Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, cam kết đầu ra - IELTS LangGo ×

10 lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt và cách khắc phục

Nội dung [Hiện]

Lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt là một trong những nguyên nhân cản trở người học phát triển khả năng nghe, nói. Chính vì vậy, nếu muốn nâng cao trình độ tiếng Anh, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định những lỗi sai trong phát âm mà bản thân đang mắc phải.

Sửa ngay 10 lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt nếu muốn nâng trình Speaking

Sửa ngay 10 lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt nếu muốn nâng trình Speaking

Trong bài viết này IELTS LangGo sẽ chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa phát âm tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó đi sâu vào phân tích những lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt.

1. Những điểm khác biệt cơ bản trong phát âm tiếng Anh và Tiếng Việt

Mặc dù có cùng hệ thống chữ viết (hệ chữ cái Latin), nhưng phát âm của tiếng Anh và tiếng Việt vẫn tồn tại một số điểm khác nhau cơ bản như sau:

Về nguyên âm

Tiếng Việt có:

  • 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i/y, o, ô, ơ, u, ư;
  • 32 nguyên âm đôi: ai, ao, au, âu, ay, ây, eo, êu, ia, iê/yê, iu, oa, oă, oe, oi, ơi, ôi, oo, ôô, ua, uă, uâ, ưa, uê, ui, ưi, uo, uô, uơ, ươ, ưu, uy
  • 13 nguyên âm ba: iêu/yêu, oai, oao, oay, oeo, uao, uây, uôi, ươi, ươu, uya, uyê, uyu.

Tiếng Anh chỉ có:

  • 12 nguyên âm đơn: /i/, /i:/, /e/, /æ/, /ɔ/, /ɔ:/, /a:/, /ʊ/, /u: /, /ə/, /ʌ/, /ə:/
  • 8 nguyên âm đôi: /ɪə/, /eə/ , /ʊə/, /eɪ/, /ai/, /ɔɪ/, /əʊ/, /aʊ/
  • Không có nguyên âm ba

Hơn nữa, cách phát âm của 20 nguyên âm trong tiếng Anh cũng rất khác với cách phát âm của các nguyên âm trong tiếng Việt.

Một số điểm khác nhau trong cách phát âm của tiếng Anh và tiếng Việt

Một số điểm khác nhau trong cách phát âm của tiếng Anh và tiếng Việt

Về phụ âm

Hệ thống phụ âm của tiếng Anh đa dạng hơn, với các âm gió như /θ/, /ð/, /ʃ/, /ʒ/, /tʃ/, /dʒ/ hoàn toàn xa lạ với người Việt Nam.

Về hệ ngôn ngữ

Tiếng Việt được xếp vào hệ ngôn ngữ đơn lập, nghĩa là các từ chỉ có một âm tiết. Ngược lại, tiếng Anh thuộc hệ ngôn ngữ đa âm, trong đó một từ có thể được cấu thành từ nhiều âm tiết. Ví dụ, “nước” là từ có một âm tiết, nhưng “water” trong tiếng Anh lại có 2 âm tiết.

Về trọng âm

Trong tiếng Anh, những từ có từ hai âm tiết trở lên đều có trọng âm (stress). Tuy nhiên, tiếng Việt hoàn toàn không tồn tại khái niệm trọng âm bởi các từ đều của tiếng Việt chỉ gồm một tiếng.

Về âm cuối

Các từ tiếng Việt hiếm khi kết thúc bằng một phụ âm (trừ các âm m, n, ng, t), những phụ âm này không được phát âm. Trong khi đó, một số lượng lớn từ tiếng Anh kết thúc bằng phụ âm. Điều này, dẫn đến hiện tượng nối âm, tức là phụ âm cuối của từ đằng trước được nối với nguyên âm hoặc phụ âm đầu của từ đằng sau.

Ví dụ:

  • like it /laɪkɪt/
  • well lit /welɪt/

Trên đây là một số điểm khác nhau cơ bản giữa tiếng Anh và tiếng Việt về mặt phát âm. Đây sẽ là cơ sở để chúng ta đi vào phân tích các lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt trong phần tiếp theo.

