)
Questions regarding past experience
Yêu cầu thí sinh trả lời những câu hỏi về trải nghiệm trong quá khứ. Thì được sử dụng trong câu trả lời thường là thì quá khứ đơn.
Ví dụ:
What kind of school did you go to as a child? (Khi còn bé bạn đi học ở trường nào?)
Did you stay up late more often when you were younger? (Khi bạn còn trẻ hơn bạn có thường hay thức khuya không?)
Questions regarding future experience
Dạng câu hỏi này yêu cầu thí sinh nói về những mong muốn, dự đoán trong tương lai.
Ví dụ:
What do you think will make you feel happy in the future? (Bạn nghĩ điều gì sẽ làm bạn cảm thấy hạnh phúc trong tương lai?)
Will you learn other languages in the future? (Liệu bạn có học thêm ngôn ngữ khác trong tương lai không?)
“Type of” Questions
Thí sinh được yêu cầu lựa chọn một loại trong nhiều thể loại.
Ví dụ:
What type of music do you most like to listen to? (Bạn thích nghe thể loại nhạc nào nhất?)
What type of jewelry do you like to buy? (Bạn thích mua loại trang sức nào nhất?)
Theo cấu trúc bài thi Speaking IELTS, trong Part 2, thí sinh sẽ nhận một thẻ đề thi (cue card) từ giám khảo. Thí sinh có khoảng 1 phút để suy nghĩ ý tưởng và 2 phút để trình bày bài nói của mình.
Các câu hỏi trong IELTS Speaking Part 2 chủ yếu xoay quanh 6 chủ đề lớn như sau:
Describe a person
Thí sinh được yêu cầu miêu tả về một người có một đặc điểm, tính chất nào đó.
Ví dụ:
Describe a person you know who has an interesting job. (Miêu tả một người bạn biết có công việc thú vị.)
Describe a friend of your family you remember from your childhood. (Miêu tả một người bạn của gia đình mà bạn nhớ từ thời thơ ấu.)
Describe a sportsperson you admire (Miêu tả một vận động viên thể thao mà bạn ngưỡng mộ.)
Describe a place/building
Đề bài yêu cầu thí sinh nói về một địa điểm cụ thể hoặc một tòa nhà.
Ví dụ:
Describe a place in your country that you would really like to visit. (Miêu tả một địa điểm ở nước bạn mà bạn muốn đi thăm.)
Describe a house/apartment that someone you know lives in. (Miêu tả một ngôi nhà/căn hộ mà người bạn quen biết đang sống.)
Describe a new shop that has recently opened in your area. (Miêu tả một cửa hàng mới mở ở khu vực bạn sống.)
Describe an object
Thí sinh được yêu cầu trình bày về một đồ vật bất kỳ.
Ví dụ:
Describe an invention that is useful in your daily life. (Miêu tả một phát minh hữu ích trong cuộc sống thường ngày của bạn.)
Describe the game that you enjoyed playing when you were younger. (Miêu tả một trò chơi mà bạn thích chơi khi còn trẻ.)
Describe an event/activity
Dạng câu hỏi này cần thí sinh phải nói về một hoạt động hoặc sự kiện mà mình đã tham gia hoặc chứng kiến.
Ví dụ:
Describe an outdoor activity you did in the new place recently. (Miêu tả một hoạt động ngoài trời mà bạn làm ở địa điểm mới gần đây.)
Describe a car journey that you remember well. (Miêu tả một chuyến đi chơi bằng xe ô tô mà bạn còn nhớ.)
Describe a situation
Thí sinh cần trình bày bài nói về một tình huống đã xảy ra trong cuộc sống.
Ví dụ:
Describe an occasion when you lost your way. (Miêu tả một lần bạn bị lạc đường.)
Describe a time you received positive feedbacks. (Miêu tả một lần bạn nhận được những nhận xét tích cực.)
Describe your favourite
Đề bài yêu cầu thí sinh miêu tả đồ vật hoặc địa điểm yêu thích.
Ví dụ:
Describe your favorite TV program. (Miêu tả chương trình TV bạn thích.)
Describe a TV documentary you watched that was particularly interesting. (Miêu tả một chương trình tài liệu bạn xem mà rất hấp dẫn.)
Part 2 là phần thi khó hơn so với Part 1. Thí sinh cần lưu ý một số điều dưới đây để có thể chinh phục phần thi này dễ dàng hơn:
Thí sinh nên bám sát vào những câu hỏi gợi ý có trong cue card. Những câu hỏi này sẽ giúp thí sinh không bị lan man, lạc đề.
Nếu sau khi đã trình bày hết ý tưởng mà vẫn còn thời gian, thí sinh có thể cố kéo dài câu trả lời bằng cách kể đến một số sự việc liên quan gián tiếp đến chủ đề.
Thí sinh nên nói liên tục trong 1 - 2 phút, tránh ngập ngừng quá lâu vì sẽ mất thời gian và bị trừ điểm Fluency.
