Kỹ năng viết là một kỹ năng khá khó và đòi hỏi học viên phải học khá nhiều và đầu tư kĩ càng cho nó, ngay cả đối với những người đã có nền tảng tiếng anh trước đó. Vậy thì với người mới bắt đầu thì có thể áp lực và sự cố gắng sẽ còn cần bỏ ra nhiều hơn bởi lẽ vì khi bắt đầu chúng ta chưa thể ngay lập tức học viết mà sẽ cần có khoảng thời gian nhất định ôn tập các kỹ năng khác nữa. Vậy nên để giúp các ông cảm thấy nhẽ nhõm hơn trong quá trình học thì trong bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn mọi người cách luyện viết IELTS cho người mới bắt đầu nhé.
Giờ thì không lòng vòng ta như Hải Phòng nữa, vào thẳng nội dung chính của bài viết ngày hôm nay thôi!!!
Thực ra để giải thích cho ý kiến này thì cũng không quá khó. Cái khó của việc luyện viết IELTS cho người mới bắt đầu, đầu tiên nằm ở việc đây là một kĩ năng được chấm khá cảm tính, tức là mặc dù nó có các yếu tố nhất định để người chấm dựa vào và cho điểm nhưng nó lại không hề rõ ràng như kĩ năng đọc hay nghe, chỉ có 2 cách là đúng và sai. Nếu như kỹ năng nghe bạn không cần nghĩ quá nhiều hoặc kỹ năng nói có thể được châm trước dựa trên các yếu tố ví dụ như sự cố gắng hay thái độ tích cực của bạn khi nói chuyện cùng giám khảo thì với bài viết, chỉ cần bạn sai ngữ pháp một xíu thôi thì điểm cũng đa đi xuống rồi, bạn vừa cần sự sáng tạo trong nội dung, ý tượng nhưng cũng vẫn cần cân bằng với sự quy tắc trong việc xây dựng và sử dụng ngữ pháp hay cấu trúc câu.
Khi mới bắt đầu học viết IELTS thì bạn chưa nên nhảy vào viết các bài hoàn chỉnh vội vì có thể lúc này ngữ pháp và từ vựng của bạn chưa nhiều, việc viết hoàn chỉnh sẽ gây mất nhiều thời gian và kết quả không tốt sẽ có thể khiến bạn nản lòng và thực sự thì nó cũng không cần thiết. Hãy cố gắng bắt đầu từ việc viết các câu hoàn chỉnh trước đã. Việc hoàn chỉnh ở đây là hoàn chỉnh từ ngữ pháp, nội dung đến cấu trúc câu. Đây cũng sẽ là khoảng thời gian mà bạn vừa ôn luyện lại ngữ pháp, vừa bổ sung các từ vựng hãy cấu trúc câu cần thiết, vậy nên bắt đầu từ từ và thật chắc để khi viết đến đâu đúng đến đó, thì việc viết sẽ bớt khổ hơn. Từ loại, thì, mệnh đề và cụm từ,… Khi bạn đã nắm vững cấu trúc câu, bạn mới có thể sử dụng cấu trúc để diễn đạt ý tưởng của mình.
Song song với việc học ngữ pháp để viết được câu hoàn chỉnh thì sự hoàn chỉnh còn liên quan rất mật thiết đến từ vựng nữa, đây cũng sẽ là khoảng thời gian bạn song song ôn luyện và bổ sung vốn từ vựng của mình. Vậy thì học từ vựng như thế nào? Trên thị trường có khá nhiều các cuốn sách chuyên về từ vựng mà bạn có thể lựa chọn theo học, tuy nhiên thì tips của mình chính là hãy học các từ theo chủ đề, để khi vào bài viết bạn sẽ có một vốn từ rộng liên quan và đặc biệt là tránh được việc lặp từ, trong quá trình học thì cũng dễ theo dõi và tránh việc học thừa hay học thiết nữa.
