Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, cam kết đầu ra - IELTS LangGo ×
Câu điều kiện: Phân loại, công thức và bài tập ứng dụng
Nội dung

Câu điều kiện: Phân loại, công thức và bài tập ứng dụng

Post Thumbnail

Các bạn có biết rằng để đạt được điểm cao trong tiêu chí Grammar Range and Accuracy (ngữ pháp đa dạng và chính xác) của IELTS, việc sử dụng thành thạo 4 dạng câu điều kiện là yếu tố tiên quyết?

Mặc dù khái niệm và công thức cấu tạo của câu điều kiện tương đối đơn giản, nhưng những cấu trúc mở rộng của câu điều kiện lại khiến nhiều người học tiếng Anh dễ nhầm lẫn.

Chính vì thế, trong bài viết này, IELTS LangGo sẽ tập trung làm rõ về cách sử dụng tất tần tật của câu điều kiện loại 0, 1, 2, 3 qua những ví dụ cụ thể giúp bạn có thể nắm chắc kiến thức và áp dụng vào các bài tập một cách chính xác.

Thành thạo câu điều kiện là tiêu chí để đạt được điểm cao trong bài thi IELTS

Thành thạo câu điều kiện để đạt được điểm cao trong bài thi tiếng Anh

1. Định nghĩa câu điều kiện trong tiếng anh

Câu điều kiện (Conditional sentences) là loại câu có 1 vế nêu lên giả thiết về một tình huống có thể xảy ra với khi một điều kiện được thỏa mãn. Trong ngữ pháp tiếng Anh, câu điều kiện  là 1 dạng câu có cấu trúc hoàn chỉnh gồm 2 vế, 2 vế này sẽ ảnh hưởng lẫn nhau về cách chia động từ ý nghĩa của câu nói. 

Ví dụ:

  • If you put more things in that bag, it will be tore apart. (Nếu mày cố cho thêm đồ vào cái túi đấy thì nó sẽ bị rách tan ra đó.).

  • What would you do if you won a huge amount of money? (Bạn sẽ làm gì nếu bạn thắng được một số tiền lớn?)

Câu điều kiện là một ví dụ của câu phức, gồm hai mệnh đề chứa đủ chủ ngữ và vị ngữ. Hai mệnh đề trong một câu điều kiện là:

  • Mệnh đề chứa “If” là mệnh đề phụ, hay còn gọi là mệnh đề điều kiện (If clause). Mệnh đề này nêu lên điều kiện để sự việc ở mệnh đề chính xảy ra.
  • Mệnh đề chính (main clause) hay còn gọi là mệnh đề kết quả, nếu ra sự việc sẽ xảy ra nếu điều kiện được thỏa mán,

“If” đóng vai trò như một từ nối, nối hai mệnh đề trên với nhau thành một câu hoàn chỉnh.

Ví dụ:

  • I’d be very scared if somebody pointed a gun at me. (Tôi sẽ rất sợ hãi nếu ai đó chĩa súng vào tôi.)

Trong ví dụ trên, mệnh đề chính là “I’d be very scared” và mệnh đề phụ (If-clause) là “if somebody pointed a gun at me”.

Chú ý: Nếu mệnh đề điều kiện (If-clause) đứng trước thì cần có dấu phẩy ngăn cách giữa hai mệnh đề. Tuy nhiên, nếu mệnh đề chính (mệnh đề kết quả) đứng trước thì không cần dấu phẩy ngăn cách giữa hai mệnh đề.

Ví dụ:

  • If there were a presidential election tomorrow, who would you vote for? (Nếu có một cuộc bầu cử tổng thống ngày mai, bạn sẽ bầu cho ai?) → cần dấu phẩy giữa hai mệnh đề

  • There are many things I would like to do if I had more time. (Có rất nhiều thứ tôi muốn làm nếu tôi có nhiều thời gian hơn.) → không cần dấu phẩy giữa hai mệnh đề

Câu điều kiện gồm hai mệnh đề, mệnh đề chỉ kết quả và mệnh đề If

Câu điều kiện gồm hai mệnh đề: mệnh đề chỉ kết quả và mệnh đề nêu điều kiện

2. Phân loại và công thức câu điều kiện trong tiếng Anh

Dựa trên các thời điểm điều kiện xảy ra, câu điều kiện được phân thành 5 loại khác nhau tương ứng với từng thời điểm đó. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách dùng và công thức của mỗi loại câu điều kiện sau đây nhé!

