Obesity là một chủ đề liên quan đến sức khỏe khá quen thuộc trong phần thi IELTS Writing Task 2.
Để giúp các bạn biết cách triển khai bài viết về chủ đề này, IELTS LangGo sẽ cùng bạn phân tích và đưa ra bài mẫu cho một đề thi thực tế topic Obesity IELTS Writing Task 2. Các bạn hãy tham khảo ngay nhé.
Đề bài: More and more people are becoming seriously overweight. Some people say that the price increase of fattening foods will solve the problem. To what extent do you agree or disagree? |
Topic: Obesity
Keywords: serious overweight, price increase of fattening foods, solve the problem, agree, disagree
Dạng bài: Opinion
Đây là dạng bài yêu cầu các bạn đưa ra quan điểm của mình về việc có đồng tình hay không đồng tình với một ý kiến nào đó đã được đưa ra trong đề bài
Cách tiếp cận: Với dạng bài này, các bạn nên triển khai nội dung bài viết theo các ý sau:
Introduction:
Body 1:
Body 2:
Conclusion:
Dựa vào dàn ý chi tiết đã lên trong phần trước, các bạn hãy bắt tay vào viết một bài Writing Task 2 hoàn chỉnh nhé. Dưới đây là bài mẫu band 7.0+ được biên soạn bởi thầy cô tại IELTS LangGo để các bạn tham khảo.
Bài mẫu:
The issue of obesity is becoming increasingly prevalent, leading some to propose that raising the prices of fattening foods could be an effective solution. While this approach has some merit, I believe it is only partially effective and could have unintended consequences.
On the one hand, increasing the price of unhealthy, fattening foods can help solve the problem of obesity to some extent. One benefit of this practice is that it might encourage individuals, especially those who are obese, to reconsider their dietary choices. When unhealthy food items become more expensive, people may be more likely to choose healthier alternatives that are more reasonably priced. For instance, if the cost of sugary drinks like soda or alcohol rises significantly, consumers might opt for healthier options such as water or fruit juice, which are generally cheaper. Additionally, imposing higher production taxes on fattening foods could lead companies to either reduce or stop producing such items. Fearing loss of profit or even bankruptcy, businesses might shift towards manufacturing healthier products, thus reducing the availability of unhealthy food options in the market.
However, opponents of this strategy including me would argue that it has more drawbacks than benefits. For one, altering the food market in such a manner could disrupt consumer habits, leading to dissatisfaction among customers. Businesses that are customer-centered may hesitate to change their product lines drastically, fearing a loss of their consumer base. Moreover, increasing the prices of fattening foods could disproportionately affect people with limited economic means. As food companies pivot towards producing healthier items, the prices of these products might rise as well, making it difficult for low-income individuals to afford them. This could create a situation where healthier options become a luxury, accessible only to those with higher incomes, while those with less financial flexibility continue to consume unhealthy, but now more expensive, food.
In conclusion, while raising the prices of fattening foods could encourage some people to make healthier choices and potentially lead companies to produce healthier products, it is not a comprehensive solution. A more balanced approach, perhaps combining price adjustments with education and accessibility to healthy foods, would likely be more effective in addressing the growing problem of obesity.
Bản dịch:
Vấn đề béo phì đang ngày càng trở nên phổ biến, dẫn đến việc một số người đề xuất rằng việc tăng giá các loại thực phẩm gây béo có thể là một giải pháp hiệu quả. Mặc dù cách tiếp cận này có một số giá trị, tôi cho rằng nó chỉ hiệu quả một phần và có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Một mặt, việc tăng giá các loại thực phẩm không lành mạnh, gây béo có thể giúp giải quyết vấn đề béo phì ở một mức độ nhất định. Một lợi ích của biện pháp này là nó có thể khuyến khích mọi người, đặc biệt là những người bị béo phì, cân nhắc lại lựa chọn chế độ ăn uống của mình. Khi các mặt hàng thực phẩm không lành mạnh trở nên đắt đỏ hơn, mọi người có thể chọn những thực phẩm thay thế lành mạnh hơn với giá cả hợp lý hơn. Ví dụ, nếu giá của các loại đồ uống có đường như nước ngọt hay rượu bia tăng lên đáng kể, người tiêu dùng có thể chọn các lựa chọn lành mạnh hơn như nước lọc hoặc nước ép trái cây, thường rẻ hơn. Thêm vào đó, việc áp dụng thuế sản xuất cao hơn đối với các loại thực phẩm gây béo có thể khiến các công ty giảm hoặc ngừng sản xuất những mặt hàng này. Sợ mất lợi nhuận hoặc thậm chí phá sản, các doanh nghiệp có thể chuyển sang sản xuất các sản phẩm lành mạnh hơn, từ đó giảm sự sẵn có của các loại thực phẩm không lành mạnh trên thị trường.
