Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, cam kết đầu ra - IELTS LangGo ×
Nắm vững 9+ cấu trúc Câu bị động đặc biệt (Special Passive voice)
Nội dung

Nắm vững 9+ cấu trúc Câu bị động đặc biệt (Special Passive voice)

Post Thumbnail

Câu bị động (Passive Voice) là chủ điểm kiến thức ngữ pháp khá quan trọng khi học tiếng Anh. Ngoài các dạng cơ bản thường gặp của câu bị động, trong quá trình học chúng ta có thể phải “va chạm” với một số cấu trúc câu bị động đặc biệt của phần này.

Trong bài viết hôm nay, IELTS LangGo sẽ cung cấp cho các bạn tất tần tật các dạng bị động đặc biệt cũng như bài tập luyện tập đi kèm để bạn có thể sử dụng thành thạo câu bị động.

1. Các dạng câu bị động đặc biệt (Speacial Passive Voice)

Ở dưới, IELTS LangGo cũng cấp cho bạn đầy đủ 9 dạng bị động đặc biệt (special passive voice). Còn video dưới đây thì giúp bạn học nhanh 7 cấu trúc hay gặp nhất. Để "nạp" được hết lượng kiến thức này trong 1 lần không dễ nên bạn hãy bookmark bài viết để học dần dần và thường xuyên ôn tập lại với bài tập để nhớ lâu.

Tổng hợp cấu trúc câu bị động đặc biệt - IELTS LangGo

1.1. Dạng câu bị động 2 tân ngữ

Câu bị động với hai tân ngữ là câu được chuyển từ câu chủ động có hai đối tượng nhận hành động (2 tân ngữ). Một số động từ thường đi kèm với hai tân ngữ là: give, send, show, offer, tell, bring,...

Dạng chủ động: S + V + O1 (gián tiếp) + O2 (trực tiếp)

Trong đó:

  • O1 là tân ngữ gián tiếp, chỉ một người, sự vật hoặc sự việc mà chịu tác động không trực tiếp, có mối quan hệ không quá gần gũi với động từ chính.
  • O2 là tân ngữ trực tiếp, chịu tác động trực tiếp hoặc có liên quan mật thiết nhất với động từ chính trong câu.

Ví dụ: My father gave me a huge present. (Bố tôi tặng cho tôi một món quà lớn.)

My father gave me a huge present
S V O1 (gián tiếp) O2 (gián tiếp)

Cấu trúc câu bị động đặc biệt 2 tân ngữ:

Câu chủ động

S + V + O1 (gián tiếp) + O2 (trực tiếp)

Ví dụ: My friend gave me an interesting book on my birthday. (Bạn tôi tặng tôi một quyển sách rất thú vị vào dịp sinh nhật)

Trong đó: "me" là O1 (tân ngữ gián tiếp), "an interesting book" là O2 (tân ngữ trực tiếp).

Câu bị động

► TH1: Tân ngữ gián tiếp (O1) làm chủ ngữ chính trong câu:

S + be + VpII + O2

Ví dụ:  ⟶ I was given an interesting book by my friend on my birthday. (Tôi được tặng một quyển sách rất thú vị bởi bạn tôi vào dịp sinh nhật)

► TH2: Tân ngữ trực tiếp (O2) làm chủ ngữ chính trong câu:

S + be + VpII + giới từ (to/ for) + O1

Ví dụ: ⟶ An interesting book was given to me by my friend on my birthday. (Một quyển sách thú vị đã được tặng cho tôi bởi bạn tôi vào dịp sinh nhật)

1.2. Câu bị động với mệnh đề that

Passive voice dạng đặc biệt với mệnh đề that là câu được chuyển từ câu chủ động có mệnh đề that, trong câu thường có xuất hiện các động từ tường thuật như: say, think, expect, know, believe, understand, consider, find,... Loại câu bị động này rất phổ biến trong báo chí và tin tức thời sự để thể hiện sự khách quan.

Công thức câu bị động với mệnh đề that:

Câu chủ động

S + V1 + that + S2 + V2

Ví dụ: Lots of students say that she is a good teacher. (Nhiều học sinh nói rằng cô ấy là một giáo viên tốt.)

Câu bị động

► TH1: Động từ V1 ở câu chủ động chia ở các thì: hiện tại tiếp diễn, hiện tại đơn, hiện tại hoàn thành

  • Cấu trúc 1: Sử dụng chủ ngữ giả (áp dụng cho tất cả các trường hợp V2)

It is + V1-pII + that + S2 + V2

Ví dụ: People say that the new movie is really interesting. (Mọi người nói rằng bộ phim mới thực sự thú vị.)

