Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, cam kết đầu ra - IELTS LangGo ×

Trọn bộ kiến thức về động từ nguyên mẫu (Infinitives) và danh động từ (Gerund)

Nội dung [Hiện]

Động từ nguyên mẫu (infinitives) và danh động từ (gerund) là một trong những chủ điểm ngữ pháp vô cùng quan trọng nhưng cũng thường xuyên gây nhầm lẫn trong cách sử dụng. Kiến thức này được sử dụng rất nhiều trong các kỳ thi, vậy nên, người học bắt buộc phải nắm thật chắc.

Ở bài viết này, IELTS LangGo sẽ giúp các bạn nắm thật chắc khái niệm, cách sử dụng và những trường hợp cần phân biệt giữa động từ nguyên mẫu (Infinitives) và danh động từ (Gerund) nhé.

động từ nguyên mẫu (Infinitives) và danh động từ (Gerund)

Động từ nguyên mẫu (Infinitives) và danh động từ (Gerund)

1. Khái niệm động từ nguyên mẫu (infinitives) và danh động từ (gerund)

Động từ nguyên mẫu (infinitives) và danh động từ (gerund) là hai dạng phổ biến của động từ. 2 loại từ này thường được sử dụng để thay thế cho vị trí của danh từ trong câu. Thông thường, nó được dùng để chỉ một hành động, việc làm cụ thể, thay vì chỉ người hay nhân vật nào đó.

Cụ thể về khái niệm, cách sử dụng và ví dụ của từng loại được trình bày dưới đây.

1.1. Động từ nguyên mẫu (infinitives)

Động từ nguyên mẫu (infinitives) thường được chia thành 2 loại như sau:

  • Động từ nguyên mẫu có to (to infinitives)

Ví dụ: to spend, to learn, to work, to go, to see, to come,...

  • Động từ nguyên mẫu không có to (bare infinitives)

Ví dụ: come, meet, play, run, catch, put,....

Trong tiếng Anh Anh, người ta thường ngầm quy định rằng, động từ nguyên mẫu có nghĩa là động từ nguyên mẫu có to.

Còn ngược lại, nếu muốn nhắc tới động từ nguyên mẫu không “to”, người ta thường nói rõ rằng “‘infinitives without to”.

Dạng phủ định của động từ nguyên mẫu sẽ được thêm “not” vào trước “to V” và “V”.

Ví dụ: not to come, not to study, not to teach, not catch, not walk, not sleep,...

1.2. Danh động từ

Danh động từ hay tên tiếng Anh là Gerund là một dạng danh từ được hình thành từ việc thêm đuôi ing vào động từ nguyên mẫu.

Ví dụ: Eating, running, going, working, taking, saying,...

Đáng chú ý, phủ định của danh động từ (gerund) được hình thành bằng việc đưa not thêm trước V-ing.

Ví dụ: Not telling, not cooking, not drinking,...

Ngòai ra, chúng ta cũng có thể sử dụng các tính từ sở hữu để đứng trước các danh động từ nhằm diễn tả chủ thể thực hiện hành động.

Ví dụ:

Their turning on the projector to prepare for the meeting. (Họ đang bật máy chiếu để chuẩn bị cho buổi họp.)

2. Cách sử dụng động từ nguyên mẫu (infinitives) và danh động từ (gerund)

Sau khi đã nắm được những khái niệm cơ bản của Infinitives vs Gerunds, hãy cùng chúng mình đi làm rõ những cách sử dụng của hai dạng từ này nhé.

Tìm hiểu cách sử dụng infinitive and gerund phrases

Cùng tìm hiểu cách sử dụng Infinitive and Gerund Phrases

2.1. Động từ nguyên mẫu (infinitives)

Có 7 cách dùng của động từ nguyên mẫu có to (to infinitives) như sau:

1. Sử dụng làm chủ ngữ trong câu

Ví dụ:

  • To go to college was Mary's dream. (Được vào đại học là ước mơ của Mary.)
  • To buy a house for her parents is Jane's goal this year. (Mua nhà cho bố mẹ là mục tiêu của Jane trong năm nay.)

