Có thể bạn đã nghe về câu hỏi đuôi, nhưng liệu bạn có biết rõ về dạng đặc biệt của nó? Trong bài viết dưới đây, IELTS LangGo sẽ cùng bạn tìm hiểu câu hỏi đuôi dạng đặc biệt với đấy đủ công thức ở tất cả các dạng trong tiếng Anh.
Có đến gần 20 cấu trúc nên hãy chuẩn bị sẵn bút vở để ghi chép và làm bài tập nhé! Đừng lo vì mỗi phần công thức đều có ví dụ và cuối bài còn bài tập để giúp bạn vận dụng ngay những gì vừa học.
Trong giao tiếp tiếng Anh, câu hỏi đuôi (Tag question) xuất hiện khá thường xuyên. Câu hỏi đuôi (tag question) trong tiếng Anh được coi là dạng câu hỏi Yes/No ngắn thường nằm ở cuối câu và phân tách với mệnh đề chính bằng một dấu phẩy. Mặc dù không có cấu trúc thông thường và các từ để hỏi như Wh- dạng câu này vẫn được xếp vào hàng ngũ câu hỏi với dấu (?) ở cuối câu.
Cấu trúc của câu hỏi đuôi gồm 2 phần là Mệnh đề chính + Câu hỏi đuôi. Phần thì và tobe ở câu hỏi đuôi sẽ phụ thuộc vào mệnh đề chính. Do đó khi học câu hỏi đuôi, việc liên kết phần mệnh đề chính cùng phần câu hỏi là không thể tách rời.
Sau khi giới thiệu đầy đủ về công thức, cấu tạo và cách sử dụng câu hỏi đuôi thông thường, IELTS LangGo sẽ giúp bạn gỡ rối về các cấu trúc câu hỏi đuôi đặc biệt, phức tạp trong tiếng Anh.
Bên cạnh các cấu trúc phổ biến, có một số trường hợp đặc biệt về câu hỏi đuôi (tag question) trong tiếng Anh mà bạn cần chú ý. Dưới đây là tổng hợp các dạng câu hỏi đuôi đặc biệt mà bạn có thể thường xuyên bắt gặp khi làm bài tập. Hãy đọc kỹ lý thuyết và ví dụ để hiểu tường tận về chúng nhé.
Nếu mệnh đề chính có cấu trúc là I (don’t) think/believe/expect… (that) + mệnh đề phụ thì ta sẽ dùng chủ ngữ của mệnh đề phụ làm chủ ngữ cho câu hỏi đuôi.
Ví dụ:
● I think she will be on time, won’t she? (Tôi nghĩ cô ấy sẽ đến đúng giờ. Có đúng vậy không nhỉ?)
● I don’t think they can win the competition, can they? (Tôi không nghĩ họ có thể thắng cuộc thi. Họ có thể không nhỉ?)
Chú ý: Nếu vế I think/believe… ở dạng phủ định thì câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định hoặc phủ định với mệnh đề phụ
Nếu mệnh đề chính bắt đầu bằng Let’s … thì câu hỏi đuôi sẽ là shall we.
Ví dụ:
● Let’s go camping, shall we? (Cùng đi cắm trại được không?)
● The weather is fine today. Let’s go shopping, shall we? (Hôm nay thời tiết đẹp. Cùng đi mua sắm được không?)
Nếu mệnh đề chính là một câu mệnh lệnh, câu hỏi đuôi sẽ dùng will you.
Cấu trúc câu hỏi đuôi với mệnh đề chính là câu mệnh lệnh
Ví dụ:
● Keep silent, will you? (Giữ trật tự đi được không?)
● Don’t go outside, will you? (Đừng ra ngoài có được không?)
Nếu mệnh đề chính là câu điều ước wish, trợ động từ trong câu hỏi đuôi sẽ là may.
Ví dụ:
● I wish I would become rich, my I? (Tôi ước tôi sẽ trở nên giàu có, có thể không nhỉ?)
Trong trường hợp mệnh đề chính xuất hiện động từ khiếm khuyết Must ta sẽ dựa vào ý nghĩa và chức năng của Must với từng ngữ cảnh khác nhau để quyết định xem trợ động từ của câu hỏi đuôi (tag question) trong tiếng Anh là gì.
Khi động từ khiếm khuyết Must dùng để nói về việc cần thiết phải làm, trợ động từ trong câu hỏi đuôi sẽ là Needn’t.
Ví dụ:
● You must finish the report now, needn’t you? (Bạn cần phải hoàn thành bản báo cáo bây giờ à?)
Các trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi (Tag question) trong tiếng Anh
Khi Mustn’t dùng trong tình huống không được phép làm một việc gì đó, câu hỏi đuôi (tag question) trong tiếng Anh sẽ dùng trợ động từ Must.
Ví dụ:
We mustn’t smoke in public places, must we? (Chúng ta không được phép hút thuốc lá ở nơi công cộng à?)
Khi động từ khiếm khuyết Must thể hiện sự suy đoán về một việc ở hiện tại mà người nói rất chắc chắn, trợ động từ của câu hỏi đuôi sẽ dựa vào động từ theo sau Must.