2. Các lỗi phát âm tiếng Anh hay gặp của người Việt

Người Việt thường mắc lỗi khi phát âm tiếng Anh là do có nhiều âm tiếng Anh hoàn toàn xa lạ với người Việt. Hay nhiều bạn học sinh được tiếp xúc với tiếng Anh khá muộn dẫn đến việc không đạt được khả năng phát âm tiếng Anh chuẩn như mong muốn.

Lỗi phát âm 99% người học Tiếng Anh mắc phải

Tuy nhiên bằng cách xác định những lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt mà bản thân mình đang mắc phải, các bạn có thể khắc phục những lỗi này.

Sửa lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt là điều không dễ dàng

Sửa lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt là điều không dễ dàng

2.1 Quên ending sound (âm cuối)

Không đọc âm cuối (ending sound) là lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt phổ biến nhất. Nguyên nhân là bởi người Việt Nam không bao giờ đọc âm cuối của các từ, bất kể đó là nguyên âm hay phụ âm.

Ví dụ từ “tốt” kết thúc bằng phụ âm “t” nhưng chúng ta không bao giờ phát âm rõ ràng âm này. Tương tự, âm “n” trong từ “bàn” không được phát âm rõ như âm /n/ trong từ “sun” của tiếng Anh.

Thói quen này vô hình chung đã ảnh hưởng đến phát âm tiếng Anh của người Việt. Bằng chứng là không ít người học thường lướt hoặc bỏ qua âm cuối. Kết quả là phát âm tiếng Anh của chúng ta bị thiếu tự nhiên và khiến người nghe khó hiểu.

Ví dụ: Cùng quan sát 3 từ dưới đây:

  • She is fine. /faɪn/
  • She is five /faɪv/
  • She fights /faɪt/

Cả 3 từ này đều có chung phụ âm đầu /f/ và nguyên âm đôi /aɪ/. Điểm khác nhau duy nhất nằm ở phụ âm cuối /n/, /v/, /t/. Nếu không phát âm ending sounds của các từ này, người nghe có thể hiểu nhầm ý mà bạn muốn diễn đạt. Vì vậy, còn chần chừ gì mà không học ngay cách phát âm phụ âm cuối để phát âm chuẩn như người bản ngữ..

2.2 Phát âm sai đuôi -s

Phát âm sai đuôi -s là một lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt dễ nhận ra nhất. Người Việt thường phát âm sai đuôi -s là bởi có tới 3 cách để đọc âm này. 3 cách đó như sau:

  • Phát âm là /s/ nếu từ kết thúc bằng 1 trong các phụ âm vô thanh /p/, /f/, /k/, /t/, /θ/

Ví dụ: stops /stɑːps/, laughs /læfs/, cooks /kʊks/, …

  • Phát âm là /z/ nếu từ kết thúc bằng 1 nguyên âm hoặc 1 trong các phụ âm hữu thanh /b/, /d/, /v/, /g/, /l/, /m/, /n/, /ŋ/, /r/, /ð/

Ví dụ: crys /kraɪz/, falls /fɔːlz/, stand /stændz/, …

  • Phát âm là /ɪz/ nếu từ kết thúc bằng 1 trong các phụ âm /s/, /z/, /ʃ/, /tʃ/, /dʒ/

Ví dụ: brushes /brʌʃɪz/, misses /mɪsɪz/, watches /wɒtʃɪz/, …

2.3 Phát âm sai đuôi -ed

Quy tắc phát âm -ed là một trong những quy tắc phát âm phải biết nếu muốn thi IELTS điểm cao. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn đang phát âm sai đuôi này. Tương tư như đuôi -s, đuôi -ed trong tiếng Anh được phát âm theo 3 cách như sau:

  • Phát âm là /t/ nếu từ kết thúc bằng 1 phụ âm vô thanh, trừ phụ âm /t/:

Ví dụ: touched /tʌtʃt/, fixed /fɪkst/, stopped /stɑːpt/, …

  • Phát âm là /d/ nếu từ kết thúc bằng 1 nguyên âm hoặc 1 phụ âm hữu thanh, trừ phụ âm /d/:

Ví dụ: moved /muːvd/, played /pleɪd/, flied /flaɪd/, …

  • Phát âm là /ɪd/ nếu từ kết thúc bằng /t/ hoặc /d/:

Ví dụ: naked /ˈneɪkɪd/, wanted /wɑːntɪd/, …

2.4 Thiếu/sai trọng âm

Như đã đề cập đến trong phần trước, tiếng Anh thuộc hệ ngôn ngữ đa âm tiết. Những từ có từ 2 âm tiết sẽ được nhấn trọng âm trong đó từ nhận trọng âm sẽ phát âm cao và to hơn, từ không nhận trọng âm phát âm nhẹ và ngắn hơn.

Ví dụ từ “comfortable” là một từ hay bị người Việt đọc sai. Thay vì nhấn trọng âm vào âm tiết đầu tiên, người Việt có thói quen đọc là “căm - phót - tơ - bồ” (trọng âm thứ hai).

Trọng âm không chỉ quyết định đến phát âm mà trong một số trường hợp nó còn có thể làm thay đổi nghĩa của từ. Điều này xảy ra với những từ có danh từ, động từ, tính từ mang những nét nghĩa khác nhau. Ví dụ:

Từ “present” có 2 cách nhấn trọng âm. Trường hợp trọng âm rơi vào âm tiết đầu /’prezәnt/, thì nó là tính từ (hiện tại), hoặc danh từ (món quà). Ngược lại, nếu trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai /prɪ’zent/ thì nó là động từ (thuyết trình, đưa ra).

2.5 Không phân biệt nguyên âm dài, ngắn

Trong tiếng Anh, các cặp nguyên âm được chia thành 2 loại: nguyên âm ngắn và nguyên âm dài. Người Việt thường gặp khó khăn khi phân biệt nguyên âm ngắn và nguyên âm dài bởi các nguyên âm trong tiếng Việt được đọc với trường độ như nhau.

2 cặp nguyên âm hay nhầm lẫn nhất là /iː/, /ɪ/ và /uː/, /ʊ/

Cặp nguyên âm /iː/ và /ɪ/

/iː/ (i dài)

  • Cách phát âm: Miệng căng sang hai bên như đang mỉm cười. Không có khoảng cách giữa môi trên và môi dưới. Đưa mặt lưỡi lên phía trước khoang miệng. Đầu lưỡi hơi cong, chạm lên ngạc trên. Lưỡi chạm vào hai thành răng trên.
  • Ví dụ: see /siː/, feet /fiːt/, beef /biːf/, …

/ɪ/ (i ngắn)

  • Cách phát âm: Miệng mở rộng sang hai bên nhưng không căng bằng âm /iː/. Có khoảng cách giữa môi trên và môi dưới. Đưa mặt lưỡi lên phía trước khoang miệng, nhưng hơi lùi về phía sau. Đưa đầu lưỡi lên gần ngạc trên, hơi cong nhẹ.
  • Ví dụ: sit /sɪt/, ship /ʃɪp/, give /ɡɪv/, …

Mẹo phát âm nguyên âm ngắn và nguyên âm dài trong tiếng Anh

Mẹo phát âm nguyên âm ngắn và nguyên âm dài trong tiếng Anh

Cặp nguyên âm /uː/ và /ʊ/

/uː/ (u dài):

  • Cách phát âm: Tròn môi. Lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng. Cuống lưỡi cong, đưa lên gần ngạc trên.
  • Ví dụ: food /fuːd/, room /ruːm/, shoot /ʃuːt/

/ʊ/ (u ngắn):