2. Sử dụng làm bổ ngữ cho động từ

Ví dụ:

  • The most important thing for us now is to find the key. (Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi bây giờ là tìm ra chìa khóa.)
  • The most stupid thing he asked is to borrow my car. (Điều ngu ngốc nhất mà anh ta hỏi là mượn xe của tôi.)

3. Sử dụng làm tân ngữ của động từ, tính từ

Ví dụ:

  • She was surprised to hear that I was participating. (Cô ấy ngạc nhiên khi biết tôi tham gia.)
  • I am very honored to be here. (Tôi rất vinh dự khi có mặt ở đây.)

4. Sử dụng sau hình thức bị động của động từ

Ví dụ:

  • He was taken off work to rest. (Anh ấy được nghỉ làm để nghỉ ngơi.)
  • The furniture has been packed to ship. (Đồ đạc đã được đóng gói để chuyển đi.)

5. Sử dụng sau động từ và tân ngữ

Ví dụ:

  • He advised her to read the book to understand more. (Anh ấy khuyên cô nên đọc sách để hiểu thêm.)
  • The doctor advised you to eat more vegetables. (Bác sĩ khuyên con nên ăn thêm nhiều rau.)

6. Sử dụng sau tân ngữ là các từ để hỏi (trừ why)

Ví dụ:

  • She still didn't know what to do even though I told her many times. (Cô ta vẫn không biết phải làm gì mặc dù tôi đã nói rất nhiều lần.)
  • He asked me how to make my boss less angry. (Anh ấy hỏi tôi phải làm thế nào để sếp bớt giận.)

7. Sử dụng sau một số động từ như:

Hope: Hy vọng

Seem: Dường như

Offer: Đề nghị

Decide: Quyết định

Expect: Mong đợi

Manage: Xoay xở, cố gắng

Plan: Lên kế hoạch

Agree: Đồng ý

Refuse: Từ chối

Afford: Đáp ứng

Want: Muốn

Arrange: Sắp xếp

Promise: Hứa

Appear : Hình như

Pretend: Giả vờ

Learn: Học

Fail: Thất bại, hỏng

Would like: muốn

Attempt: Cố gắng, nỗ lực

Offer: Cho, tặng, đề nghị

Tend: Có khuynh hướng

Intend: Có ý định

Threaten: Đe dọa

Ví dụ:

  • She attempts to win the tournament tomorrow. (Cô ấy cố gắng giành chiến thắng trong giải đấu ngày mai.)
  • Maria wants to see her adoptive mother. (Maria muốn đến gặp mẹ nuôi của mình.)

Đối với các động từ nguyên mẫu không to, chúng ta cần lưu ý về 3 cách sử dụng sau:

1. Sử dụng sau các động từ khuyết thiếu (modal verbs)

Ví dụ:

  • You should save for the upcoming trip. (Bạn nên tiết kiệm cho chuyến đi sắp tới.)
  • They can do it. I believe. (Họ có thể làm được. Tôi tin.)

2. Sử dụng trong thể mệnh lệnh thức

Ví dụ:

  • Sit down and listen to me. (Ngồi xuống và nghe tôi nói)
  • Put the blanket on and sleep. (Đắp chăn vào và ngủ đi.)

3. Sử dụng trong một số cấu trúc: would rather, had better + V và have sb, let sb, make sb + V

Ví dụ:

  • She let me sleep in her room. (Cô ấy để tôi ngủ trong phòng của cô ấy.)
  • You had better help me do the household chores. (Bạn nên giúp tôi làm việc nhà.)

Chú ý:

  • Help có thể đứng trước cả động từ nguyên mãu có to và động từ nguyên mẫu không to

Ví dụ: He helped me (to) carry my suitcase to the 3rd floor. (Cậu ấy đã giúp tôi xách vali lên tầng 3.)