Ví dụ:
● You must hate her a lot, don’t you? (Bạn hẳn là ghét cô ấy lắm nhỉ?)
● She must be tired after playing tennis for an hour, isn’t she. (Cô ấy hẳn là cảm thấy mệt sau khi chơi tennis 1 tiếng phải không?)
Khi Must được sử dụng trong cấu trúc must + have + V3/Ved để thể hiện suy đoán của người nói về một điều gì đó chắc chắn đã xảy ra trong quá khứ, câu hỏi đuôi sẽ dùng trợ động từ haven’t.
Ví dụ:
● Your parents must have been proud of you, haven't’ they? (Cha mẹ bạn hẳn là rất tự hào về bạn đúng không?)
Nếu mệnh đề chính sử dụng động từ khiếm khuyết Had better (‘d better) để diễn tả lời khuyên, trợ động từ của câu hỏi đuôi sẽ là “hadn’t”.
Ví dụ:
● She had better give up bad habits, hadn’t she? (Cô ấy nên từ bỏ những thói quen xấu đúng không nào?)
Nếu mệnh đề chính sử dụng cấu trúc Would rather để nói về ước muốn hay sự lựa chọn, câu hỏi đuôi sẽ mượn “would” làm trợ động từ và chuyển sang dạng phủ định là “wouldn’t”.
Ví dụ:
● Your son would rather travel alone, wouldn’t he? (Con trai bạn muốn đi du lịch một mình đúng không?)
Công thức 1: S + used to + V + O + (…) + , didn’t + S?
Công thức 2: S + didn’t use to + V + O + (…) + , did + S?
Ví dụ:
● Sarah used to work as a doctor, didn’t she? (Sarah từng là bác sĩ đúng không?)
● Your children didn’t use to walk to school, did they? (Con bạn chưa từng đi bộ đến trường phải không?
Công thức 1:
Với thì hiện tại đơn: S + have/has to + V + O, don’t/doesn’t + S?
Với thì quá khứ đơn: S + had to + V + O, didn’t + S?
Với thì tương lai đơn: S + will have to + V + O, won’t + S?
Công thức 2:
Với thì hiện tại đơn: S + haven’t/hasn’t to + V + O, do/does + S?
Với thì quá khứ đơn: S + hadn’t to + V + O, did + S?
Với thì tương lai đơn: S + won’t have to + V + O, will + S?
Ví dụ:
● You don’t have to look after your brother, do you? (Bạn không cần phải chăm sóc em trai đúng không?)
● She had to apologize for her mistake, didn’t she? (Cô ấy phải xin lỗi vì sai lầm của mình đúng không?)
● They won’t have to work overtime, will they? (Họ sẽ không phải làm quá giờ phải không?)
Công thức:
S + ought to + V + O, oughtn’t + S?
Ví dụ:
● My friend ought to be financially independent, oughtn’t she? (Bạn tôi nên tự lập về tài chính đúng không?)
Câu hỏi đuôi với Ought to khá đơn giản
Need được coi là một động từ bán khiếm khuyết (semi-modal verb), vì vậy khi sử dụng trong thì hiện tại đơn, need có thể ở hai dạng: động từ thường hoặc động từ khiếm khuyết. Tuy nhiên, trong phần câu hỏi đuôi và mệnh đề tường thuật ở trước, need thường được sử dụng ở dạng động từ khiếm khuyết.
Công thức 1: S + need(s) + to + V + O, needn’t + S?
Công thức 2: S + needn’t + V + O, need + S?
Ví dụ:
● We need to solve this problem, needn’t we? (Chúng ta cần phải giải quyết vấn đề này đúng không?)
● Students needn’t go to school on weekends, need they? (Học sinh không cần đến trường vào cuối tuần phải không?)
Chú ý: trong các thì còn lại như thì quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành, …, ‘need’ giữ chức năng như một động từ thường. Vì vậy, trong trường hợp thì của câu không phải Hiện tại Đơn, ta vận dụng công thức câu hỏi đuôi cho các thì ở mục số 3 phía trên.
Nếu chủ ngữ của mệnh đề chính là một trong các đại từ bất định chỉ người sau: everyone, anyone, everybody, anybody, somebody, nobody hay no one thì câu hỏi đuôi sẽ có chủ ngữ là they.
Chú ý:
- Khi chủ ngữ là các đại từ phủ định như ‘no one’ hoặc ‘nobody’, câu hỏi đuôi sẽ luôn ở dạng khẳng định.
- Các đại từ bất định chỉ người trên trong mệnh đề chính sẽ đi với động từ số ít. Tuy nhiên khi chúng được chuyển thành ‘they’ trong câu hỏi đuôi, ta sẽ dùng trợ động từ số nhiều trước ‘they’..
Ví dụ:
● Everyone in this room can speak French, can’t they? (Mọi người trong căn phòng này đều có thể nói tiếng Pháp phải không?)
● Nobody enjoyed the party, did they? (Không ai thích bữa tiệc phải không?)