  • Cách phát âm: Tròn môi, hướng ra bên ngoài nhưng bè hơn một chút so với âm /uː/. Lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng. Cuống lưỡi cong, đưa lên gân ngạc trên nhưng không cao bằng âm /u:/.
  • Ví dụ: good /ɡʊd/, wood /wʊd/, foot /fʊt/

2.6 Phát âm sai /θ/ và /ð/ trong tiếng Anh

Chữ “th” trong tiếng Anh thường được phát âm là /θ/ và /ð/. Đây là hai phụ âm không có trong tiếng Việt. Vì vậy rất nhiều học sinh Việt gặp khó khăn khi phát âm 2 âm này. Cụ thể có 2 cách phát âm /θ/ và /ð/ như sau:

Cách phát âm /θ/ (vô thanh)

  • Bước 1: Đặt lưỡi giữa hai hàm răng
  • Bước 2: Đẩy hơi qua phần tiếp xúc giữa răng và lưỡi

Để kiểm tra xem mình phát âm có đúng không, hãy đặt một tờ giấy trước mặt và phát âm âm /θ/. Tờ giấy bay tức là bạn đã phát âm đúng. Ngoài ra, vì /θ/ là một phụ âm vô thanh, bạn có thể đặt tay lên cổ họng để kiểm tra xem dây thanh có rung hay không.

Ví dụ: think /θɪŋk/, thin /θɪn/, thick /θɪk/, …

Cách phát âm /ð/ (hữu thanh)

  • Bước 1: Đặt lưỡi giữa hai hàm răng
  • Bước 2: Phát âm ra tiếng từ cổ họng, hơi không ra nhiều như âm /θ/

Cách kiểm tra cũng giống như với âm /θ/, đặt một tờ giấy trước mặt, khi phát âm /ð/, sẽ không có luồng hơi đi ra nên tờ giấy không bay. Ngoài ra, vì /ð/ là một phụ âm hữu thanh, bạn có thể đặt tay lên cổ họng để kiểm tra.

Ví dụ: that /ðæt/, these /ðiːz/, although /ɔːlˈðəʊ/, …

2.7 Nhầm lẫn giữa các phụ âm

Các phụ âm trong tiếng Anh vẫn luôn là “niềm đau” của người Việt. Đặc biệt là 2 cặp phụ âm dưới đây.

/s/ và /ʃ/

Người Việt thường phát âm phụ âm /s/ trong tiếng Anh giống với “x” trong tiếng Việt và /ʃ/ giống "s". Một lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt nữa là dùng /s/ thay thế cho các âm /ʃ/. Ví dụ: “shoe” (giày) đọc thành “sue” (kiện), “shine” (tỏa sáng) đọc thành “sign” (ký tên).

/z/ và /ʒ/

Phụ âm /z/ được phát âm tương tự "d", và phụ âm /ʒ/ phát âm tương tự "gi" trong tiếng Việt. Đây chắc hẳn là lỗi sai mà nhiều bạn học tiếng Anh mắc phải bởi khi nói chúng ta hiếm khi phân biệt "d" và "gi". Do đó, nhầm lẫn khi phát âm /z/ và /ʒ/ trong tiếng Anh là điều dễ hiểu.

Ví dụ: occasion /əˈkeɪʒn/ chứ không phải /əˈkeɪzn/

2.8 Không quen nối âm/nối âm sai

Nối âm là một khái niệm xa lạ trong tiếng Việt nhưng lại là hiện tượng phổ biến trong tiếng Anh giao tiếp. Học sinh Việt Nam không quen nối âm hoặc nối âm sai là bởi họ đang không phát âm đầy đủ phụ âm cuối của từ.