2.1. Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 0 được sử dụng để nêu lên sự thật về mặt khoa học hoặc những sự kiện mà kết quả của nó luôn đúng. Ta có công thức câu điều kiện loại 0 tóm gọn như sau:

Mệnh đề If

Mệnh đề chính

If + S + V(s,es)

(chia thì hiện tại đơn)

S + V(s,es)

(chia thì hiện tại đơn)

Ví dụ:

  • If you boil water, steam rises. (Nếu bạn đun sôi nước, hơi nước bốc lên.)

  • If public transport is efficient, people stop using their private vehicles. (Nếu giao thông công cộng mà hiệu quả, mọi người sẽ không dùng phương tiện cá nhân nữa.)

  • Animals die if they don’t get enough water. (Động vật sẽ chết nếu chúng không uống đủ nước.)

Bên cạnh đó, câu điều kiện loại 0 còn được dùng để đưa ra lời chỉ dẫn hay lời đề nghị:

Ví dụ:

  • If Anna phones, tell her to meet me in the park. (Nếu Anna gọi đến, bảo cô ấy gặp tôi ở công viên.)

  • If you have health problems, talk to your doctor. (Nếu bạn gặp vấn đề về sức khỏe, hãy đi khám bác sĩ.)

  • Meet me here if we get separated. (Gặp tôi ở đây nếu chúng ta tách nhau ra.)

Trong công thức câu điều kiện loại 0, bạn có thể thay “If” bằng “when” mà ý nghĩa của câu vẫn không bị thay đổi:

Ví dụ:

  • If you press the button, the air conditioner turns on. / When you press the button, the air conditioner turns on. (Nếu/Khi bạn nhấn cái nút này, điều hòa được bật lên.)

  • Water boils if it reaches 100 Celsius degrees. / Water boils when it reaches 100 Celsius degrees. (Nước sôi nếu/khi đạt 100 độ C.)

2.2 Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 1 dùng để diễn tả điều kiện của tình huống, sự việc ở hiện tại mà kết quả của chúng có thể xảy ra trong tương lai (người nói tin rằng tình huống này có thể xảy ra thật).

Cấu trúc câu điều kiện loại 1 có mệnh đề phụ được chia ở thì hiện tại đơn trong khi mệnh đề chính được chia ở thì tương lai đơn.

Mệnh đề If

Mệnh đề chính

If + S + V(s,es),

(chia thì hiện tại đơn)

S + will + V

(chia thì tương lai đơn)

Ví dụ:

  • If you try your best, you can win the competition. (Nếu bạn cố gắng hết sức, bạn có thể giành chiến thắng trong cuộc thi.)

  • Chelsea will be top of the league if they win. (Đội bóng Chelsea sẽ đứng nhất mùa giải nếu họ thắng.)

  • What will you do if you are late for the train to Tokyo? (Bạn sẽ làm gì nếu bạn lỡ chuyến tàu đến Tokyo?)

Tùy theo nội dung người nói muốn truyền đạt, mệnh đề If có thể được chia ở thì hiện tại tiếp diễn.

Ví dụ:

  • If these children are enjoying themselves, we’ll allow them to play until they are ready for dinner. (Nếu bọn trẻ đang tận hưởng cuộc vui, chúng tôi sẽ cho phép chúng chơi cho đến khi chúng sẵn sàng ăn tối.)

  • If the global economy is growing by 2%, then it is growing too slow. (Nếu nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng ở mức 2%, nó đang tăng trưởng quá chậm.)

Trường hợp người nói muốn thể hiện sự “cho phép. đồng ý, gợi ý” có thể dùng “may/can + V” trong công thức câu điều kiện loại 1.

