Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, cam kết đầu ra - IELTS LangGo ×
Phương pháp học IELTS cho người mới bắt đầu
Nội dung

Phương pháp học IELTS cho người mới bắt đầu

Post Thumbnail

Trong vài năm trở lại đây, IELTS ngày càng trở nên phổ biến và với những lợi ích mà chứng chỉ IELTS đem lại, số lượng người học và thi IELTS cũng không ngừng tăng lên. LangGo đã nhận được rất nhiều các câu hỏi như: Học IELTS phải bắt đầu từ đâu? Làm sao để luyện thi IELTS từ mất gốc?

Chính vì thế, trong bài viết này LangGo sẽ bật mí phương pháp học IELTS cho người mới bắt đầu cực kỳ hiệu quả. Hãy cùng tham khảo nhé!

Bật mí phương pháp học IELTS cho người mới bắt đầu cực kỳ hiệu hiệu quả

Bật mí phương pháp học IELTS cho người mới bắt đầu cực kỳ hiệu hiệu quả

1. Làm sao để học IELTS cho người mới bắt đầu?

1.1. Bắt đầu với câu hỏi tại sao - duy trì động lực mỗi ngày

Có một câu nói nổi tiếng rằng: “You don’t have to be great to start but you have to start to be great”, Zig Zagler. Câu này nói về tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho sự khởi đầu thật tốt. “Bạn không cần phải tốt để bắt đầu, nhưng bạn phải tìm cách bắt đầu một cách tốt nhất”.

Khi bắt đầu học IELTS, chắc hẳn các bạn đều có mục tiêu rằng mình sẽ đạt band mấy và có được rồi mình sẽ đi du học hay được thăng chức, tăng lương, v.v. phải không? Thế nhưng hãy bắt đầu cụ thể hơn: tôi thực sự chỉ coi IELTS như một công cụ hay tôi sẽ yêu môn ngoại ngữ này và việc biết thêm một ngôn ngữ sẽ đem lại cho tôi những lợi ích lớn nào?

Với kinh nghiệm học tập và giảng dạy thì mình tin rằng, chúng ta được thúc đẩy mạnh mẽ nhất khi có 2 nguồn động lực: nội lực và ngoại lực. Những thứ mục tiêu liệt kê ở trên chỉ là phần ngoại lực, nhưng các bạn biết đó, trong quá trình học sẽ có vô cùng nhiều yếu tố khiến ta nản lòng, và dần rời bỏ mục tiêu. Chính vì thế, hãy tạo cho mình nội lực mạnh mẽ nữa. Nó là gì? Nội lực là yếu tố bên trong bản thân thôi thúc bạn học IELTS, bạn có được niềm vui và hạnh phúc khi làm nó chứ không phải “chỉ làm nó vì phải làm nó”.

Các bạn có cảm thấy hạnh phúc và sung sướng khi mình có thể nói chuyện, kết bạn và tìm hiểu tất cả nguồn thông tin vô tận trên thế giới này không? Bạn có thể còn khi nhiều người thì không hoặc chưa, bạn cảm thấy tự hào về bản thân mình chứ? Một câu nói rất nổi tiếng khác của người Séc đó là: “You live a new life for every new language you speak. If you know only one language, you live only once”. Câu nói khẳng định rằng chúng ta sẽ sống được một cuộc đời nữa nếu chúng ta nói thêm một ngôn ngữ mới.

Nếu chỉ nói một ngôn ngữ, bạn chỉ sống một cuộc đời mà thôi. Bạn có tò mò về cách để tạo động lực cho chính mình không? Mình sẽ hướng dẫn các bạn quy trình nhé. Quy trình này là tổng hợp của cuốn sách “The magic” và phương pháp lập trình tư duy NLP đỉnh cao mà cả thế giới đang làm:

Làm sao để học IELTS cho người mới bắt đầu?

Bắt đầu với câu hỏi tại sao - Duy trì động lực học mỗi ngày

Khi bắt đầu quyết tâm học IELTS, hãy làm quy trình này mỗi sáng:

  1. Đọc thành tiếng các điều mà bạn tin mình sẽ đạt được trong việc học và thi IELTS (mục tiêu). Sau đó nhắm mắt lại trong vài phút, tưởng tượng khung cảnh mình đạt được tất cả các mục tiêu đó và công việc của mình thay đổi thế nào/ việc học tập sau này của mình thay đổi ra sao, bố mẹ, những người thân, bạn bè sẽ nhìn bạn với ánh mắt như thế nào? Những giá trị mà bạn có được khi có tiếng Anh kết nối với thế giới đã giúp bạn mở rộng thế giới quan và các mối quan hệ tốt đẹp như thế nào, v.v. hãy liên hệ với chính mục đích ban đầu bạn chọn học IELTS và tưởng tượng ra, CẢM NHẬN nó. Cảm nhận cảm xúc thành công đó là vô cùng quan trọng nhé!
  2. Đọc thành tiếng 5 điều mà bạn thấy biết ơn vì mình đã tiến bộ, hoặc ai đó, cái gì đó đã giúp mình tiến bộ. Ghi nhận từ những tiến bộ nhỏ nhất. Sau đó nói 3 lần: thank you, thank you, thank you, CẢM NHẬN lòng biết ơn đó.
  3. Đọc câu thần chú sau: I can do it. Giơ tay phải và nắm lòng bàn tay lại, giật 3 lần, nói yes, yes, yes!

