Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, cam kết đầu ra - IELTS LangGo ×

Hướng dẫn ăn điểm dạng bài AGREE or DISAGREE trong IELTS Writing Task 2

Post Thumbnail

Dạng writing task 2 agree or disagree là một trong những dạng bài phổ biến nhất trong kỳ thi IELTS Writing. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm vững cấu trúc, phương pháp tiếp cận và chiến lược làm bài hiệu quả cho dạng bài này. Cùng tham khảo nhé!

1. Giới thiệu dạng bài Agree/Disagree

Dạng bài agree or disagree trong IELTS Writing task 2 là dạng bài yêu cầu thí sinh bày tỏ quan điểm đồng ý hay không đồng ý với một ý kiến, quan điểm hoặc phát biểu được đưa ra trong đề bài.

Các cách diễn đạt thường gặp của dạng bài này bao gồm:

  • Do you agree or disagree with this statement? (Bạn đồng ý hay không đồng ý với nhận định này?)
  • To what extent do you agree or disagree with this opinion? (Bạn đồng ý hay không đồng ý với ý kiến này ở mức độ nào?)
  • Express your views on the following statement. (Hãy bày tỏ quan điểm của bạn về nhận định sau.)
  • Do you think this is a positive or negative development? (Bạn nghĩ đây là một sự phát triển tích cực hay tiêu cực?)

2. Cách làm dạng bài Agree/Disagree trong IELTS Writing Task 2

Dạng bài writing task 2 agree or disagree đòi hỏi thí sinh phải thể hiện quan điểm rõ ràng và xây dựng lập luận thuyết phục. Hãy tham khảo quy trình làm bài từ phân tích đề bài đến cách triển khai từng phần cụ thể sau đây nhé:

Cách làm dạng bài Agree/Disagree trong IELTS Writing Task 2
Cách làm dạng bài Agree/Disagree trong IELTS Writing Task 2

2.1. Bước 1: Đọc kỹ đề bài và xác định dạng bài

Đầu tiên, bạn cần đọc đề và phân tích kỹ yêu cầu của để bài để nhận dạng:

  • Tìm các từ khóa chỉ dẫn như "agree or disagree", "to what extent do you agree or disagree", "do you think..."
  • Xác định chủ đề chính và phạm vi yêu cầu (ví dụ: giáo dục, môi trường, công nghệ...)
  • Đảm bảo hiểu đúng câu hỏi - đôi khi đề bài có thể chứa nhiều phần

Thông thường, đề bài agree/disagree có cấu trúc như sau:

  1. Câu giới thiệu chủ đề chung

  2. Một quan điểm/ý kiến cụ thể

  3. Câu hỏi yêu cầu bạn đồng ý hay không đồng ý

Ví dụ: Đề bài: "Many people believe that international tourism produces more problems than benefits. To what extent do you agree or disagree?" (Nhiều người tin rằng du lịch quốc tế gây ra nhiều vấn đề hơn lợi ích. Bạn đồng ý hay không đồng ý ở mức độ nào?)

Phân tích:

  • Chủ đề: Du lịch quốc tế (international tourism)
  • Quan điểm được đưa ra: Du lịch quốc tế gây ra nhiều vấn đề hơn lợi ích (produces more problems than benefits)
  • Yêu cầu: Đồng ý hay không đồng ý ở mức độ nào (To what extent do you agree or disagree)
  • Từ khóa quan trọng: "international tourism", "problems", "benefits"

2.2. Bước 2: Lên outline bài viết

Sau khi hiểu rõ đề bài, bạn cần quyết định quan điểm của mình. Có ba hướng tiếp cận chính:

  1. Đồng ý hoàn toàn (Completely agree): Bạn hoàn toàn ủng hộ quan điểm được đưa ra

  2. Không đồng ý hoàn toàn (Completely disagree): Bạn hoàn toàn phản đối quan điểm được đưa ra

  3. Đồng ý một phần (Partly agree): Bạn đồng ý với một số khía cạnh nhưng không đồng ý với các khía cạnh khác

Việc chọn quan điểm nào không ảnh hưởng đến điểm số, miễn là bạn phát triển lập luận thuyết phục và nhất quán. Tuy nhiên, với nhiều đề bài, lập trường "đồng ý một phần" (Partly agree) thường cho phép bạn phát triển lập luận sâu sắc và đa chiều hơn.