Các bí quyết tự học phát âm tiếng Anh dưới đây sẽ giúp bạn thành thạo nối âm:

Nối phụ âm cuối của từ trước với nguyên âm đầu của từ sau. Ví dụ:

  • help us /helpəs/
  • laugh at /læfət/

Nếu phụ âm đầu của từ sau là /h/, ta sẽ nối trực tiếp phụ âm cuối của từ trước với nguyên âm đằng sau âm /h/ của từ sau. Ví dụ:

  • You shouldn’t tell him /telɪm/
  • You should not have told her /ʃəd nɑːtæv təʊldɜːr/

Nếu nguyên âm cuối của từ trước là /u/ hoặc /ʊ/, ta sẽ thêm âm /w/ vào giữa 2 từ. Ví dụ:

  • Do it /duːwɪt/
  • Go on /ɡəʊwɑːn/

Nếu nguyên âm cuối của từ trước là /i:/ hoặc /ɪ/, thường sẽ chèn phụ âm /j/ vào giữa 2 từ. Ví dụ:

  • He asked /hi:jæskt/
  • She eats /ʃi:jiːts/

2.9. Thiếu ngữ điệu (intonation)

Ngữ điệu được sử dụng để thể hiện thái độ, cảm xúc của người nói. Việc sử dụng sai hoặc thiếu ngữ điệu có thể dẫn đến sự hiểu nhầm trong giao tiếp. Hãy tham khảo một số quy tắc về ngữ điệu sau đây nhé.

Lên giọng cuối các câu cảm thán. Ví dụ:

  • What a lovely dog!
  • Poor Peter!

Lên giọng cuối các câu Yes-No questions. Ví dụ:

  • Do you want to send a message to her?
  • Are you waiting for your son?
  • Should we move to a new place?

Xuống giọng cuối các câu Wh- questions. Ví dụ:

  • What is your intention?
  • Where did you buy that dress?
  • Why did her brother leave his home at midnight?

2.10 Việt hóa tiếng Anh

Một trong những lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt là việt hóa tiếng Anh. Nói một cách đơn giản là thay thế các âm trong tiếng Anh bằng các âm khác có cách phát âm tương tự trong tiếng Việt.

Một số âm thường bị Việt hóa sai cách:

  • /eɪ/ thường bị đọc thành ây. Ví dụ: pay /peɪ/ bị phát âm thành pây.
  • /əʊ/ thường bị đọc thành âu. Ví dụ: go /ɡəʊ/ bị phát âm thành gâu.
  • /ð/ thường bị đọc thành d hoặc đ. Ví dụ: this /ðɪs/ bị phát âm thành dít.
  • /θ/ thường bị đọc thành th. Ví dụ: thick /θɪk/ bị phát âm thành thích.
  • /tʃ/ thường bị đọc thành ch. Ví dụ: cheat /tʃiːt/ bị phát âm thành chít.
  • /ʃ/ thường bị đọc thành s. Ví dụ: shoe /ʃuː/ bị phát âm thành su.
  • /t/ thường bị đọc thành t trong tiếng Việt. Ví dụ: take /ʃuː/ bị phát âm thành tếch.
  • /p/ thường bị đọc thành b trong tiếng Việt. Ví dụ: paper /ˈpeɪpər/ bị phát âm thành bây bờ.

Trên đây là những lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt thường gặp nhất. Những lỗi này hoàn toàn có thể được khắc phục nếu bạn luyện tập thường xuyên theo những kiến thức mà IELTS LangGo đã chia sẻ trong bài viết này.

IELTS LangGo

Nhận ưu đãi lên tới 12.000.000Đ khi đăng ký học tại IELTS LangGo - Chỉ trong tháng 3/2024
Hơn 15.000 học viên đã thành công đạt/vượt band điểm IELTS mục tiêu tại LangGo. Hãy là người tiếp theo cán đích 7.5+ IELTS với ưu đãi KHỦNG trong tháng 3 này nhé!
  • CAM KẾT ĐẦU RA theo kết quả thi thật 
  • Học bổ trợ 1:1 với giảng viên đứng lớp
  • 4 buổi bổ trợ Speaking/tháng
  • Tăng band chỉ sau 1,5 - 2,5 tháng
  • Hỗ trợ đăng ký thi thật tại BC, IDP

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ
Nhận ƯU ĐÃI lên tới 10.000.000đ