→ It is said that the new movie is really interesting. (Người ta nói rằng bộ phim mới thực sự thú vị.)

  • Cấu trúc 2: (Không sử dụng chủ ngữ giả) Động từ V2 ở câu chủ động đang chia ở thì: hiện tại đơn hoặc tương lai đơn

S2 + is/am/are + V1-pII + to + V2 (nguyên thể)

Ví dụ: Many people believe that she has a talent for singing. (Nhiều người tin rằng cô ấy có tài năng hát.)

→ Cách 1: It is believed that she has a talent for singing (Tin rằng cô ấy có tài năng hát.)

→ Cách 2: She is believed to have a talent for singing. (Cô ấy được tin rằng có tài năng hát.)

  • Cấu trúc 3: (Không sử dụng chủ ngữ giả) Động từ V2 ở câu chủ động đang chia ở thì: quá khứ đơn hoặc hiện tại hoàn thành

S2 + is/am/are + V1-pII + to have + V2-pII

Ví dụ: Jean thinks that her mother had to cancel the trip. (Jean nghĩ rằng mẹ cô ấy đã phải hủy chuyến đi.)

→ Cách 1: It is thought that her mother had to cancel the trip. (Nghĩ rằng mẹ của cô ấy đã huỷ chuyến đi.)

→ Cách 2: The trip is thought to have had to be canceled by Jean's mother. (Chuyến đi được nghĩ là đã phải được hủy bởi mẹ của Jean.)

► TH2: Động từ V1 ở câu chủ động được chia ở các thì: quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn và quá khứ hoàn thành

  • Cấu trúc 1: Sử dụng chủ ngữ giả (áp dụng cho tất cả các trường hợp V2)

It was + V1-pII + that + S2 + V2

Ví dụ: The students mentioned that the exam had been postponed. (Những học sinh đề cập rằng kỳ thi đã bị hoãn lại.)
→ It was mentioned that the exam had been postponed. (Đã được đề cập rằng kỳ thi đã bị hoãn lại.)

  • Cấu trúc 2: (Không sử dụng chủ ngữ giả) Động từ V2 ở câu chủ động đang chia thì quá khứ đơn

S2 + was/were + V1-pII + to + V2 (nguyên thể)

Ví dụ: Students said that the new teacher was very friendly. (Mọi người nói rằng thành viên mới rất thân thiện.)

→ Cách 1: It was said that the new teacher was very friendly. (Nghe nói giáo viên mới rất thân thiện đó.)

→ Cách 2: The new teacher was said to be very friendly. (Giáo viên mới được nói rằng rất thân thiện.)

  • Cấu trúc 3: (Không sử dụng chủ ngữ giả) Động từ V2 ở câu chủ động đang chia thì quá khứ hoàn thành, quá khứ tiếp diễn

S2 + was/were + V1-pII + to + have + V2-pII

Ví dụ: People reported that the train was delayed due to technical issues. (Mọi người báo cáo rằng chuyến tàu bị trễ do vấn đề kỹ thuật.)

→ Cách 1: It was reported that the train was delayed due to technical issues. (Đã được báo cáo rằng chuyến tàu bị trễ do vấn đề kỹ thuật.)

→ Cách 2: The train was reported to have delayed due to technical issues. (Chuyến tàu được báo cáo là đã bị trễ do vấn đề kỹ thuật.)

1.3. Câu bị động với đại từ bất định

Câu bị động dạng đặc biệt với đại từ bất định là một cách để diễn tả một hành động mà không cần chỉ rõ ai là người thực hiện. Có cá đại từ bất định như nobody, someone, anything, something, anyone,...

Cấu trúc 1: Câu bị động với Nobody/No one

Câu chủ động: Nobody/No one + V + O

Câu bị động: S + be + not + V-pII

Ví dụ: Nobody has received the email from the manager yet. (Chưa có ai nhận được email từ người quản lý.)

⟶ The email from the manager has not been received yet. (Chưa có email nào từ người quản lý được gửi đi cả.)

Cấu trúc 2: Câu bị động với anything

Câu chủ động: S + V + anything

Câu bị động: Nothing + be + V-pII

Ví dụ: We cannot do anything to help her. (Chúng ta không thể làm gì để giúp cô ấy.)

⟶ Nothing can be done to help her. (Không có gì cả thể làm để giúp cô ấy.)

1.4. Câu bị động với V-ing

Nếu trong câu chủ động có các động từ được theo sau bởi những động từ Ving như: like, enjoy, love, hate, dislike, deny, mind, admit… thì khi chuyển sang câu bị động sẽ sử dụng công thức sau:

Câu chủ động: S + V + somebody + V-ing

Câu bị động: S + V + somebody/something + being + VpII

Ví dụ:

1. She enjoys her friends helping her decorate the room for the party. (Cô ấy thích bạn bè của mình giúp cô ấy trang trí phòng cho bữa tiệc.)

⟶ She enjoys the room being decorated by her friends for the party. (Cô ấy thích phòng được trang trí bởi bạn bè của mình cho bữa tiệc.)

2. They don't want their children watching violent movies. (Họ không muốn con cái của họ xem những bộ phim bạo lực.)

⟶ They don't want violent movies to be watched by their children. (Họ không muốn những bộ phim bạo lực được xem bởi con cái của họ.)

1.5. Câu bị động với động từ tri giác

Với các động từ tri giác (verb of perception) như see, watch, notice, hear, look…, khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động đặc biệt các bạn có thể làm theo công thức sau:

Câu chủ động: S + V + somebody + V-ing/to V-inf

Câu bị động: S + to be + VpII + V-ing/to V-inf

Ví dụ:

1. She noticed her neighbor planting flowers in the garden. (Cô ấy nhận ra hàng xóm của mình đang trồng hoa trong vườn.)

Her neighbor was noticed to be planting flowers in the garden. (Hàng xóm của cô ấy đã bị nhận ra khi đang trồng hoa trong vườn.)

2. We observed the children playing happily in the park. (Chúng tôi quan sát các em nhỏ chơi vui vẻ ở công viên.)

The children were observed to be playing happily in the park. (Các em nhỏ đã bị quan sát khi đang chơi vui vẻ ở công viên.)

1.6. Dạng bị động với câu mệnh lệnh

Câu mệnh lệnh dạng bị động là loại câu có mức độ mệnh lệnh nhẹ hơn câu mệnh lệnh chủ động. Do đó, nó thường được sử dụng khi muốn lịch sự, nhã nhăn hơn khi ra lệnh hoặc yêu cầu, hoặc muốn giảm bớt trách nhiệm, tránh nói trực tiếp người thực hiện hành động. 

Cấu trúc 1:

Câu chủ động: (Don’t) + V-inf + O

Câu bị động:

  • (Don’t) + let + O + be + V3/ed

  • S + must/should + be + V2/ed

Ví dụ: Close the door, please! (Làm ơn đóng cửa lại)

→ The door should be closed. (Cửa nên được đóng lại.)

→ Let the door be opened, please. (Hãy để cửa đóng lại nào!)

Cấu trúc 2:

Câu chủ động: It’s one’s duty to + V-inf

Câu bị động: S + to be + supposed to+ V inf

Ví dụ: It’s your duty to wash dishes and take out the garbage today. (Nhiệm vụ của bạn là phải rửa bát và vứt rác hôm nay)

⟶ You are supposed to wash dishes and take out the garbage today. (Bạn được giao rửa bát và đổ rác hôm nay.)

Cấu trúc 3: 

Câu chủ động: It’s necessary to + V-inf

Câu bị động: S + should/ must + be + VpII

Ví dụ: It’s necessary to address the environmental problems at the next conference. (Việc giải quyết các vấn đề về môi trường trong cuộc họp tiếp theo là rất cần thiết)

⟶ The environmental problems should be addressed in the next conference. (Các vấn đề môi trường cần được giải quyết trong hội nghị tiếp theo.)

1.7. Câu bị động với Have/Get (Nhờ ai làm gì)

Have/Get trong câu chủ động thường có nghĩa là  “Nhờ/Thuê ai làm gì". Chúng ta sử dụng câu bị động đặc biệt với have/get để diễn tả việc gì, cái gì đó đã được làm xong, hoàn thành.

Công thức bị động đặc biệt của Have:

Câu chủ động: S + have + somebody + V

Câu bị động: S + have + something + VpII

Ví dụ: I have the mechanic repair my car. (Tôi thuê thợ sửa xe sửa ô tô.)

⟶ I have my car repaired by the mechanic. (Chiếc xe của tôi đã được sửa bởi thợ sửa xe)

Cấu trúc câu bị động với Get:

Câu chủ động: S + get + somebody + to-V

Câu bị động: S + get + something + VpII

Ví dụ: I get the hairdresser to dye my hair. (Tôi thuê thợ làm tóc nhuộm tóc cho tôi)

⟶ I get my hair dyed by the hairdresser. (Tóc của tôi được nhuộm bởi thợ làm tóc)

Cấu trúc bị động đặc biệt với Have và Get

Have và Get là hai động từ đi với cấu trúc câu bị động đặc biệt mang nghĩa là nhờ ai đó làm gì

1.8. Câu bị động với Make/Let

Động từ theo sau hai từ “make” và “let” đều ở dạng nguyên thể. Vậy khi chuyển sang câu bị động đặc biệt ta phải làm như thế nào?

Công thức bị động đặc biệt với Make:

Câu chủ động: S + make + sb + V-inf

Câu bị động: S + be + made + to + V-inf

Ví dụ: My parents make me do all the housework. (Cha mẹ tôi bắt tôi làm tất cả công việc nhà)

⟶ I am made to do all the housework.

Cấu trúc bị động đặc biệt với Let:

Câu chủ động: S + let + sb + V-inf

Câu bị động: Let + sb/st + be VpII / be allowed to V-inf

Ví dụ: My parents never let me watch TV more than 1 hour. (Bố mẹ không bao giờ cho tôi xem TV quá 1 tiếng đồng hồ)

⟶ I am never let to watch TV more than 1 hour.

⟶ I am never allowed to watch TV more than 1 hour.

1.9. Công thức câu bị động với 7 động từ đặc biệt

Chúng ta có 7 động từ đặc biệt sau sẽ có công thức câu bị động riêng biệt với các động từ khác, đó là: suggest, require, request, order, demand, insist, recommend.

Cấu trúc bị động đặc biệt với các động từ này như sau:

S + suggest/ require/ request/order/demand/insist/recommend + that + S + (should) + V-inf + O

It + be + V3-ed (of 7 verbs) + that + something + to be V3/ed

Ví dụ: People suggested that the children should take part in outdoor activities. (Mọi người đề xuất rằng trẻ em nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời)

⟶ It was suggested that outdoor activities should be taken part in by children. (Có ý kiến cho rằng nên cho trẻ em tham gia các hoạt động ngoài trời.)

Câu bị động với 7 động từ đặc biệt

Một số câu có những động từ như suggest, require, … có cách thành lập câu bị động đặc biệt riêng biệt

1.10. Câu bị động với chủ ngữ giả It

Với câu chủ ngữ giả, chúng ta có công thức câu bị động đặc biệt như sau:

It + to be + adj + for somebody + to V + to do something

It + to be + adj + for something + to be done

Ví dụ: It is impossible for us to release the new album by next Wednesday. (Việc tung ra album mới vào thứ tư tuần tới là một điều không thể với chúng tôi)

⟶ It is impossible for the new album to be released by next Wednesday. (Album mới không thể được phát hành trước thứ Tư tới.)

2. Các trường hợp không dùng bị động

Câu có động từ chính là nội động từ

Các nội động từ là những động từ diễn tả hành động của chủ thể mà không cần một đối tượng tác để tác động lên. Bởi vậy, những câu có các nội động từ như: exist, appear, live, run, arrive, sleep... sẽ không thể chuyển sang dạng bị động.

Ví dụ: He sleeps. (Anh ấy ngủ)

=> Trong câu trên “sleeps” là nội động từ, nó không cần có tân ngữ theo sau nên câu này không có dạng bị động.

Câu có tân ngữ là đại từ phản thân với chủ ngữ

Đối với những câu có tân ngữ là đại từ phản thân của chủ ngữ bao gồm: myself, himself, herself, yourself, itself, themselves, ourselves, yourselves. thì sẽ không thể chuyển sang câu bị động.

Ví dụ: She blames herself for not doing a good job. (Cô ấy tự trách chính mình vì đã không hoàn thành tốt công việc.)

=> Không thể nói: Herself is blamed by her for not doing a good job.

Câu có động từ mang nghĩa sở hữu "có"

Nếu trong câu xuất hiện các động từ mang nghĩa sở hữu như: have, lack, belong, resemble, be, seem, look, appear,... thì cũng không thể chuyển sang dạng bị động.

Ví dụ: He have a very nice hat

=> Không thể nói: A nice hat is had by him.

3. Bài tập câu bị động đặc biệt - có đáp án

Hãy luyện tập các bài tập bị động đặc biệt dưới đây đế hiểu sâu, nhớ lâu hơn nhé! 

Bài 1. Viết lại các câu sau sử dụng cấu trúc câu bị động dạng đặc biệt

1. We don't speak French in this store.

→ …………………………………………………………..

2. Anna asked her teacher a question.

→ …………………………………………………………..