Sau đó, hãy dành 2-3 phút để brainstorming các ý tưởng cho bài viết và lập ra outline cho bài viết đó. Sau đây là cấu trúc bài viết của 3 hướng tiếp cận phía trên mà bạn có thể tham khảo:

Cấu trúc bài viết đồng ý hoàn toàn (Completely Agree):

Introduction (Mở bài):

  • Câu tổng quát về chủ đề (general statement)
  • Paraphrase lại đề bài (không copy nguyên văn)
  • Thesis statement: Nêu rõ bạn hoàn toàn đồng ý và điểm qua 2-3 lý do chính

Body Paragraph 1 (Thân bài 1):

  • Topic sentence: Nêu lý do đồng ý thứ nhất
  • Giải thích lý do (Why?)
  • Ví dụ cụ thể hoặc bằng chứng hỗ trợ
  • Kết luận đoạn: Tái khẳng định luận điểm và liên kết với quan điểm chính

Body Paragraph 2 (Thân bài 2):

  • Topic sentence: Nêu lý do đồng ý thứ hai
  • Giải thích lý do (Why?)
  • Ví dụ cụ thể hoặc bằng chứng hỗ trợ
  • Kết luận đoạn: Tái khẳng định luận điểm và liên kết với quan điểm chính

    Conclusion (Kết bài):

    • Tái khẳng định quan điểm đồng ý hoàn toàn
    • Tóm tắt ngắn gọn các lý do chính
    • Nhận xét hoặc dự đoán về vấn đề trong tương lai (tùy chọn)

    Cấu trúc bài viết không đồng ý hoàn toàn (Completely Disagree):

    Cấu trúc tương tự như bài viết đồng ý hoàn toàn, nhưng quan điểm và luận điểm ngược lại:

    Introduction (Mở bài):

    • Câu tổng quát về chủ đề (general statement)
    • Paraphrase lại đề bài (không copy nguyên văn)
    • Thesis statement: Nêu rõ bạn hoàn toàn không đồng ý và điểm qua 2-3 lý do chính

    Body Paragraph 1, 2: Tương tự cấu trúc trên, nhưng nội dung thể hiện sự không đồng ý

    Conclusion (Kết bài): Tái khẳng định lập trường không đồng ý và tóm tắt lại các luận điểm

    Cấu trúc bài viết đồng ý một phần (Partly agree):

    Đây thường là cách tiếp cận phức tạp nhất nhưng cũng cho phép bạn thể hiện sự suy nghĩ đa chiều và tinh tế:

    Introduction (Mở bài):

    • Câu tổng quát về chủ đề (general statement)
    • Paraphrase lại đề bài (không copy nguyên văn)
    • Thesis statement: Nêu rõ bạn đồng ý một phần, chỉ ra khía cạnh bạn đồng ý và khía cạnh bạn không đồng ý

    Body Paragraph 1 (Thân bài 1):

    • Topic sentence: Nêu khía cạnh bạn đồng ý
    • Giải thích lý do (Why?)
    • Ví dụ cụ thể hoặc bằng chứng hỗ trợ
    • Kết luận đoạn: Tái khẳng định điểm đồng ý và mức độ đồng ý

    Body Paragraph 2 (Thân bài 2):

    • Topic sentence: Nêu khía cạnh bạn không đồng ý
    • Giải thích lý do (Why?)
    • Ví dụ cụ thể hoặc bằng chứng hỗ trợ
    • Kết luận đoạn: Tái khẳng định điểm không đồng ý và mức độ không đồng ý

    Body Paragraph 3 (Tùy chọn):

    • Topic sentence: Đề xuất giải pháp cân bằng hoặc điều kiện cụ thể
    • Giải thích cách giải pháp này kết hợp các yếu tố tích cực từ cả hai phía
    • Ví dụ hoặc bằng chứng hỗ trợ
    • Kết luận đoạn: Nhấn mạnh tính hiệu quả của cách tiếp cận cân bằng

    Conclusion (Kết bài):

    • Tái khẳng định quan điểm đồng ý một phần
    • Tóm tắt ngắn gọn các khía cạnh đồng ý và không đồng ý
    • Đề xuất hướng tiếp cận cân bằng (nếu phù hợp)

    >> Xem tthêm: Hướng dẫn trả lời Partly Agree cho dạng bài Agree Disagree IELTS

    2.3. Bước 3: Triển khai chi tiết từng phần

    Sau khi đã có dàn ý, bạn cần triển khai chi tiết từng phần theo một trong ba cách sau:

    Cách viết khi đồng ý hoàn toàn:

    Cấu trúc câu nên dùng:

    • I completely agree that... (Tôi hoàn toàn đồng ý rằng...)
    • There are several compelling reasons why I strongly support the view that... (Có một số lý do thuyết phục khiến tôi ủng hộ mạnh mẽ quan điểm rằng...)
    • The statement that... is absolutely correct because... (Nhận định rằng... là hoàn toàn đúng bởi vì...)
    • I am in full agreement with the idea that... (Tôi hoàn toàn đồng ý với ý tưởng rằng...)