2.2. Danh động từ (Gerund)

Danh động từ (Gerund) có 6 cách sử dụng chính:

Cách dùng danh động từ

  • Sử dụng làm chủ ngữ trong câu

Ví dụ:

  • Completing your homework will help you make a good impression on your teacher. (Hoàn thành bài tập về nhà sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với giáo viên.)
  • Eating a lot of fruit can help beautiful skin. (Ăn nhiều hoa quả có thể giúp đẹp da.)
  • Sử dụng làm bổ ngữ cho động từ

Ví dụ:

  • Her routine is jogging every morning. (Thói quen của cô ấy là chạy bộ mỗi sáng.)
  • Anna's hobby is cleaning the house. (Anna có sở thích là dọn dẹp nhà cửa.)
  • Sử dụng làm tân ngữ của động từ

Ví dụ:

  • They like surfing. (Bọn họ thích chơi lướt sóng)
  • She loves playing the piano. (Cô ấy thích chơi piano.)
  • Sử dụng sau giới từ (on, in, by, at…) và liên từ (after, before, when, while…)

Ví dụ:

  • They don't turn off the lights before leaving the room. (Họ không tắt đèn trước khi ra khỏi phòng.)
  • Mr. Brown succeeded in persuading the partner. (Mr. Brown đã thành công trong việc thuyết phục đối tác.)
  • Sử dụng sau một số động từ

Anticipate: đoán trước

Appreciate: hoan nghênh. cảm kích

Avoid: tránh

Consider: xem xét

Deny: từ chối

Delay: trì hoãn

Detest: ghê tởm

Dislike: không thích

Enjoy: thích thú

Escape: trốn khỏi

Suggest: đề nghị

Finish: hoàn tất

Forgive: tha thứ

Involve: có ý định

Keep: tiếp tục

Miss: bỏ lỡ

Postpone: trì hoãn

Prevent: ngăn chặn

Ví dụ:

  • Most employees deny taking bribes. (Hầu hết nhân viên đều phủ nhận hành vi nhận hối lộ.)
  • My son enjoys traveling very much. (Con trai tôi rất thích thú với việc đi du lịch.)
  • Sử dụng sau một số cụm động từ

Have a / some problem(s): có vấn đề

Have a difficult time: có khoảng thời gian khó khăn

Have a good time: có khoảng thời gian vui vẻ

Have a hard time: có thời gian gặp khó khăn

Have an easy time: dễ dàng

Have difficulty/ trouble: gặp khó khăn

Have fun: vui vẻ

Have no difficulty / problem: không gặp khó khăn/ vấn đề

Spend one’s time: dành thời gian

Waste one’s time: phí thời than

It’s no use / no good: vô ích, chẳng được gì

Ví dụ:

  • She has difficulty carrying heavy loads. (Cô ấy gặp khó khăn khi mang vác nặng)
  • Don't waste time playing games anymore. (Đừng phí thời gian vào chơi game nữa.)

3. Dùng động từ nguyên mẫu (infinitives) và danh động từ (gerund) khi nào?

Trong tiếng Anh, có một vài trường hợp mà chúng ta có thể sử dụng cả động từ nguyên mẫu và danh động từ mà không làm thay đổi nghĩa của câu. Thay vào đó, cũng có rất nhiều trường hợp mà khi có thể sử dụng infinitives vs gerunds có thể đem lại nghĩa khác nhau ở động từ chính.

Lưu ý sử dụng đối với động từ nguyên mẫu (infinitives) và danh động từ (gerund)

3.1. Trường hợp không làm thay đổi nghĩa ở động từ chính

Sau các động từ start, begin, continue, love, like, prefer, bạn có thể sử dụng động từ nguyên mẫu hoặc danh động từ đều không gây thay đổi nghĩa.

Ví dụ:

I start working from tomorrow = I start to work from tomorrw: Tôi bắt đầu làm việc từ ngày mai.

3.2. Trường hợp làm thay đổi nghĩa ở động từ chính

  • Remmenber/ forget

Remember/ forget + V-ing: nhớ/ quên việc đã từng xảy ra (quá khứ)

Ví dụ:

  • I remember seeing her at the party last week. (Tôi nhớ đã gặp cô ấy trong bữa tiệc tuần trước.)
  • My son forgets closing the door so our cat ran out. (Con trai tôi quên đóng cửa nên con mèo của chúng tôi chạy ra ngoài.)

Remember / forget + to V: nhớ/ quên việc sắp xảy ra (tương lai), thường dùng để diễn tả các câu mệnh lệnh.