Thực hiện trong ít nhất 21 ngày hoặc trong toàn bộ quá trình ôn thi là tốt nhất. Các bạn sẽ thấy sự kì diệu của phương pháp này.

1.2. Thiết lập mục tiêu rõ ràng

Phần trên mình có đề cập đến việc đọc những mục tiêu bạn muốn đạt được trong việc ôn thi IELTS cho người mới bắt đầu ở bước 1. Vậy thì đặt mục tiêu như thế nào cho thông mình nhất? Hãy nhớ đến từ SMART. Các câu nói về mục tiêu phải được viết ở thì hiện tại, dạng khẳng định

Người mới bắt đầu học IELTS cần thiết lập mục tiêu rõ ràng

Người mới bắt đầu học IELTS cần thiết lập mục tiêu rõ ràng

S: mục tiêu phải cụ thể, chi tiết, tốt nhất là có con số

M: mục tiêu phải đo lường được

A: mục tiêu phải nằm trong năng lực của bản thân, không quá khó đạt

R: mục tiêu phải có tính thực tế

T: mục tiêu phải có thời gian cụ thể

Ví dụ:

  • Tôi đạt được 8.0 IELTS, không kỹ năng nào dưới 7.0 trong tháng 12/2020
  • Tôi dùng được 5 thành ngữ và 5 cụm động từ trong phần speaking
  • Tôi học được 10 từ vựng nâng cao về 1 chủ đề mỗi ngày
  • Tôi đọc báo trên BBC, CNN 3 bài/ ngày

Các bạn hãy bám vào các yếu tố ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp) và 4 kỹ năng của tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) và lập mục tiêu cụ thể cho từng mục đó, càng chi tiết càng tốt.

3. Phương pháp luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu cực kỳ hiệu quả

Một cuốn sách cùng tên của tiêu đề bài viết đó là “Start with why” – Simon Sinek có ghi rõ vòng tròn màu vàng:

Phương pháp luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu cực kỳ hiệu quả

Phương pháp luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu cực kỳ hiệu quả

Sau khi đã làm xong phần WHY là gốc rễ, là tiêu điểm, thì mình đi tiếp với phần how và what. Đó là làm thế nào và làm những gì. Đó là việc chúng ta đi cụ thể hơn vào thiết lập hành động. Tư duy cách làm thông minh để tiến đến mục tiêu đã đặt ra ở phần SMART goals ở trên. Muốn có kế hoạch hành động cụ thể mình cần phải biết để học và thi IELTS, mình cần học những gì và học như thế nào phải không?

Tiếng Anh nói chung bao gồm 2 phần lớn: kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng ngôn ngữ. Kiến thức ngôn ngữ bao gồm: ngữ pháp, cấu trúc, từ vựng và phát âm. Kỹ năng ngôn ngữ bao gồm: nghe, nói, đọc, viết. Đề thi IELTS xoay quanh việc đánh giá toàn bộ 2 phần này của các bạn. Tương tự, nhìn vào phần rubrics mô tả band điểm cũng thấy họ chia đủ các yếu tố này. Như vậy các bạn biết phải học những gì rồi phải không nào? Tiếp đến phần quan trọng nhất đó là: học chúng như thế nào?

3.1. Học phát âm chuẩn

Đối với phát âm, chúng mình cần học cách phát âm các kí hiệu trong bảng IPA và từ đó có khả năng tra từ điển và phát âm chuẩn được một từ bất kì. Ghi chép cẩn thận lại những chữ cái nào thường được phát âm là âm nào. Sau khi học nhiều, phát âm nhiều thì sẽ tự khắc nhớ được quy tắc của chúng và rồi có khả năng đoán được cả cách phát âm của từ mới gặp bất kì đúng tới >95% (chỉ trừ một số từ không thuộc quy tắc đó thôi).