    Từ nối/chuyển ý phù hợp:

    • Firstly, secondly, thirdly (Thứ nhất, thứ hai, thứ ba)
    • In addition, furthermore, moreover (Ngoài ra, hơn nữa, hơn thế nữa)
    • For instance, for example, to illustrate (Ví dụ, để minh họa)
    • As a result, consequently, therefore (Kết quả là, do đó, vì vậy)

    Cách viết khi không đồng ý hoàn toàn:

    Cấu trúc câu nên dùng:

    • I completely disagree with the notion that... (Tôi hoàn toàn không đồng ý với ý kiến rằng...)
    • I am firmly opposed to the idea that... (Tôi kiên quyết phản đối ý tưởng rằng...)
    • Contrary to the stated opinion, I believe that... (Trái với ý kiến đã nêu, tôi tin rằng...)
    • The view that... is fundamentally flawed because... (Quan điểm rằng... về cơ bản là sai lầm bởi vì...)

    Từ nối/chuyển ý phù hợp:

    • On the contrary, conversely, on the other hand (Ngược lại, mặt khác)
    • Instead, rather than, as opposed to (Thay vào đó, trái với)
    • Despite this, although, however (Mặc dù vậy, tuy nhiên)
    • In reality, in fact, actually (Trong thực tế, thực ra, thực sự)

    Cách viết khi đồng ý một phần:

    Cấu trúc câu nên dùng:

    • While I agree that... to some extent, I also believe that... (Mặc dù tôi đồng ý rằng... ở một mức độ nào đó, tôi cũng tin rằng...)
    • I partially agree with the statement that... (Tôi đồng ý một phần với nhận định rằng...)
    • Although there is some truth to the claim that..., it is not entirely accurate because... (Mặc dù có một số sự thật trong tuyên bố rằng..., nhưng nó không hoàn toàn chính xác bởi vì...)
    • I agree with certain aspects of the view that..., but disagree with others. (Tôi đồng ý với một số khía cạnh của quan điểm rằng..., nhưng không đồng ý với những khía cạnh khác.)

    Từ nối/chuyển ý phù hợp:

    • On one hand... on the other hand (Một mặt... mặt khác)
    • While... nevertheless (Trong khi... tuy nhiên)
    • To a certain extent... beyond that (Đến một mức độ nhất định... ngoài ra)
    • In some cases... in other situations (Trong một số trường hợp... trong các tình huống khác)

    Cùng với những thông tin trên, các bạn có thể tham khảo video Hướng Dẫn Chi Tiết Writing Task 2: Agree Or Disagree mà LangGo chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về cách làm dạng bài này nhé.

    Hướng dẫn chi tiết cách viết dạng bài Agree or Disagree essay Writing Task 2

    3. Mẹo viết bài Agree or Disagree essay Writing Task 2 đạt điểm cao

    Khi làm dạng writing task 2 agree or disagree, việc áp dụng các chiến lược viết hiệu quả sẽ giúp bạn xây dựng bài viết thuyết phục và đạt điểm cao. Dưới đây là những chiến lược quan trọng nhất bạn nên áp dụng:

    Mẹo viết bài Agree or Disagree essay Writing Task 2 đạt điểm cao
    Mẹo viết bài Agree or Disagree essay Writing Task 2 đạt điểm cao
    • Lập luận hai chiều: Xem xét cả hai mặt của vấn đề trước khi đưa ra quan điểm giúp bài viết của bạn trở nên thuyết phục và cân bằng hơn. Ngay cả khi bạn hoàn toàn đồng ý hoặc không đồng ý, việc thừa nhận và phân tích quan điểm đối lập cho thấy khả năng tư duy đa chiều của bạn.
    • Ví dụ cụ thể: Sử dụng ví dụ thực tế, số liệu, hoặc nghiên cứu để hỗ trợ lập luận là yếu tố then chốt để thuyết phục người đọc. Ví dụ cụ thể giúp minh họa ý tưởng trừu tượng và tạo sự kết nối với thực tiễn, đồng thời làm tăng tính thuyết phục của bài viết.
    • Kết hợp từ vựng học thuật: Sử dụng từ vựng học thuật kết hợp với ngôn ngữ thông thường giúp bài viết của bạn đạt được độ chính xác và tinh tế cần thiết cho việc thể hiện ý tưởng phức tạp. Tuy nhiên, cần cân bằng giữa từ vựng học thuật và ngôn ngữ dễ hiểu để tránh tạo cảm giác gượng ép.
    • Phát triển lập luận toàn diện: Đảm bảo mỗi lập luận được phát triển đầy đủ với giải thích, ví dụ và phân tích sâu sắc giúp bài viết thuyết phục hơn. Một lập luận hoàn chỉnh thường bao gồm luận điểm, giải thích, minh họa bằng ví dụ, và phân tích tác động hoặc hệ quả.
    • Các cấu trúc câu đa dạng: Kết hợp câu đơn, câu phức và câu phức tạp giúp tạo nhịp điệu cho bài viết và thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. Đây là một trong những yếu tố quan trọng được đánh giá trong tiêu chí Ngữ pháp (Grammatical Range and Accuracy).
    • Sử dụng từ nối hiệu quả: Áp dụng từ nối phù hợp để liên kết ý tưởng và chuyển đổi giữa các đoạn giúp bài viết trở nên mạch lạc và dễ theo dõi. Từ nối đóng vai trò như các cầu nối logic giữa các ý tưởng, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt mối quan hệ giữa các luận điểm.