Để có thể làm tốt phần này, thì nếu bạn là một người có nhiều ý tưởng và vốn kiến thức xã hội thì có lẽ không quá khó, nhưng nếu không thì cũng không sao, bạn hoàn toàn có thể xây dựng vốn sống và hiểu biết bằng cách đọc và xem thời sự nhiều, theo dõi các trang web về debate hay tranh luận để không những có hiểu biết mà còn tạo được góc nhìn đa chiều đối với mỗi chủ đề, một điểm cực lợi khi viết bài task 2 writing khi đề yêu câu bạn trình bày mặt lợi hại của một vấn đề bất kì. Điều này sẽ giúp nội dung bài viết trở nên nhiều màu sắc và thuận tiện trong việc gây thiện cảm với người chấm bài hơn, một nội dung nhàm chán sẽ khó có thể khiến người ta muốn đọc hết, chứ chưa nói gì đến cho điểm cao, vậy nên hãy cực kì chú ý và đừng bỏ qua phần nội dung nhé.
Nếu bạn chưa thể có được sự sáng tạo thì việc đi tham khảo các bài văn mẫu là cực kì cần thiết để tăng vốn sống. Mình không ủng hộ hay nói mọi người tham khảo văn mẫu theo kiểu ngày xưa hay chép hay học thuộc vì dù bạn làm thế nào thì trong lúc vào phòng thi cũng khó viết y hệt được, giám khảo với kinh nghiệm chấm bài át sẽ thừa sức nhận ra. Nên cách học đúng ở đây là hãy đọc các bài viết tốt, tham khảo cách viết của họ, phân tích các cách dùng từ, cách xây dựng nội dung hay cấu trúc câu mà họ sử dụng hay từ mới, ghi chép lại và bạn sẽ học được cách áp dụng vào bài viết của mình khi cần. Bạn sẽ học được cách xây dựng bố cục một bài viết thế nào cho hợp lý. Chia làm bao nhiêu đoạn? Mỗi đoạn bao nhiêu câu? Họ dùng từ thế nào? Cách phát triển vấn đề ra sao? Ý tưởng có gì mới mẻ? Dần dần, khi bạn đọc đủ văn mẫu và hiểu được cách làm. Bạn sẽ tự mình xây dựng ý tưởng và thực hiện bài viết của mình.
Ngoài ra thì đừng quên tiếp xúc với nhiều các đề bài viết IELTS khác nhau, nếu bạn có thể viết được nhiều thì càng tốt, không thì ít nhất hãy đọc đề và gạch ra một vài ý tưởng để brainstorm về mặt nội dung hay các cấu trúc câu, từ vựng hoặc cách xây dựng bài viết mà bạn dự định sẽ làm nếu viết. Điều này sẽ giúp cho bạn có thói quen lên kế hoạch cho bài viết, và khả năng cao bài viết đó sẽ được chuẩn bị một cách kĩ càng hơn, và thói quen này cũng sẽ tạo cho bạn một tâm lí vững vàng hơn khi vào phòng thi khi biết rằng mình đã có một vốn kiến thức và nội dung khủng như thế nào để sẵn sàng đương đầu với mọi loại đề và yêu cầu đề khác nhau. Chính là suy nghĩ ra ý tưởng để biện luận, sau đó sắp xếp chúng lại và đưa ra dẫn chứng một cách hợp lý. Ngay cả khi bạn không giỏi sáng tạo, việc tiếp xúc với đề và brainstorm nhiều thì bạn sẽ tự biết cách trả lời khi gặp đề mới trong phòng thi thôi. Vì bạn đã quen với kiểu ra đề và brainstorm của IELTS rồi.
Sau khi đã làm quen và đúc kết “tinh hoa” cũng như thành thục trong cách viết câu. Bạn hãy bắt đầu đặt bút để viết một bài luận hoàn chỉnh. Vào thời gian đầu, bạn vẫn chưa nên áp lực mình trong khuôn khổ thời gian thi. Hãy cứ từ từ viết ra một bài luận chuẩn xác về từ ngữ, cấu trúc và có bố cục hợp lý.
Hãy cố gắng dành nhiều thời gian cho việc brainstorm và phác thảo ra những gì bạn định viết trước rồi mới bắt đầu đặt bút, sau đó thì cứ từ từ giảm thời lượng xuống và đặt đồng hồ theo đúng thời gian thật để tạp áp lực éo bản thân hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.
Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