  • Xem trọn bộ học cách phát âm với giáo viên bản ngữ có phụ đề tiếng Việt ở video tại đây: https://bit.ly/3aNzOC4
  • Học cách phát âm từ có trọng âm (stress) và nói có ngữ điệu (intonation) tại đây: https://bit.ly/2XcEAoF

Các bạn có thể kiểm tra khả năng nhớ cách phát âm các ký tự bằng cách vào một trang từ điển chuẩn như là Oxford learners' dictionary hoặc Cambridge dictionary online để tra từ, nhìn kí hiệu IPA và phát âm thử, tự check lại bằng cách ấn vào loa trong từ điển. Nghe và phát âm theo 5 lần nếu bạn phát âm chưa giống người bản ngữ trong từ điển nhé.

3.2. Học từ vựng

Tiếp đến là học từ vựng, nếu bạn là người mới bắt đầu từ con số 0 thì hãy học ở trang từ vựng cơ bản với các chủ đề tại đây: https://www.languageguide.org/

Sau đó, muốn đạt band điểm từ 6.0 trở lên thì hãy học các cụm phrasal verbs, collocation (sự kết hợp từ cố định trong tiếng Anh, giống như là ngạc nhiên+bởi, thích thú+với - surprised of, interested in), và idiom (thành ngữ), proverb (tục ngữ), những cụm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, những từ khác nhau mà diễn đạt cùng 1 ý nghĩa, cách cấu tạo từ với tiền tố (prefix) và hậu tố (suffix).

Để có thể học những yếu tố từ vựng này, không có cách nào khác là làm bài luyện tập nhiều, đọc nhiều và sử dụng nhiều trong khi nói hoặc viết mỗi ngày. Nhớ là, nếu chỉ xem danh sách từ rồi chép ra thì chưa thể ghi nhớ được đâu nhé. Phải SỬ DỤNG chúng thì từ vựng mới đi vào bộ nhớ từ vựng chủ động được.

Website học từ vựng cho người mới bắt đầu, mất gốc

Nếu chỉ nhìn và đoán được nghĩa chứ không dùng được thì chứng tỏ nó chỉ là từ vựng bị động của não thôi. Có nhiều bạn gặp phải vấn đề này không nào? Chắc chắn là có phải không? Mình cũng vậy đó!

Nhưng nhớ là, đừng quá tham lam ghi chép ra toàn bộ danh sách từ ở website mình thấy nhé. Nó sẽ khiến não bạn choáng ngợp và chỉ khiến bạn thấy nản hơn vì nhìn mãi mà chẳng nhớ. Cách đơn giản là, hãy học ít một, mỗi ngày 5-10 từ/ cụm từ thôi. Sau đó quan trọng là sử dụng nó để đặt câu, viết và nói câu đó ra. Khi học, nhớ ghi lại từ loại của từ đó là danh từ, động từ, tính từ, trạng từ nhé. Nó sẽ liên quan tới phần học ngữ pháp ở phía sau đó.

Hoặc bạn có thể luyện sử dụng từ đã học bằng cách viết nhật ký trộn ngôn ngữ: viết các từ mới bằng tiếng Anh, còn lại viết bằng tiếng Việt (giúp bạn hiểu được ngữ cảnh câu chuyện mà ghi nhớ nghĩa từ mới đó)

Cách 1: Các bạn có thể học với trang web quizlet.com trên điện thoại mang theo bên mình mỗi ngày. Trang này cho phép tạo thẻ từ với 2 mặt và tự tạo phần trò chơi luyện từ, khiến bạn thấy việc học thư giãn hơn.

Cách 2: Ở level cao hơn, các bạn có thể học từ qua cách đọc truyện, nghe nhạc, xem phim, đọc sách, báo, xem kênh của người nổi tiếng, youtuber, vlogger.

Khi sử dụng các nguồn này học từ vựng, các bạn sẽ hiểu nghĩa của từ qua ngữ cảnh trong câu văn, khiến cho việc ghi nhớ dễ hơn. Tuy nhiên, cách học này yêu cầu người học có khả năng chắt lọc và phân loại từ vựng theo chủ đề. Ví dụ bạn chia cuốn vở của mình thành nhiều mục, mỗi mục là 1 chủ đề, khi nghe nhạc/ đọc sách, báo, truyện/ xem phim có cụm gì hay mà bạn thấy nó thuộc ngữ cảnh nào thì mở mục đó trong vở ra và ghi lại. Nếu bạn học theo từng bài hát/ bộ phim thì nó sẽ rối và không phục vụ được cho việc ôn thi IELTS vì IELTS được chia theo các chủ đề rất rõ ràng.