Ví dụ:

  • If the weather is nice, you may go hiking. (Nếu thời tiết đẹp, các con có thể đi leo núi)

  • You can go to the party if you're back by midnight. (Con có thể đi đến bữa tiệc nếu con về trước nửa đêm.)

Trường hợp người nói muốn thể hiện sự “khuyên nhủ, đề nghị, yêu cầu” có thể dùng “must/have to/should/be able to + V”.

Ví dụ:

  • If you want to fit in that tracksuit, you should lose weight. (Nếu bạn muốn mặc vừa bộ quần áo thể thao đó, bạn nên giảm cân.)

  • If you buy my school supplies for me, I will be able to go to the amusement park. (Nếu bạn mua đồ dùng học tập cho tôi, tôi sẽ có thể đi đến công viên giải trí.)

Trường hợp đưa ra một mệnh lệnh hay yêu cầu, ta có thể dùng chủ ngữ ẩn.

Ví dụ:

  • If you want to get up early, don't stay up until 1 am. (Nếu bạn muốn dậy sớm, đừng thức đến 1 giờ sáng.)

  • If he comes, please tell him to call me. (Nếu anh ấy đến, làm ơn hãy nói anh ấy gọi cho tôi.)

Trong công thức câu điều kiện loại 1, bạn có thể thay “If” bằng các từ “unless, as long as, as soon as” hoặc “in case”.

Ví dụ:

  • Mark leaves as soon as the babysitter arrives. (Mark rời đi ngay khi cô trông trẻ đến.)

  • I don't want to stay in Tokyo unless I get a well-paid job. (Tôi không muốn sống ở Tokyo nếu tôi không có một công việc với mức lương cao.)

  • You should buy insurance for your house in case there’s a fire. (Bạn nên mua bảo hiểm cho ngôi nhà phòng trường hợp có hỏa hoạn.)

Công thức câu điều kiện loại 1 tương đối đơn giản và dễ nhớ

Công thức câu điều kiện loại 1 tương đối đơn giản và dễ nhớ

Các bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn cách sử dụng và công thức của câu điều kiện loại 0 và loại 1 phù hợp với những bạn mất gốc qua video dưới đây:

Hướng dẫn cách dùng và cấu trúc của câu điều kiện loại 0 và loại 1

2.3. Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 2 dùng để diễn tả một tình huống không có thực ở hiện tại và cũng không thể xảy ra trong tương lai. Trong cấu trúc câu điều kiện loại 2, ta lùi một thì của động so với câu điều kiện loại 1 ở cả 2 vế. Cụ thể như sau:

Mệnh đề If

Mệnh đề chính

If + S + V-ed,

(chia quá khứ đơn)

S + would/could + V

(chia tương lai trong quá khứ, will => would)

Ví dụ:

  • If it weren’t for the difficult view, that would be a perfect apartment. (Nếu không vì tầm nhìn khó khăn, kia đã là một căn chung cư hoàn hảo.)

  • If I became the president of the United States, I would make you my secretary. (Nếu tôi trở thành tổng thống Mỹ, tôi sẽ để cậu làm thư ký của tôi.)

  • If you found a wallet in the street, what would you do then? (Nếu bạn tìm thấy một chiếc ví trên đường, bạn sẽ làm gì sau đó?)

Động từ trong câu điều kiện loại 2 được chia ở thì quá khứ đơn

Động từ trong câu điều kiện loại 2 được chia ở thì quá khứ đơn

Bạn có thể xem ngay hướng dẫn chi tiết cấu trúc và cách dùng của câu điều kiện loại 2 qua các ví dụ cụ thể qua video dưới đây nhé!

Hướng dẫn cấu trúc và cách dùng của câu điều kiện loại 2

2.4. Câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 3 được dùng để nêu một giả thuyết trái với những gì đã xảy ra trong quá khứ hoặc nêu một giả thuyết trái với những gì mà người nói cho là đúng. Câu điều kiện loại 3 thường ám chỉ sự tiếc nuối hoặc lời trách móc.

Cùng tìm hiểu công thức câu điều kiện loại 3 dưới đây nhé!

