Tăng điểm IELTS Speaking nhờ Fluency. Chắc chắn các bạn học IELTS đã không còn quá xa lạ với điều này. Đây chính là một trong những tiêu chí chấm điểm trong IELTS Speaking. Vậy Fluency là gì và có ý nghĩa, vai trò như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cùng IELTS LangGo nhé.
Fluency (sự trôi chảy) trong tiếng Anh nghĩa là khả năng của một người khi sử dụng tiếng anh trong ngữ cảnh nói (verbal, communicative) có thể đạt được mục tiêu giao tiếp, mà không gặp phải quá nhiều sự ngập ngừng (hesitation) và quá nhiều khoảng ngắt (pause) và không để các khó khăn này cản trở giao tiếp bằng tiếng Anh của mình.
Tiêu chí đánh giá mức độ Fluency trong tiếng Anh:
- Speak at length - Khả năng nói liên tục trong quá trình giao tiếp và nhịp điệu của bài nói (Flow of speech)
- Hesitations - Mức độ ngập ngừng của người nói
- Repetitions – Mức độ lặp từ của người nói
- Self-correction – số lần tự sửa lỗi
- Speed – Tốc độ nói: tốc độ nói quá nhanh hoặc quá chậm đều không được đánh giá cao về tiêu chí Fluency, bởi đều gây không thoải mái cho người nghe. Tốc độ nói trôi chảy là tốc độ trung bình, xấp xỉ với người bản ngữ, vừa đủ cho người nghe tiếp nhận thông tin.
- Pause – Khoảng ngắt: khoảng ngắt, hay quãng nghỉ là những khoảng dừng lại trong lúc nói haowcj trình bày vấn đề trong bài nói. Pause được phân chia ra các mức độ để đánh giá mức độ Fluency của người nói.
- Micro pause – Khoảng ngắt nhỏ: diễn ra trong khoảng 0.2 giây hoặc ít hơn. Quãng ngắt này là điều cần thiết khi nói tiếng Anh để đảm bảo Flow of Speech (nhịp điệu), cũng như Speed (tốc độ) vừa phải.
- Short pause – Khoảng ngắt dài hơn Micro Pause (0.4)
- Long pause – Khoảng ngắt giây: Khoảng ngắt dài ảnh hưởng lớn đến Fluency vì khiến cho người nghe cảm thấy khó nắm bắt ý, cũng như sự mạch lạc trong quá trình trình bày.
- Nâng cao khả năng giao tiếp
- Tiết kiệm thời gian
- Nâng cao hiệu quả trong công việc
Coherence là yếu tố mạch lạc trong diễn đạt. Ngoài yếu tố về sự trôi chảy (Fluency), sự mạch lạc (Coherence) cũng vô cùng quan trong. 2 yếu tố đó được đánh giá với các tiêu chí sau:
- Khả năng nói được câu dài, cấu trúc đặc biệt, diễn đạt đầy đủ và chi tiết
- Nói trôi chảy không bị ngập ngừng hay lặp từ
- Nói không cần tự sửa lỗi sai
- Sử dụng đa dạng Conjunction words (Liên từ), Cohesive devices (từ nối) để liên kết câu.
- Khả năng sắp xếp ý tưởng logic, mạch lạc, dễ hiểu
- Tốc độ nói không quá nhanh, không quá chậm
Các tiêu chí đánh giá Fluency trong IELTS cũng khác nhau thông qua từng band điểm Speaking:
4.0:
5.0:
6.0:
7.0:
8.0:
9.0:
Trong quá trình tham gia bài thi IELTS Speaking nói riêng hay giao tiếp tiếng Anh nói chung, người nói khó tránh khỏi một vài lỗi nhỏ gây ảnh hưởng đến Fluency. Độ trôi chảy sẽ ngày một cải thiện nếu bạn chú ý những điều sau:
Tâm lý là một yếu tố vô cùng quan trọng khi bạn tham gia bất kì một bài thi hay cuộc thảo luận nào. Trong quá trình diễn đạt, người nói chưa thực sự tự tin hoặc quá lo lắng, tâm lý không ổn định sẽ gây ảnh hưởng tới sự Fluency. Sự ngập ngừng, không đủ bình tĩnh để triển khai, liên kết chủ đề từ các mạch thông tin rất dễ xảy ra.
Đối với giao tiếp thông thường, ngữ pháp thường là vấn đề khiến người mới gặp phải sự ngập ngừng, không tự nhiên trong diễn đạt. Với người mới, ngữ pháp không phải điều cần được ưu tiên bởi sẽ gây cản trở với sự tự tin cũng như quá trình luyện tập.
Với những câu mắc lỗi nhỏ về ngữ pháp, không ảnh hưởng tới nghĩa của câu, bạn nên hạn chế tối đa việc tự sửa lỗi.
Thêm vào đó, trong IELTS Speaking điểm ngữ pháp và từ vựng chiếm chưa đến 50% tổng số điểm. Chính vì vậy, người thi quá chú trọng tới 2 yếu tố này sẽ dễ gây ảnh hưởng tới Fluency.
Quá tập trung vào việc trình bày những ý tưởng “hay”, “đặc biệt” đôi khi sẽ khiến người thi mất đi sự trôi chảy.
Trong trường hợp bạn cần một chút thời gian ngắn để suy nghĩ, bạn có thể sử dụng một vài mẫu câu kéo dài thời gian mà vẫn duy trì mạch bài nói như
- Let’s see…
- I’ve never really thought about that, but…
- That’s a difficult question
Tuy nhiên, cố gắng đừng quá căng thẳng, hãy tập trung triển khai tốt những ý tưởng, hiểu biết sẵn có, giữ cho quá trình biểu đạt được trôi chảy và mạch lạc nhất.
Luyện Fluency có nhiều phương pháp, bạn có thể tìm người hướng dẫn hoặc tự học tại nhà. Dưới đây IELTS LangGo sẽ hướng dẫn các bước giúp bạn dễ dàng tự sửa Fluency tại nhà:
Step 1: Tự chuẩn bị cho mình những bài Speaking với từ vựng và ngữ pháp phù hợp. Sau đó hãy tự set time, căn giờ và tập nói, đảm bảo thời gian cả bài nói chỉ diễn ra trong vòng 5-6 phút.
Step 2: luyện tập lại bài nói và tăng tốc độ, set time trong vòng 4 phút.
Step 3: Lặp lại như step 2, set time 2-3 phút ((tương đương với thời gian trong bài thi thật)
Lưu ý:
- Diễn đạt đủ ý, không nói quá nhanh
- Cố gắng phát âm đúng, tránh lặp từ
- Thực hành cho tới khi bạn cảm thấy tự tin với bài nói của mình.
Ngoài ra, bạn có thể trang bị cho bản thân những cấu trúc ngữ pháp đơn giản, dễ dàng sử dụng linh hoạt trong nhiều ngữ cảnh.
Ví dụ, “I enjoy hanging out”, “I enjoy cooking for my family”,…
Cấu trúc “enjoy + Ving” là cấu trúc quen thuộc, dễ dàng sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể học những từ đồng nghĩa, diễn đạt ý nghĩa tương tự nhưng tránh được lỗi lặp từ và tăng độ Fluency cho bài nói.
Ví dụ với cấu trúc “enjoy + Ving’ diễn đạt ý “thích làm cái gì”, bạn có thể sử dụng:
- … is my cup of tea
- I’m a big fan of…
- I keen on…
Luyện tập chăm chỉ hàng ngày sẽ giúp bạn dễ nâng cao trình độ Fluency trong IELTS Speaking một cách rõ ràng và hiệu quả nhất. Việc làm quen sẽ khiến bạn có thêm phản xạ tự nhiên, không tốn quá nhiều thời gian cho việc suy nghĩ ý tưởng và tìm cách diễn đạt nó.
Sử dụng từ đệm (Fillers)
Fillers - từ đệm được sử dụng với mục đích khiến câu nói trở nên trôi chảy hơn, thể hiện rõ cảm xúc, thái độ của người nói mà không gây ảnh hưởng nhiều tới nội dung trong câu. Các fillers thường thấy trong IELTS Speaking:
- Well: thường được sử dụng khi chuyển ý, thể hiện bạn đang nghĩ hoặc ngừng một cách tự nhiên hơn. Đồng thời, “well” cũng giúp thu hút sự chú ý của người nghe sang một chủ điểm mà không làm mất sự trôi chảy của cả bài. Từ này cũng có thể được sử dụng để trả lời ở Part 2 hoặc Part 3, khi bạn cần một chút thời gian để suy nghĩ hướng trả lời.
- Actually: cách sử dụng tương tự “well”. Tuy nhiên “actually” còn được dùng để chỉ ra sự đối lập
- Honestly/ to be honest: từ này được sử dụng khi người nói muốn diễn đạt một điều thật lòng, có thể không như mong đợi của người nghe. Từ này có thể được đứng đầu câu để tăng tính kết nối và Fluency cho chủ đề bạn sắp trình bày.
- Basicly: sử dụng tương tự “Actually” nhưng còn có thể dùng khi bạn muốn tổng kết một điều gì đó.