Đọc sách, báo, tạp chí: tùy theo các bạn hứng thú với chủ đề nào thì các bạn vào trang báo đó đọc hoặc tìm mua cuốn sách đó đọc. Một số cái tên tiêu biểu như là: vietnamnews.vn (trang này dễ cho các bạn vì là chuyên đưa tin về VN mà các bạn có thể hiểu nội dung sơ bộ khi xem thời sự mỗi ngày rồi, nên dễ đoán từ ha, The New York times, VOA news leanring English, BBC news, CNN news, the Economics

3.3. Học ngữ pháp

Thật may mắn vì ngữ pháp của tiếng Anh là có hạn và bạn hoàn toàn có thể chinh phục nó, không như phần từ vựng ở trên là vô vàn.

Cách học ngữ pháp thì đơn giản là các bạn học theo từng chuyên mục và nhớ mỗi ngày chỉ học chuyên về 1 chủ điểm duy nhất, KHÔNG tham lam. Khi học xong mỗi chủ điểm ngữ pháp, hãy luyện tập chúng bằng các bài tập và cố gắng sử dụng khi nói ứng với chủ đề từ vựng mà ngày hôm đó bạn học.

3.4. Học kỹ năng nghe

Website luyện nghe tiếng Anh cho mọi cấp độ

3.5. Học kỹ năng nói

Phần thi Speaking là phần thi mà nhiều người học IELTS cảm thấy lo lắng nhất vì bạn sẽ cần đối thoại trực tiếp với giám khảo. Phương pháp luyện nói tốt nhất chính là bạn cần luyện tập thường xuyên. Bạn có thể tìm một người bạn cùng luyện nói và sửa lỗi giúp nhau để cùng tiến bộ.

Phần thi IELTS Speaking sẽ gồm 3 Part: Part 1 sẽ là những câu hỏi về các chủ đề quen thuộc như study, work, hobby, family hay hometown. Part 2 bạn sẽ nỏi về một chủ đề được đưa ra bởi giám kháo trong khoảng thời gian khoảng 2 phút và Part 3 sẽ là một số câu hỏi mở rộng về chủ đề trong Part 2.

Bạn có thể luyện kỹ năng nói theo cấp độ khó dần như các part của bài thi Speaking. Việc luyện nói sẽ cần kết hợp song song với việc học từ vựng, ngữ pháp và phát âm.

3.6. Học kỹ năng đọc

Sử dụng chính nguồn mà các bạn dùng để học từ vựng ở trên như là sách, báo, tạp chí để luyện đọc. Luyện bằng cách đọc từng đoạn và rồi tóm tắt nội dung chính đoạn đó (giúp các bạn làm bài heading matchings tốt hơn sau này). Sau đó tự đặt các câu hỏi WH hoặc yes/no question về các chi tiết trong câu chuyện/ bài báo đó và tự tìm câu trả lời. Sau khi luyện kỹ năng đọc gốc này rồi bạn mới đi vào việc tìm hiểu các dạng bài đọc trong đề thi và kỹ năng làm từng dạng bài ra sao.

3.7. Học kỹ năng viết

Học viết câu (sentence) trước rồi viết đoạn (paragraph) và cuối cùng là viết bài luận (essay). Chọn chủ đề thường được ra trong bài IELTS và tập viết với chúng. Tốt hơn hết là có bạn hoặc thầy cô giúp đỡ trong việc đọc và sửa lỗi cho mình. Học lấy chất lượng chứ không lấy số lượng.

Trên đây LangGo đã bật mí phương pháp học IELTS cho người mới bắt đầu cực kỳ hiệu hiệu quả. Nếu bạn chỉ chăm chăm vào việc đếm xem một ngày viết được bao nhiêu đoạn văn hay bài luận thì bạn không đi sâu vào được các lỗi sai mình đã mắc và rút kinh nghiệm ở lần sau (một bước vô cùng quan trọng của việc học viết). Thậm chí với 1 topic, các bạn cần viết rồi chỉnh sửa và viết lại 2-3 lượt. Đây là việc hoàn toàn bình thường, đừng lấy nó làm điều cản trở quyết tâm chinh phục kỹ năng này.

Chúc các bạn có một khởi đầu thành công!

(Nguồn: Sưu tầm, tổng hợp)

TEST IELTS MIỄN PHÍ VỚI GIÁO VIÊN 8.5 IELTS - Tư vấn lộ trình học HIỆU QUẢ dành riêng cho bạn!
Hơn 15.000 học viên đã thành công đạt/vượt band điểm IELTS mục tiêu tại LangGo. Hãy kiểm tra trình độ IELTS miễn phí để được tư vấn lộ trình cá nhân hoá bạn nhé!
  • CAM KẾT ĐẦU RA theo kết quả thi thật 
  • Học bổ trợ 1:1 với giảng viên đứng lớp
  • 4 buổi bổ trợ Speaking/tháng
  • Tăng band chỉ sau 1,5 - 2,5 tháng
  • Hỗ trợ đăng ký thi thật tại BC, IDP
Đánh giá

★ / 5

(0 đánh giá)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