Parental pressure là một chủ đề Writing Task 2 tưởng chừng gần gũi và khá dễ viết với thế hệ các bạn trẻ ngày nay nhưng trên thực tế là lại một chủ đề cực kỳ “khó nhằn” đặc biệt là khi việc xử lý ý tưởng của các bạn còn chưa sâu.
Trong bài học hôm nay, IELTS LangGo sẽ đem đến cho các bạn bài mẫu chủ đề Parent IELTS Writing Task 2 kèm dàn ý chi tiết cũng như những từ vựng và cấu trúc được sử dụng để giúp bạn chinh phục đề bài này.
Đề bài: Some parents nowadays put more pressure on their children to succeed. Why is this the case? Is it a negative or positive trend? |
Topic: Parental pressure
Keywords: parents nowadays, put more pressure, children, succeed, why, negative/ positive trend
Dạng bài: Two-part questions (Causes + Opinion).
Đây là dạng bài kết hợp giữa dạng Causes-Problems-Solutions và Opinion truyền thống với một câu hỏi hỏi về Causes (nguyên nhân, lý do) và một câu hỏi hỏi về quan điểm của thí sinh (về việc sự vật, sự việc được nêu ra trong bài là một xu hướng tích cực hay tiêu cực)
Cách tiếp cận:
Dạng bài này sẽ có cách triển khai là sự kết hợp của 1 đoạn theo dạng Causes và 1 đoạn theo dạng Opinion.
Introduction:
Body 1:
Body 2:
Conclusion:
Điều quan trọng các bạn cần chú ý khi viết đề bài này chính là: mỗi đoạn sẽ trả lời cho một câu hỏi riêng trong bài nên các bạn cần tránh việc bỏ qua câu hỏi về Causes mà xử lý như một bài Opinion truyền thống bởi như vậy sẽ bị mất điểm nhé.
Bài mẫu:
In recent years, an increasing number of parents have exerted considerable pressure on their children to achieve success. While several factors are believed to contribute to the prevalence of this phenomenon, I argue that this trend is predominantly detrimental.
To begin with, some causes for the increased parental pressure on children should be carefully considered. One of the primary reasons behind this phenomenon is parents' elevated expectations concerning their children's academic and professional achievements. Many parents equate success with high-paying careers, pushing their children to excel academically and engage in numerous extracurricular activities. For example, in countries like South Korea, students are often enrolled in private tutoring sessions and extracurricular programs from a young age to improve their chances of entering top universities. Additionally, the escalating competition for prestigious schools and well-paying jobs has heightened parental anxiety. With limited access to top institutions and positions, parents feel compelled to ensure their children are well-prepared to stand out. The widespread media coverage of exceptionally young achievers only amplifies this pressure, leading parents to fear that their own children may be falling behind their peers.
However, this trend has several negative implications. Firstly, unrelenting pressure can seriously affect children’s mental well-being. Constantly striving to meet high expectations can induce significant levels of stress, anxiety, and burnout, diminishing their ability to focus and discouraging them from taking risks or exploring their own interests. For instance, studies in the United States have shown that students under constant academic pressure are more prone to mental health issues, such as anxiety disorders and depression. Over time, this can actually hinder their academic performance and stifle creativity. Secondly, this dynamic can severely strain the parent-child relationship. Children often interpret this pressure as a lack of confidence in their abilities or interests, leading to feelings of resentment and emotional detachment. Consequently, communication between parents and children may become strained, reducing the depth of emotional connection and creating an environment of tension.
In conclusion, while the desire to see children succeed is natural, the excessive pressure some parents impose is largely counterproductive. It not only jeopardizes the mental health of children but also risks undermining the crucial emotional bond between parents and their offspring, making this a negative trend overall.
Bản dịch:
Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều bậc cha mẹ gây áp lực đáng kể lên con cái của họ để đạt được thành công. Mặc dù có nhiều yếu tố được cho là góp phần vào hiện tượng này, tôi cho rằng xu hướng này chủ yếu mang tính tiêu cực.