Ví dụ:

  • Remember to closing the window when they go to bed. (Nhớ đóng cửa sổ khi chúng đi ngủ.)
  • Don’t forget to have breakfast before going to school. (Đừng quên ăn sáng trước khi đến trường.
  • Stop

Stop + V-ing: dừng hẳn việc đang làm lại

Ví dụ: He promised us to stop smoking from today. (Anh ấy hứa với chúng tôi sẽ bỏ hút thuốc từ hôm nay.)

Stop + to V: tạm dừng việc đang làm để chuyển sang việc khác

Ví dụ: Employees in the company stop to have lunch. (Nhân viên trong công ty dừng tay ăn trưa.)

  • Try

Try + V-ing: thử làm gì

Ví dụ: She want try taking on this project. (Cô ấy muốn thử đảm nhiệm dự án này)

Try + to V: cố gắng làm gì

Ví dụ: I try to understand the language of young people. (Tôi cố gắng để hiểu ngôn ngữ của giới trẻ.)

  • Regret

Regret + V-ing: hối hận vì đã làm gì

Ví dụ: He regrets being late to put his daughter in danger. (Anh ấy hối hận vì đến trễ khiến cho con gái anh phải gặp nguy hiểm.)

Regret + to V: tiếc vì sắp phải làm gì (thường dùng để thông báo tin xấu)

Ví dụ: I regret to inform you that the dress has been out of stock since this morning. (Tôi rất tiếc phải thông báo với bạn chiếc váy đó đã hết hàng từ sáng nay.)

  • Need

Need + V-ing = need + to be P2: cần được (cấu trúc bị động)

Ví dụ: His shirt is too wrinkled. It needs ironing. (His shirt is too wrinkled. It needs ironing.)

Need + to V: cần (chủ động)

Ví dụ: My father needs to sleep. He was driving all night last night. (Bố tôi cần ngủ. Ông ấy đã lái xe suốt đêm qua.)

  • Refuse

Refuse + V-ing: phủ nhận là đã làm gì (hành động xảy ra trong quá khứ)

Ví dụ: Andy refused going to the cinema with us yesterday. (Andy không đi xem phim với chúng tôi hôm qua.)

Refuse + to V: từ chối không muốn làm gì

Ví dụ: I refused to go on a camping trip with them. (Tôi từ chối đi cắm trại với họ)

  • Go on

Go on + V-ing: tiếp tục công việc đang làm

Ví dụ: She go on watching film. (Cô ấy tiếp tục xem phim.)

Go on + to V: tiếp tục một việc mới sau khi hoàn thành việc đang làm

After going to school, she goes on to take extra classes. (Sau khi đi học, cô ấy tiếp tục đi học thêm.)

  • Mean

Mean + V-ing: có nghĩa là, có liên quan đến

Ví dụ: Not achieving revenue means being reprimanded. (Không đạt doanh thu tức là sẽ bị khiển trách

Mean + to V: có chủ ý, có kế hoạch làm gì

Ví dụ: My mother means to retire early. (Mẹ tôi có chủ ý về hưu sớm)

  • Các động từ chỉ tri giác và tân ngữ như: Hear, sound, smell, taste, feel, watch, notice, see, listen, find ..

Hear, sound, smell, taste, feel, watch, notice, see, listen, find .. + O + V-ing: chỉ hành động đang diễn ra.

Ví dụ: When I arrived, I heard them talking to each other. (Khi tôi tới, tôi nghe thấy họ đang nói chuyện với nhau.)

Hear, sound, smell, taste, feel, watch, notice, see, listen, find .. + O + V: chỉ sự hoàn tất của hành động – chứng kiến, nghe thấy toàn bộ sự việc diễn ra

Ví dụ: I watched him cook these dishes. (Tôi đã xem anh ấy nấu những món ăn này.)

Như vậy, trên đây là những kiến thức về động từ nguyên mẫu (infinitives) và danh động từ (gerund). Hy vọng, với phần tổng hợp này, LangGo đã giúp các bạn hiểu rõ và nắm chắc hơn chủ điểm ngữ pháp này.

Theo dõi LangGo để nắm bắt thêm nhiều bài viết với đa dạng chủ điểm ngữ pháp IELTS khác nhau nhé.

LỚP HỌC CỦA CHÚNG TÔI

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN