Để thành thạo Tiếng Anh hay bất cứ ngôn ngữ nào, người học đều cần có sự tiếp xúc và luyện tập thường xuyên. Tuy nhiên phương pháp học truyền thống chỉ tập trung vào lý thuyết trên sách vở chỉ khiến bạn chán nản và không cải thiện được nhiều.
Thay vì chỉ nhìn mãi vào một quyển vở, nhồi nhét các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng vào đầu, IELTS LangGo khuyên bạn hãy thử các phương pháp học mới mẻ khác, chẳng hạn như học theo phương pháp Task-based learning được giới thiệu ngay sau đây.
Phương pháp giảng dạy Task-based learning hiệu quả trong học tiếng Anh
Trong bài viết này, hay cũng IELTS Lang Go tìm hiểu xem Task-based learning là gì và cách ứng dụng chúng ra sao trong các tình huống học tập nhé!
Task-based learning là phương pháp giảng dạy trên nguyên lý chia nhỏ nhiệm vụ, được áp dụng vào các lĩnh vực giảng dạy khác nhau.
Ở lĩnh vực dạy ngoại ngữ, phương pháp này có tên cụ thể hơn Task-based Language Teaching Approach (Tiếp cận giảng dạy ngôn ngữ trên nguyên lý chia nhỏ nhiệm vụ). Trong đó, học sinh sẽ sử dụng ngôn ngữ đích để tương tác với nhau và tận dụng kinh nghiệm cá nhân sẵn có để hoàn thành Task được giao.
Khi ứng dụng phương pháp Task based learning, mỗi bài giảng được thiết kế để giúp người học hoàn thành một task liên quan, ví dụ như:
Để giúp bạn hiểu rõ hơn Task based learning là gì, hãy cùng IELTS LangGo tham khảo các ví dụ về Task-based learning sau đây:
Ví dụ ứng dụng Task-based learning trong đời sống thực tế
Nhiệm vụ: Học sinh sẽ lên kế hoạch thăm quan Hà Nội cho một vị khách quốc tế. Nhiệm vụ của họ là brainstorm và tìm loại ngôn ngữ đích phù hợp để trả lời câu hỏi:
Hết thời gian làm việc, các nhóm sẽ lần lượt trình bày về lịch trình của mình bằng Tiếng Anh và bình chọn cho nhóm có sản phẩm tốt nhất. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ như vậy, học sinh sẽ chủ động tìm kiếm từ vựng, mẫu câu tiếng Anh, luyện nói trong các tình huống thực tế và ghi nhớ tốt hơn.
Phương pháp giao tiếp Task based learning method có lợi thế gì?
Phương pháp giao tiếp, giảng dạy Task-based learning có nhiều lợi ích tuyệt vời mà bất cứ nhà trường, cha mẹ và người học Tiếng Anh nào cũng kỳ vọng ở việc học hành. Có thể liệt kê nhanh những lợi ích cơ bản của phương pháp giảng dạy trên nguyên lý chia nhỏ nhiệm vụ như sau:
Hẳn những ưu điểm vượt trội trên đã đủ thu hút và kích thích sự tò mò của bạn và muốn tìm hiểu cách ứng dụng Phương pháp giảng dạy độc đáo Task based learning. Đừng bỏ qua bài viết tại đây bởi IELTS LangGo sẽ hướng dẫn bạn cách thực hành phương pháp học này nhé!
Để ứng dụng Task-based learning vào hoạt động giảng dạy tiếng Anh thực tế và diễn ra hiệu quả, giáo viên hoặc người thực hiện cần làm đủ 3 bước: Pre-Task, During Task và Post-Task.
3 bước Task-based learning trong tình huống học tập
Ở bước này, giáo viên sẽ giới thiệu nhiệm vụ cần làm cho học sinh và cung cấp các công cụ để giải quyết task (gồm từ vựng, cấu trúc câu và ngữ pháp tiếng Anh).
Sau đó, giáo viên cần giới thiệu Task chi tiết và đưa ra hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để giúp học sinh hiểu rõ mục tiêu và kết quả kỳ vọng cần đạt được sau khi hoàn thành nhiệm vụ này, .
Bước này tập trung hướng đến việc thu hút học sinh, đặt ra kỳ vọng và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ để tương tác với nhau bằng Tiếng Anh và bắt đầu làm nhiệm vụ.
Thay vì tham gia trực tiếp cùng các nhóm, giáo viên chỉ quan sát và đưa ra gợi ý về các mẫu câu, cụm từ Tiếng Anh cần thiết. Đồng thời, thầy cô sẽ giao một số bài tập bổ trợ để củng cố thông tin.