- Like: Like được sử dụng khi bạn muốn đề cập/ nói tới một thứ gì đó không hoàn toàn chính xác. Hoặc cũng có thể được sử dụng Like khi bạn cần thời gian suy nghĩ đến vấn đề đang hoặc sắp đề cập đến.
- At the end of the day: cụm từ này = “In the end”/ “In conclusion”, được dùng khi đưa ra kết luận hoặc một điều đúc kết sau khi trình bày/ xem xét các dữ kiện.
- You see/ You know: “You see” dùng để chia sẻ thông tin/ vấn đề mà bạn cho rằng người nghe có thể chưa nghe đến trước đó. Ngược lại, “You know” được dùng khi bạn chia sẻ về một thông tin/ vấn đề mà bạn cho rằng người nghe đã biết trước đó.
Một số Cohesive Devices (từ nối) có thể sử dụng để duy trì Fluency
Liệt kê:
- First of all, second of all, finally: thường sử dụng khi có 3 ý trở lên
- Also: sử dụng trong các câu liệt kê sự việc, nhằm kết nối và triển khai các ý tưởng tiếp theo, sau khi đã phân tích ý tưởng đầu tiên. Từ này được sử dụng thường xuyên trong các câu nếu lý do (reasons) hay điểm mạnh/ điểm yếu (advantages and disadvantages), thường xuất hiện trong Speaking Part 3.
Đưa ra ý kiến:
- However: từ này thể hiện quan điểm 2 chiều trên cùng 1 vấn đề mở rộng câu trả lời. Đây cũng là cách thông dụng và mang lại hiệu quả tốt cho Fluency, đặc biệt trong Part 3 Speaking IELTS.
Chỉ nguyên nhân - kết quả:
- Therefore/ Consequently/ As a result
Làm rõ/ giải thích vấn đề:
- For example/ for instance: sử dụng để đưa ra ví dụ cho luận điểm bạn trình bày, sử dụng for example/ for instance còn giúp người nghe nắm rõ các vấn đề bạn đang trình bày.
Sử dụng Collocations/ Idioms (Chunks)
Chunks – hay thường được biết dưới hình thức như Collocation (cụm danh từ), Idioms (thành ngữ), cụm thiết lập hoặc các cụm từ nối (Discourse markers).
Chunks thường được người bản địa sử dụng nhiều trong văn nói. Do vậy, sử dụng Chunks trong Speaking IELTS cũng giúp bạn ghi điểm với giám khảo cũng như tăng độ Fluency cho cả bài.
Trả lời đúng trọng tâm
Trả lời đúng trọng tâm, không lan man và triển khai ý chính của câu hỏi sẽ là “bước đệm” giúp bạn có một khởi đầu dễ dàng hơn, dù đó là chủ đề bạn không có nhiều kiến thức.
Trả lời quanh co quá nhiều, không tập trung vào ý chính không những khiến ban giám khảo khó nắm bắt ý chính, điều này còn mô hình chung khiến bạn mất tập trung vào việc triển khai ý tưởng => gây ngập ngừng => mất thời gian suy nghĩ ý trọng tâm và độ Fluency của phần thi.
Luyện chuyên sâu kỹ năng Speaking tại IELTS LangGo
Chăm chỉ luyện tập tại nhà sẽ là bước đệm tốt trong việc luyện Fluency cho Speaking IELTS. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu nhanh chóng, bạn cần hạn chế tối đa mắc sai sót trong quá trình luyện tập.
Như đã biết, phát âm chuẩn cũng là “tiền đề” cho tiêu chí Fluency trong quá trình giao tiếp. Do vậy, sự giúp đỡ và hướng dẫn từ các thầy cô có kinh nghiệm là vô cùng cần thiết cho sự luyện tập và thực hành tốt của bạn.
Tại IELTS LangGo với đội ngũ giảng viên overall IELTS 7.5+, đặc biệt kỹ năng Speaking không dưới 8.0 sẽ đảm bảo cho việc ôn luyện. Các thầy cô dày dặn kinh nghiệm, nhiệt huyết, tận tâm sẽ giúp các bạn đưa ra những giải pháp phù hợp và tốt nhất để có thể chinh phục band điểm mà bạn đang từng ngày phấn đấu để đạt được.
Nếu bạn đang gặp khó khăn với Fluency trong IELTS Speaking, IELTS LangGo sẵn sàng là người bạn đồng hành trên hành trình chinh phục mục tiêu của mình. Hãy để lại thông tin bên dưới để IELTS LangGo có cơ hội hỗ trợ bạn nhé.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