Mệnh đề If

Mệnh đề chính

If + S + had + PP (quá khứ phân từ)

S + would + have + PP

Ví dụ:

  • If he had taken my advice, he wouldn’t have been in such trouble. (Nếu anh ấy nghe lời khuyên của tôi, anh ấy đã không gặp rắc rối như vậy.)

  • I don’t think Laura has come. If she had come, she would have left a message. (Tôi không nghĩ là Laura đã đến. Nếu cô ấy đã đến thì cô ấy đã để lại lời nhắn.)

  • If the fire alarm had gone off, it wouldn’t have been a disaster. (Nếu chuông báo cháy kêu, nó đã không phải là một thảm họa.)

2.5. Câu điều kiện hỗn hợp

Câu điều kiện hỗn hợp là sự kết hợp giữa mệnh đề điều kiện và kết quả ở các loại câu điều kiện 1, 2, 3 (các loại cơ bản) với nhau. 

Tình huống quá khứ + Kết quả hiện tại/tương lai (Loại 3 + Loại 2): diễn tả những tình huống trái ngược với sự thật đã xảy ra trong quá khứ và giả thiết về kết quả nếu tình huống này thực sự đã xảy ra. Kết quả này sẽ trái với sự thật ở hiện tại.

Mệnh đề If

Mệnh đề chính

If + S + had + PP

S + would + V

Ví dụ:

  • If I had accepted that scholarship, I would be in New York now. (Nếu tôi chấp nhận học bổng đó trước đây, giờ tôi sẽ ở New York.)

  • I could be a billionaire now if I had taken that job. (Tôi đã có thể trở thành một tỷ phú nếu tôi nhận công việc đó.)

Tình huống hiện tại + Kết quả quá khứ (Loại 2 + Loại 3): giả thiết về một hành động, sự việc sẽ xảy ra trong quá khứ nếu điều kiện nói tới có thật.

Mệnh đề If

Mệnh đề chính

If + S + V-ed

S + would/could + have + PP

Ví dụ:

  • If I were him, I would have accepted that scholarship. (Nếu tôi là anh ấy, tôi đã nhận học bổng đó rồi.)

2.6. If + should

Đôi lúc, ta sẽ thấy mệnh đề tình huống ở dạng If + should dùng để đề cập đến những việc xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên.

Ví dụ:

  • If you should bump into Sarah, can you tell her to call me? (Nếu bạn có gặp Sarah, hãy bảo cô ấy gọi tôi nhé.)

2.7. If + will/would

Đôi lúc, ta sẽ thấy mệnh đề tình huống ở dạng If + will/would dùng để thể hiện tình huống mà ai đó sẵn sàng làm gì.

Ví dụ:

  • If it will make you happy, I’ll go home earlier. (Nếu điều đó làm em vui, anh sẽ về nhà sớm hơn.)

Câu điều kiện hỗn hợp là sự kết hợp giữa câu điều kiện loại 1, 2 và 3

Câu điều kiện hỗn hợp là sự kết hợp giữa câu điều kiện loại 1, 2 và 3

Bạn có thể xem thêm video cực chi tiết về câu điều kiện loại 3 và loại hỗn hợp dưới đây nhé:

Câu điều kiện loại 3 và loại hỗn hợp, bao gồm cấu trúc, cách dùng và các ví dụ minh hoạ

3. Một số lưu ý về cách dùng câu điều kiện

Cũng giống như câu bị động có các dạng đặc biệt, cấu trúc câu đầu điều kiện cũng có những trường hợp đặc biệt mà người học cần lưu ý.

Bên cạnh các dạng phổ biến trển,, trong Tiếng Anh còn có 4 dạng câu điều kiện đặc biệt, lần lượt là:

  • Câu điều kiện đảo ngữ
  • Câu điều kiện hỗn hợp
  • Câu điều kiện nhấn mạnh
  • Câu điều kiện với Unless

1. Người học có thể thay thế If… not trong câu điều kiện loại 1 bằng câu điều kiện với Unless (trừ khi). Cấu trúc này được sử dụng với ý nghĩa là: Sự kiện A sẽ xảy ra nếu không có sự kiện B ngăn lại.