3. Someone built the house two months ago.

→ …………………………………………………………..

4. I give her a huge present.

→ …………………………………………………………..

5. Marry will take care of him.

→ …………………………………………………………..

6. The waiter brought John a big bowl of salad.

→ …………………………………………………………..

7. Someone broke into our house last Sunday.

→ …………………………………………………………..

8. My classmate told the class a joke.

→ …………………………………………………………..

9. We will meet Donald at the train station.

→ …………………………………………………………..

10. Mike has not sent me the letters.

→ …………………………………………………………..

Bài 2. Viết lại các câu sau sao cho nghĩa không đổi

1. People know that he is an excellent tennis player.

→ ………………………………………………………………….

2. They say that Mark is in hospital.

→ ………………………………………………………………….

3. They think that the kids go to bed early.

→ ………………………………………………………………….

4. People believe that the robbers have worked in the bank for a long time.

→ ………………………………………………………………….

5. They think that nuclear power stations are dangerous.

→ ………………………………………………………………….

6. Her colleagues thought that she went abroad.

→ ………………………………………………………………….

7. People know that private vehicles pollute the air.

→ ………………………………………………………………….

8. The consumers suppose that the new product will come out soon.

→ ………………………………………………………………….

Bài 3. Hoàn thành các câu sau sử dụng cấu trúc câu bị động dạng đặc biệt với "get"

1. I don't understand why this room is always so dirty. It …………….. (clean) every day.

2. We usually ………………… (the living room/ redecorate) every three years.

3. Susan isn't making her own wedding dress, she …………….. (it / make) by a designer in New York.

4. When foreign novels are translated into English, a lot of the original meaning usually ………………. (lose) in the translation.

5. She didn't fix his motorbike himself, she ………………….. (it / fix) at the garage.

6. If my motorbike ………………. (damage) by you, you will have to pay for the repairs.

7. Mark Thompson ……………… (kill) in an car crash in the US in the 1950s.

8. I'm going to buy food online and I ……………… (the food / deliver) to my apartment.

9. If you can't see clearly, you should ………………… (your eyes / test)

10. Are they going to paint the wall themselves, or …………………….. (it / paint)?

11. Did you know that Harry ………………. (promote) to a management position at work! What a surprising news.

12. ……………….. (pay) for a job you enjoy doing must be the happiest thing in your life!

ĐÁP ÁN:

Bài 1:

1. French is not spoken in this store.

2. The teacher was asked a question by Anna.

3. The house was built 2 months ago.

4. She is given a huge present.

5. He will be taken care of by Marry.

6. A big bowl of salad was brought to John.

7. Our house was broken into last Sunday.

8. The class were told a joke by our classmate.

9. Donald will be met at the train station.

10. I have not been sent the letters by Mike.

Bài 2:

1. He is known to be an excellent tennis player.

2. Mark is said to be in hospital.

3. The kids are thought to go to bed early.

4. The robbers are believed to have worked in the bank for a long time.

5. Nuclear power stations are thought to be dangerous.

6. She was thought to go abroad.

7. Private vehicles are known to pollute the air.

8. The new product is supposed to come out soon.

Bài 3:

1. gets cleaned

2. get the living room redecorated

3. is getting it made

4. gets lost

5. got it fixed

6. gets damaged

7. got killed

8. am going to get the food delivered

9. get your eyes tested

10. are they going to get it painted

11. got promoted

12. getting paid

Trên đây là tổng hợp các dạng đặc biệt của câu bị động (passive voice) và cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động trong tiếng Anh. Thông qua bài viết trên, IELTS LangGo hy vọng rằng bạn có thể sử dụng thành thạo câu bị động đặc biệt trong nhiều tình huống khác nhau.

TEST IELTS MIỄN PHÍ VỚI GIÁO VIÊN 8.5 IELTS - Tư vấn lộ trình học HIỆU QUẢ dành riêng cho bạn!
Hơn 15.000 học viên đã thành công đạt/vượt band điểm IELTS mục tiêu tại LangGo. Hãy kiểm tra trình độ IELTS miễn phí để được tư vấn lộ trình cá nhân hoá bạn nhé!
  • CAM KẾT ĐẦU RA theo kết quả thi thật 
  • Học bổ trợ 1:1 với giảng viên đứng lớp
  • 4 buổi bổ trợ Speaking/tháng
  • Tăng band chỉ sau 1,5 - 2,5 tháng
  • Hỗ trợ đăng ký thi thật tại BC, IDP
Đánh giá

★ / 5

(0 đánh giá)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