    4. Bài mẫu IELTS Writing task 2 Agree or Disagree

    Dưới đây là ba bài mẫu cho dạng writing task 2 agree or disagree với band điểm cao. Bạn hãy tham khảo để biết cách viết cụ thể nhé:

    Bài mẫu 1: Đồng ý hoàn toàn (Band 8.0)

    Đề bài: Some people believe that university education should focus on preparing students for the job market rather than providing general knowledge. To what extent do you agree or disagree?

    Phân tích đề bài: Đề bài yêu cầu thảo luận về mục đích của giáo dục đại học: liệu nên tập trung vào chuẩn bị cho thị trường việc làm hay cung cấp kiến thức tổng quát. Tôi cần bày tỏ quan điểm về mức độ đồng ý/không đồng ý với ý kiến này.

    Bài mẫu:

    In an increasingly competitive global economy, the purpose of higher education has become a subject of debate. Some argue that universities should prioritize job market preparation over general knowledge acquisition. I completely agree with this perspective for several compelling reasons.

    Firstly, the primary motivation for most students pursuing university education is to secure gainful employment. The substantial investment of time and money in obtaining a degree is justified primarily by improved career prospects. When universities focus on workplace skills, they directly address this fundamental need. For example, programs incorporating internships, industry projects, and practical training consistently produce graduates who transition more smoothly into professional roles. The success of cooperative education models at institutions like Waterloo University in Canada, where students alternate between academic terms and paid industry placements, demonstrates the effectiveness of this approach.

    Secondly, the rapid evolution of technology and business practices demands job-specific skills that general knowledge alone cannot provide. Graduates equipped with specialized technical competencies and industry awareness are more valuable to employers than those with broad theoretical understanding but limited practical abilities. Consider the field of computer science, where knowledge of specific programming languages, development methodologies, and cybersecurity protocols is far more relevant to immediate employability than a general understanding of computing theory.

    In conclusion, while general knowledge has its place, I firmly believe universities should prioritize job market preparation to fulfill their primary role in modern society. This approach not only meets students' expectations and needs but also responds to the demands of the contemporary economy while still developing transferable intellectual abilities.

    Bài mẫu 2: Không đồng ý hoàn toàn (Band 7.5)

    Đề bài: Some people think that the best way to reduce crime is to give longer prison sentences. Others, however, believe there are better alternative ways of reducing crime. Discuss both views and give your opinion.

    Phân tích đề bài: Đề bài yêu cầu thảo luận về hai quan điểm khác nhau về cách giảm tội phạm: một là tăng thời gian phạt tù, hai là các biện pháp thay thế. Tôi cần thảo luận cả hai quan điểm và đưa ra ý kiến cá nhân.

    Bài mẫu:

    There is ongoing debate about the most effective approach to crime reduction in society. While some advocate for extended incarceration periods, others propose alternative strategies. I completely disagree with the notion that longer prison sentences are the optimal solution and believe other methods offer more sustainable results.

    Proponents of increased prison terms argue that extended incarceration serves as a powerful deterrent. They contend that the prospect of spending decades behind bars discourages potential offenders from engaging in criminal activity. Additionally, longer sentences keep dangerous individuals isolated from society, theoretically preventing them from committing further crimes during their confinement. Countries like the United States have implemented such policies, with some states mandating "three strikes" laws that impose lengthy sentences for repeat offenders.