Bước này tập trung vào kích thích yếu tố Fluency - sự trôi chảy và mạch lạc trong cách sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp với các bạn cùng nhóm.
Sau khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ và đã có sản phẩm để trình bày thì giai đoạn Review bắt đầu diễn ra.
Các nhóm sẽ lần lượt trình bày báo cáo trước lớp bằng Tiếng Anh. Sau đó, giáo viên giúp học sinh xây dựng cuốn từ điển cá nhân của mình bằng cách điểm qua các từ vựng, phân loại và thực hành với các bài tập khác.
Mục tiêu của giai đoạn này là tạo cơ hội cho học viên nhìn lại thành quả công việc của mình và phân tích ngôn ngữ để cải thiện từ vựng, ngữ pháp và các mẫu câu Tiếng Anh.
Có 6 loại nhiệm vụ thường được áp dụng trong phương pháp giảng dạy Task-based learning. Mỗi nhiệm vụ (Task) lại có các đặc điểm và yêu cầu khác nhau.
6 loại Task phổ biến nhất và các Task-based learning examples
1. Liệt kê và động não (Listing & Brainstorming)
Người học có thể liệt kê những người, địa điểm, hành động, lý do hay những việc cần làm trong nhiều trường hợp khác nhau bằng Tiếng Anh.
Ví dụ:
Khi làm việc theo cặp, bạn và đối phương thống nhất danh sách 4-5 người nổi tiếng của thế kỷ 20.
-> Hãy đưa ra ít nhất một lý do cho mỗi nhân vật đó bằng cách sử dụng các mẫu câu so sánh (hơn kém/hơn nhất) và cấu trúc miêu tả con người bằng Tiếng Anh.
2. Sắp xếp theo trật tự (Ordering & Sorting)
Loại nhiệm vụ Task based này có thể được thực hành qua việc xếp hạng và phân loại.
Cùng điểm qua các ví dụ Task-based learning dưới đây:
-> Nắm chắc các cấu trúc xếp hạng như come in 1st place, take second place, rank third,...
-> Để hoàn thành loại Task này, học sinh cần biết các từ vựng/mẫu câu để mô tả quá trình như First/Second, Next, Then, After that, The next picture is…, Finally,...
3. Nối (Matching)
Người học sẽ nối các chú thích, văn bản Tiếng Anh hay đoạn trích xuất từ ghi âm với các bức tranh, tiêu đề hoặc văn bản dài hơn,...
Ví dụ:
4. So sánh (Comparing)
So sánh hai văn bản, hai bức tranh hoặc hai địa điểm khá tương đồng với nhau mà chính người học đã từng trải qua, rồi so sánh với những người hoặc nhóm khác.
Ví dụ:
-> Với loại Task based này, bạn có thể sử dụng cấu trúc đối chiếu, so sánh như as opposed to, in contrast to, unlike…, different from…, in comparison with,...
Loại Task-based learning này giúp cải thiện sự tự tin của người học rất tốt. Bởi một khi đã quen với từ vựng của mỗi chủ đề, ta có thể thực hành nhiều hoạt động ngôn ngữ và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
5. Giải quyết vấn đề (Problem-solving)
Thông thường, Task giải quyết vấn đề thường diễn ra quá nhanh bởi người học thỏa hiệp với giải pháp đầu tiên xuất hiện trong đầu họ. Ví dụ như khi có trộm cắp, ta cần gọi cảnh sát.
Do đó, bạn có thể tăng thêm thử thách cho Task bằng cách lồng ghép yếu tố liệt kê, so sánh và đánh giá.
Ví dụ:
Nghĩ về một thành phố với mật độ giao thông cao và tìm 3 giải pháp cho vấn đề này. Liệt kê điểm mạnh/yếu của từng giải pháp và xem cái nào tốn ít chi phí nhất/mang tính đổi mới nhất/thân thiện với môi trường nhất.
-> Hãy tận dụng ngay một số từ vựng sau để nói về điểm mạnh, điểm yếu trong Tiếng Anh: advantage, merit, positive aspect, benefit,...; disadvantage, drawback, downside, pitfall,...
6. Chia sẻ trải nghiệm cá nhân và kể chuyện (Sharing personal experiences & storytelling)
Những hoạt động kể chuyện và thuật lại trải nghiệm cá nhân thường rất giá trị bởi đây chính là cơ hội vàng để học sinh được nói Tiếng Anh nhiều hơn và cải thiện Speaking của mình.
Bài viết này đã giới thiệu đến bạn một Phương pháp học Tiếng Anh tuy mới lạ nhưng đầy thú vị - Task-based learning. Hãy ứng dụng các bước thực hành mà IELTS LangGo hướng dẫn ở trên vào các tình huống học tập thực tế để đạt hiệu quả cao nhất nhé!
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