Ví dụ:

  • If the weather is good, we will comeback tomorrow. (Nếu thời tiết tốt , chúng tôi sẽ trở về vào ngày mai.)

⇒ Unless the weather is good, we won’t come back tomorrow. (Nếu thời tiết không tốt, chúng tôi sẽ không trở về vào ngày mai.)

Trong ví dụ phía trên, sự kiện thời tiết xấu (sự kiện B) có thể sẽ xảy ra và việc này có thể ngăn cản việc quay về của tôi vào ngày mai (sự kiện A).

Ví dụ 2:

  • If you don’t phone him immediately, you won’t get any updated information.

⇒ Unless you phone him immediately, you won’t get any updated information. (Nếu bạn không gọi cho anh ấy ngay lập tức, bạn sẽ không nhận được những thông tin mới.)

Ở ví dụ phía trên, việc bạn nhanh (sự kiện B) xảy ra sẽ giúp ngăn cản việc bạn bị muộn giờ (sự kiện A).

2. Một số cụm từ như provided that (miễn là), as long as (miễn là), as/ so long as (chừng nào mà), on condition that (với điều kiện là) có thể được dùng thay cho If khi người nói muốn nêu điều kiện với người nghe.

Ví dụ 1:

  • You can borrow my motorbike as long as you don’t drive too fast. (Cậu có thể mượn xe máy của tớ miễn là cậu không lái xe quá nhanh.)

  • Provided that there are enough cars, everyone can come on the trip. (Miễn là có đủ xe, tất cả mọi người đều có thể đi chuyến đi này.)

3. Trong câu điều kiện loại 2, động từ tobe luôn là ”were” dù chủ ngữ là số ít hay số nhiều.

Ví dụ:

  • If I were Jonathan, I would spend more quality time with my family. (Nếu tôi là Jonathan, tôi sẽ giành nhiều thời gian hơn với gia đình mình.)

  • I’d go outside and walk around if I were her. (Tôi sẽ ra ngoài và đi loanh quanh nếu tôi là cô ấy.)

Một số lưu ý quan trọng về cách sử dụng câu điều kiện 

Một số lưu ý quan trọng về cách sử dụng câu điều kiện

4. Câu điều kiện loại 2 và câu điều kiện loại 3 thường được sử dụng trong cấu trúc câu wish (câu điều ước) và cấu trúc câu would rather để diễn tả sự nuối tiếc hoặc trách móc ai đó đã hoặc không làm gì.

Ví dụ:

  • If I had reviewed for the English exam, I would not have got higher mark! (Nếu tôi ôn tập cho bài kiểm tra tiếng Anh, tôi đã có thể được điểm cao hơn!)

→ I wish I had reviewed for the English exam. (Tôi ước gì tôi đã ôn tập cho bài kiểm tra tiếng Anh.)

→ I would rather I had reviewed for the English exam. (Giá như tôi đã ôn tập cho bài kiểm tra tiếng Anh.)

  • I would have gone to see Carl if I had known that he was ill. (Tôi đã đến thăm Carl nếu tôi biết anh ấy bị ốm.)

→ I wish I’d known that Carl was ill. (Tôi ước rằng tôi biết Carl bị ốm.)

→ I would rather I had known that Carl was ill. (Giá như tôi biết Carl bị ốm.)

4. Bài tập ứng dụng

Bài 1. Chia dạng đúng của động từ trong ngoặc

1. If …………….. (I/know) his number, I would phone him.

2. ……………….. (I/ not / buy) that coat if I were you.

3. …………………. (I/help) you if I could, but I'm afraid I can't.

4. We don't need a car at present, but we would need a car if ……………… (we / live) in the country.

5. If we had the choice, (we/live) …………………. in the country.

6. This soup isn't very good. ……………………….. (it / taste) better if it wasn't so salty.

7. I wouldn't mind living in England if the weather ………………. (be) better.

8. If I were you, ……………….(I/ not / wait). ……………………… (I/go) now.

9. You're always tired. If ………………… (you / not/go) to bed so late every night, you wouldn't be tired all the time.

10. I think there are too many cars. If ……………….. (there / not/be) so many cars, ………………………… (there / not/be) so much pollution.