Part 3 trong cấu trúc bài thi Speaking IELTS được thiết kế như một cuộc thảo luận hai chiều giữa giám khảo và thí sinh. Những câu hỏi trong phần thi này sẽ xoay quanh các vấn đề phức tạp và mang tính xã hội.
Có 6 dạng câu hỏi thường gặp trong cấu trúc bài thi Speaking IELTS Part 3 như sau:
Opinion
Yêu cầu thí sinh đưa ra quan điểm cá nhân là đồng tình hay không đồng tình với cái gì.
Ví dụ:
Do you think there is too much advertising in our daily lives? (Bạn có nghĩ rằng có quá nhiều quảng cáo trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta không?)
Do you think being a professional photographer is a good job? (Bạn có nghĩ rằng nhiệp ảnh gia chuyên nghiệp là công việc tốt không?)
Evaluate
Yêu cầu thí sinh đánh giá tầm quan trọng/sự cần thiết/tính khả thi/tiềm năng của vật hoặc hoạt động nào đó.
Ví dụ:
Do you think music education is important to children? (Bạn có nghĩ rằng giáo dục là quan trọng với trẻ em không?)
Do you think equipment is important for photography? (Bạn có nghĩ rằng trang thiết bị là quan trọng trong nhiếp ảnh không?)
Future
Yêu cầu thí sinh đưa ra quan điểm của bản thân về một hiện tượng, sự việc có thể xảy ra trong tương lai.
Ví dụ:
Do you think people will drive more in the future? (Bạn có nghĩ là mọi người sẽ lái xe nhiều hơn trong tương lai?)
Do you think global warming will be worse in the future? (Bạn có nghĩ rằng hiện tượng trái đất nóng lên sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tương lai?)
Cause and Effect
Yêu cầu thí sinh trình bày nguyên nhân hay ảnh hướng của một hiện tượng.
Ví dụ:
What are the reasons that cause people to break the rules? (Vì sao mọi người phá luật?)
How does society influence a person’s personality? (Xã hội ảnh hưởng đến tính cách của một người như thế nào?)
Compare and Contrast
Yêu cần thí sinh so sánh bằng cách chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
Are there any differences in the relationship between you and your friends and between you and other people? (Có sự khác biệt nào trong mối quan hệ giữa bạn với bạn bè và giữa bạn với những người khác không?)
What are the differences between watching films in the cinema and at home? (Đâu là sự khác nhau giữa xem phim ở rạp phim và xem phim ở nhà?)
Past
Yêu cầu thí sinh chỉ ra những điểm khác nhau giữa hiện tại và quá khứ hay sự thay đổi của một vật theo thời gian.
Ví dụ:
Do you think people take more photos now than in the past? (Bạn có nghĩ bây giờ mọi người chụp nhiều ảnh hơn trước không?)
How has music changed in your country over the past few decades? (Âm nhạc ở quốc gia bạn đã thay đổi như thế nào trong một vài thập kỷ qua?)
3. Lưu ý những điều nên và không nên khi thi IELTS Speaking
Để chinh phục IELTS Speaking với số điểm cao, thí sinh cần lưu ý những điều nên và không nên làm dưới đây.
Nên:
Giữ tinh thần tích cực và tự tin.
Thể hiện sự hứng thú với câu hỏi của giám khảo.
Ứng dụng quy tắc nuốt âm khi nói để tăng điểm Pronunciation.
Học cách mở rộng đáp án sử dụng 5W1H (What - Where - When - Why - Who - How)
Trả lời câu hỏi với hai phần: Answer (câu trả lời trực tiếp) và Back-up (bổ sung thông tin)
Nói chậm rãi, chú ý đến nhịp điệu và nên có các quãng nghỉ phù hợp, đặc biệt là với bài nói dài như Part 2.
Không nên:
Chỉ trả lời Yes, No mà không đưa ra lý do hoặc thông tin bổ sung.
Nói “I don’t know” khi nhận được câu hỏi, ngay cả khi đó là câu hỏi khó.
Sử dụng từ vựng quá khó phát âm hoặc quá phức tạp.
Lạm dụng các từ đệm như uhm, ah, erm, …
Nói lan man, lạc đề.
Không sử dụng hết 2 phút trong Part 2.
Nháp ý tưởng cho Part 2 bằng cách viết các câu đầy đủ. Bạn chỉ có 1 phút để ghi lại ý chính thôi nên hãy sử dụng các cụm từ hoặc ký hiệu nhé.
Trên đây là cấu trúc bài thi Speaking IELTS cập nhật mới nhất cùng một số mẹo hay ho mà thí sinh nào cũng nên biết trước khi bước vào phòng thi. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn tự tin ôn tập hơn.
TEST IELTS MIỄN PHÍ VỚI GIÁO VIÊN 8.5 IELTS - Tư vấn lộ trình học HIỆU QUẢ dành riêng cho bạn!
Hơn 15.000 học viên đã thành công đạt/vượt band điểm IELTS mục tiêu tại LangGo. Hãy kiểm tra trình độ IELTS miễn phí để được tư vấn lộ trình cá nhân hoá bạn nhé!