    However, I firmly believe alternative approaches are significantly more effective. Rehabilitation programs that address the root causes of criminal behavior – such as substance abuse, mental health issues, and lack of education – show consistently better outcomes in reducing reoffending rates. For instance, Nordic countries like Norway focus on rehabilitation rather than punishment, resulting in recidivism rates around 20% compared to over 40% in countries emphasizing punitive measures. These programs equip offenders with skills and support systems necessary for successful reintegration into society.

    In conclusion, while longer prison sentences might temporarily remove offenders from society, they fail to address the underlying causes of criminal behavior and often exacerbate problems upon release. I strongly believe that rehabilitation programs and preventative social measures represent more effective, humane, and economically sensible approaches to creating safer communities.

    Bài mẫu 3: Đồng ý một phần (Band 8.5)

    Đề bài: Some people believe that children should be allowed to watch whatever they want on television and the internet, while others think parents should strictly control what their children are exposed to. Discuss both views and give your opinion.

    Phân tích đề bài: Đề bài yêu cầu thảo luận về hai quan điểm trái ngược về việc trẻ em nên được tự do hay bị kiểm soát khi tiếp cận nội dung trên TV và internet. Tôi cần thảo luận cả hai quan điểm và đưa ra ý kiến cá nhân.

    Bài mẫu:

    The debate over children's access to digital content has intensified in our increasingly connected world. While some advocate for unrestricted access, claiming it fosters independence, others insist on strict parental oversight to protect young minds. I partially agree with both perspectives, believing that a balanced approach combining reasonable supervision with age-appropriate freedom is most beneficial.

    Those supporting unrestricted access argue that exposure to diverse content develops critical thinking skills and media literacy. They suggest that children naturally gravitate toward age-appropriate material when given freedom, and learning to navigate digital spaces independently prepares them for adulthood in a technology-driven society. Additionally, proponents contend that excessive restrictions may simply drive children to access prohibited content secretly, potentially in less safe environments. Research from digital education specialists indicates that children who develop independent media selection skills early often demonstrate better self-regulation with technology as teenagers.

    Conversely, advocates for strict parental control highlight the genuine risks of unrestricted access. Young children lack the cognitive development to distinguish between appropriate and harmful content, potentially exposing them to violence, explicit material, or predatory individuals. Studies by child psychologists have linked early exposure to violent media with increased aggression and desensitization. Furthermore, excessive screen time without parental guidance can displace important developmental activities like physical play, face-to-face social interaction, and academic pursuits.

    I believe the most effective approach combines elements from both perspectives, adapting as children mature. For younger children, active parental oversight is essential, utilizing child-friendly platforms and age-appropriate content filters. However, this supervision should gradually transition toward guided independence as children demonstrate responsibility. Parents should engage in ongoing conversations about digital citizenship, critical media evaluation, and online safety rather than simply imposing restrictions. For example, co-viewing programs with younger children and discussing content critically, then gradually allowing more autonomy with check-ins for teenagers represents an evolving approach that respects development.

    In conclusion, while I acknowledge valid concerns from both perspectives, I believe neither complete freedom nor rigid control serves children's best interests. A thoughtful progression from guided exploration to monitored independence adjusted to each child's maturity and circumstances—best prepares young people for our digital world while protecting their wellbeing.

    Như vậy, IELTS LangGo đã hướng dẫn bạn cách viết dạng bài Agree or Disagree essay trong Writing Task 2, đồng thời cùng bạn tham khảo một số bài mẫu để bạn có thể hiểu rõ hơn cách làm dạng bài này. Hãy thực hành thường xuyên và áp dụng những mẫu câu, cấu trúc đã học để ngày càng hoàn thiện kỹ năng viết của mình bạn nhé!

    TEST IELTS MIỄN PHÍ VỚI GIÁO VIÊN 8.5 IELTS - Tư vấn lộ trình học HIỆU QUẢ dành riêng cho bạn!
    Hơn 15.000 học viên đã thành công đạt/vượt band điểm IELTS mục tiêu tại LangGo. Hãy kiểm tra trình độ IELTS miễn phí để được tư vấn lộ trình cá nhân hoá bạn nhé!
    • CAM KẾT ĐẦU RA theo kết quả thi thật 
    • Học bổ trợ 1:1 với giảng viên đứng lớp
    • 4 buổi bổ trợ Speaking/tháng
    • Tăng band chỉ sau 1,5 - 2,5 tháng
    • Hỗ trợ đăng ký thi thật tại BC, IDP
    Đánh giá

    ★ 5 / 5

    (1 đánh giá)

    ĐẶT LỊCH TƯ VẤN MIỄN PHÍ LỘ TRÌNH Săn ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ

    Bạn cần hỗ trợ?