Trước hết, một số nguyên nhân của việc gia tăng áp lực từ phụ huynh lên con cái cần được xem xét cẩn thận. Một trong những lý do chính đằng sau hiện tượng này là kỳ vọng cao của cha mẹ về thành tích học tập và nghề nghiệp của con cái. Nhiều bậc cha mẹ đồng nhất thành công với những nghề có thu nhập cao, thúc đẩy con cái họ phải vượt trội trong học tập và tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa. Ví dụ, ở các quốc gia như Hàn Quốc, học sinh thường được đăng ký vào các lớp học thêm và chương trình ngoại khóa từ khi còn nhỏ để cải thiện cơ hội vào các trường đại học hàng đầu. Ngoài ra, sự cạnh tranh khốc liệt để vào các trường danh tiếng và có được công việc tốt cũng làm gia tăng lo lắng của các bậc cha mẹ. Khi cơ hội vào các tổ chức và vị trí hàng đầu bị giới hạn, cha mẹ cảm thấy bắt buộc phải đảm bảo con cái của họ được chuẩn bị kỹ lưỡng để nổi bật. Sự xuất hiện dày đặc của các tin tức về những người trẻ tuổi đạt thành tích xuất sắc chỉ làm gia tăng áp lực này, khiến cha mẹ lo sợ rằng con cái họ có thể bị tụt lại phía sau so với bạn bè cùng trang lứa.
Tuy nhiên, xu hướng này có nhiều tác động tiêu cực. Trước hết, áp lực liên tục có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của trẻ. Việc liên tục cố gắng đáp ứng kỳ vọng cao có thể gây ra mức độ căng thẳng, lo âu và kiệt sức cao, làm giảm khả năng tập trung và ngăn cản trẻ dám mạo hiểm hoặc khám phá những sở thích của riêng mình. Ví dụ, các nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy học sinh dưới áp lực học tập liên tục có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khỏe tinh thần như rối loạn lo âu và trầm cảm. Theo thời gian, điều này có thể thực sự cản trở thành tích học tập và kìm hãm sự sáng tạo. Thứ hai, động lực này có thể làm căng thẳng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Trẻ thường hiểu áp lực này là sự thiếu tin tưởng vào khả năng hoặc sở thích của mình, dẫn đến cảm giác oán giận và tách rời về mặt cảm xúc. Kết quả là, sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái có thể trở nên căng thẳng, giảm thiểu sự kết nối về mặt tình cảm và tạo ra một môi trường đầy áp lực.
Tóm lại, mặc dù mong muốn con cái thành công là điều tự nhiên, nhưng việc cha mẹ đặt quá nhiều áp lực lại chủ yếu mang tính phản tác dụng. Nó không chỉ gây nguy hại cho sức khỏe tinh thần của trẻ mà còn làm suy yếu mối quan hệ tình cảm quan trọng giữa cha mẹ và con cái, khiến xu hướng này trở nên tiêu cực.
Trong phần này các bạn hãy tham khảo và note lại những từ vựng và cấu trúc mà IELTS LangGo đã sử dụng trong sample để đảm bảo 2 tiêu chí Grammatical Range & Accuracy và Lexical Resource của bài Writing Task 2 nhé.
Câu ghép/phức: While several factors are believed to contribute to the prevalence of this phenomenon, I argue that this trend is predominantly detrimental.
Mệnh đề quan hệ rút gọn: Many parents equate success with high-paying careers, pushing their children to excel academically and engage in numerous extracurricular activities
Mệnh đề quan hệ: The widespread media coverage of exceptionally young achievers only amplifies this pressure, leading parents to fear that their own children may be falling behind their peers.
Câu bị động: For example, in countries like South Korea, students are often enrolled in private tutoring sessions and extracurricular programs from a young age to improve their chances of entering top universities.
Câu có động từ khuyết thiếu: Secondly, this dynamic can severely strain the parent-child relationship.
Câu dùng thì hiện tại hoàn thành: In recent years, an increasing number of parents have exerted considerable pressure on their children to achieve success.
Trên đây là dàn ý chi tiết và bài mẫu Topic Parent Pressure Writing Task 2: Some parents nowadays put more pressure on their children to succeed. Why is this the case? Is it a negative or positive trend?
Hy vọng phần hướng dẫn cũng như từ vựng và cấu trúc từ sample của IELTS LangGo sẽ giúp bạn nắm được cách viết và chinh phục đề bài này dễ dàng hơn.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