Bài 2. Viết lại các câu sau thành câu điều kiện

1. I wasn't hungry, so didn't eat anything.

2. The accident happened because the road was icy.

3. I didn't know that Joe had to get up early, so I didn't wake him up.

4. Unfortunately I lost my phone, so couldn't call you.

5. Karen wasn't injured in the crash because she was wearing a seat belt.

6. You didn’t have breakfast - that’s why you're hungry now.

7. I didn’t get a taxi because I didn’t have enough money.

Bài 3. Viết lại câu bắt đầu bằng “I wish”

1. You've eaten too much and now you feel sick.

You say: I wish ………………………………………………………………………..

2. There was a job advertised in the paper. You decided not to apply for it. Now you think that your decision was wrong.

You say: I wish …………………………………………………………………………

3. When you were younger, you never learned to play a musical instrument. Now you regret this.

You say: I wish …………………………………………………………………………..

4. You've painted the gate red. Now you think that red was the wrong color.

You say: I wish …………………………………………………………………………..

5. You are walking in the country. You'd like to take some pictures, but you didn't bring your camera.

You say: I wish ………………………………………………………………………….

6. You have some unexpected guests. They didn't phone you first to say they were coming. You are very busy and you are not prepared for them.

You say (to yourself): I wish ……………………………………………………………

(Nguồn bài tập: Tham khảo từ english-practice.net)

Đáp án:

Bài 1.

1. I knew

2. I wouldn’t buy

3. I would help

4. we lived

5. we would live

6. It would taste

7. were

8. I wouldn’t wait ………… I would go

9. you didn’t go

10. there weren’t ……………. there wouldn’t be

Bài 2.

1. I’d been hungry, I would have eaten something.

2. if the road hadn't been icy, the accident wouldn't have happened.

3. If I'd known / If I had known that Joe had to get up early, I'd have woken / I would have woken him up.

4. If I hadn't lost my phone (or If I'd had my phone), I'd have called you / I would have called you / I would have been able to call you / I could have called you

5. If Karen hadn't been wearing a seat belt, she'd have been injured / she would have been injured (in the crash), or she might/could have been injured

6. If you'd had / If you had had breakfast, you wouldn't be hungry now

7. If I'd had / If had had enough money, I'd have got / I would have got a taxi.

Bài 3.

1. I wish I hadn’t eaten so much.

2. I wish I'd applied / I wish I had applied for it/the job.

3. I wish I'd learned / I wish I had learned to play a musical instrument (when I was younger)

4. I wish I hadn't painted it red/the gate red.

5. I wish I'd brought / I wish I had brought my camera hoặc I wish I had my camera (with me)

6. I wish they'd phoned/ I wish they had phoned me first (to say they were coming) hoặc I wish I'd known / I wish I had known they were coming.

Trên đây là tất cả lý thuyết tổng quan và bài tập ứng dụng liên quan đến câu điều kiện trong tiếng Anh bạn cần biết. Câu điều kiện là chủ điểm ngữ pháp cơ bản trong ngữ pháp tiếng Anh nói chung và trong IELTS nói riêng. Do đó, các bạn hãy đọc và thực hành thật nhiều để nắm chắc phần kiến thức này nhé.

TEST IELTS MIỄN PHÍ VỚI GIÁO VIÊN 8.5 IELTS - Tư vấn lộ trình học HIỆU QUẢ dành riêng cho bạn!
Hơn 15.000 học viên đã thành công đạt/vượt band điểm IELTS mục tiêu tại LangGo. Hãy kiểm tra trình độ IELTS miễn phí để được tư vấn lộ trình cá nhân hoá bạn nhé!
  • CAM KẾT ĐẦU RA theo kết quả thi thật 
  • Học bổ trợ 1:1 với giảng viên đứng lớp
  • 4 buổi bổ trợ Speaking/tháng
  • Tăng band chỉ sau 1,5 - 2,5 tháng
  • Hỗ trợ đăng ký thi thật tại BC, IDP
Đánh giá

★ / 5

(0 đánh giá)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