Tuy nhiên, những người phản đối chiến lược này, bao gồm cả tôi, sẽ lập luận rằng nó có nhiều nhược điểm hơn là lợi ích. Trước hết, việc thay đổi thị trường thực phẩm theo cách này có thể làm gián đoạn thói quen tiêu dùng, dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng. Các doanh nghiệp chú trọng khách hàng có thể do dự trong việc thay đổi đáng kể dòng sản phẩm của họ vì lo sợ mất đi khách hàng. Hơn nữa, việc tăng giá các loại thực phẩm gây béo có thể ảnh hưởng không tương xứng đến những người có điều kiện kinh tế hạn chế. Khi các công ty thực phẩm chuyển hướng sang sản xuất các mặt hàng lành mạnh hơn, giá của các sản phẩm này cũng có thể tăng, khiến những người có thu nhập thấp khó có thể chi trả. Điều này có thể tạo ra tình huống mà các lựa chọn lành mạnh trở thành một thứ xa xỉ, chỉ dành cho những người có thu nhập cao, trong khi những người có ít khả năng tài chính hơn vẫn tiếp tục tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh nhưng giờ đây lại đắt đỏ hơn.
Kết luận, mặc dù việc tăng giá các loại thực phẩm gây béo có thể khuyến khích một số người lựa chọn những thực phẩm lành mạnh hơn và có khả năng khiến các công ty sản xuất các sản phẩm lành mạnh hơn, đây không phải là một giải pháp toàn diện. Một cách tiếp cận cân bằng hơn, có lẽ kết hợp việc điều chỉnh giá cả với giáo dục và khả năng tiếp cận các thực phẩm lành mạnh, có thể hiệu quả hơn trong việc giải quyết vấn đề béo phì đang gia tăng.
Từ vựng và cấu trúc là 2 yếu tố rất quan trọng giúp bạn “ăn điểm” 2/4 tiêu chí của bài Writing Task 2 là Grammatical Range & Accuracy và Lexical Resource.
Vì vậy, sau khi tham khảo bài mẫu chủ đề Obesity/overweight Writing Task 2, các bạn đừng quên take note lại những từ vựng và cấu trúc hay để có thể áp dụng vào bài Writing của mình nhé.
Câu bị động: When unhealthy food items become more expensive, people may be more likely to choose healthier alternatives that are more reasonably priced.
Mệnh đề quan hệ rút gọn: The issue of obesity is becoming increasingly prevalent, leading some to propose that raising the prices of fattening foods could be an effective solution.
Mệnh đề quan hệ: One benefit of this practice is that it might encourage individuals, especially those who are obese, to reconsider their dietary choices.
Câu điều kiện: For instance, if the cost of sugary drinks like soda or alcohol rises significantly, consumers might opt for healthier options such as water or fruit juice, which are generally cheaper.
Câu sử dụng động từ khuyết thiếu: Businesses that are customer-centered may hesitate to change their product lines drastically, fearing a loss of their consumer base.
Trên đây là phần phân tích đề, dàn ý chi tiết và bài mẫu cho đề thi Writing: More and more people are becoming seriously overweight. Some people say that the price increase of fattening foods will solve this problem. To what extent do you agree or disagree?
Hy vọng rằng ý tưởng triển khai cùng những từ vựng và cấu trúc từ sample sẽ giúp bạn tự tin chinh phục chủ đề Obesity trong phần thi IELTS Writing Task 2.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