Nếu chủ ngữ của mệnh đề chính là những đại từ bất định chỉ vật như: everything, something, anything hay nothing, chủ ngữ của câu hỏi đuôi sẽ là ‘it’.
Lưu ý: Khi chủ ngữ là đại từ phủ định ‘nothing’, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.
Ví dụ:
● Everything is fine, isn’t it? (Mọi chuyện đều ổn, đúng không?)
● Nothing is more important than your health, is it? (Không có gì quan trọng hơn sức khỏe của bạn phải không?)
Nếu trong mệnh đề chính có chứa các đại từ phủ định hoặc bán phủ định như Hardly, Seldom, Scarcely, Never, Little, Few, Rarely…, câu hỏi đuôi luôn ở dạng khẳng định.
Ví dụ:
● He never wakes up late, does he? (Anh ấy không bao giờ dậy muộn phải không?)
● You rarely do homework on weekends, do you? (Bạn hiếm khi làm bài tập về nhà vào cuối tuần đúng không?)
Câu hỏi đuôi Tag question trong tiếng Anh với các đại từ phủ định
Nếu mệnh đề chính có chủ ngữ là một mệnh đề danh ngữ, to-V hoặc V-ing, câu hỏi đuôi sẽ có chủ ngữ là “it”, trợ động từ phụ thuộc vào thì của mệnh đề chính.
Ví dụ:
● What he loves and hates isn’t important, is it? (Điều anh ấy thích và ghét không quan trọng phải không?)
● Dancing helps us relieve stress, doesn’t it? (Nhảy múa giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng phải không?)
● To watch TV doesn’t entertain us much, does it? (Xem TV không giải trí lắm nhỉ?)
Nếu mệnh đề chính là câu cảm thán bạn chỉ cần chuyển danh từ trong mệnh đề chính thành đại từ tương ứng, trợ động từ trong câu hỏi đuôi là động từ tobe is, am, are ở dạng phủ định.
Ví dụ:
● What a lovely dog, isn’t it? (Thật là một chú cún đáng yêu nhỉ?)
● What a beautiful dress, isn’t it? (Thật là một chiếc váy đẹp nhỉ?)
Trong trường hợp mệnh đề chính có cấu trúc như sau: It seems that + … thì chúng ta sẽ sử dụng mệnh đề sau that làm câu hỏi đuôi.
Ví dụ:
● It seems that he doesn’t like me, does he? (Hình như anh ấy không thích tôi đúng không?)
● It seems that Hannah is under the weather, isn’t she? (Có vẻ như Hannah không được khỏe lắm đúng không?)
Nếu mệnh đề chính có chủ ngữ là One thì câu hỏi đuôi sẽ sử dụng chủ ngữ là One hoặc You.
Ví dụ:
● One can pick it up for me, can’t you? (Một bạn nào đó có thể nhấc cái này lên cho tôi không?)
Nếu chủ ngữ của mệnh đề chính là ‘this’ hoặc ‘that’, chủ ngữ của câu hỏi đuôi sẽ là ‘it’.
Nếu chủ ngữ của mệnh đề chính là ‘these’ hoặc ‘those’, chủ ngữ của câu hỏi đuôi sẽ là ‘they’.
Ví dụ:
● This is her dress, isn’t it? (Đây là váy của cô ấy đúng không?)
● Those are oranges your mother bought last week, aren’t they? (Kia là những quả cam mẹ bạn mua tuần trước đúng không?)
Bài tập: Complete the exercise with appropriate tags.
1. Claudia wasn’t in the class,…..?
2. Mind the traffic, …..?
3. I am afraid he is seriously, …..?
4. He won't mind if I use his phone, …..? - No, of course he won't.
5. He never acts like a gentleman, …..?
6. Everybody was very happy, …..?
7. Tom knows that his father is in the hospital, …..?
8. Don't drop that vase, …..? - No, don't worry.
9. I think she deliberately provoked him, …..?
10. I suspect he is in love, …..?
11. I’m right, , …..?
12. I'm too impatient, …..? - Yes, you are sometimes.
13. It appears that she is enjoying herself, …..?
14. You've got a camera, …..? - Yes, why? Do you want to borrow it?
15. Nothing about me is true, …..?
16. Amanda would like to get a scholarship, …..?
17. Carolina can cope with the situation, …..?
18. You weren't listening, …..? Yes, I was!
19. I don’t suppose you are serious, …..?
20. I don’t think anyone will volunteer, …..?
Đáp án:
1. Claudia wasn’t in the class, was she?
2. Mind the traffic, will you?
3. I am afraid he is seriously ill, isn't he?
4. He won't mind if I use his phone, will he? - No, of course he won't.
5. He never acts like a gentleman, does he?
6. Everybody was very happy, weren't they?
7. Tom knows that his father is in the hospital, doesn't he?
8. Don't drop that vase, will you? - No, don't worry.
9. I think she deliberately provoked him, didn't she?
10. I suspect he is in love, isn't he?
11. I’m right, aren't I?
12. I'm too impatient, aren't I? - Yes, you are sometimes.
13. It appears that she is enjoying herself, isn't she?
14. You've got a camera, haven't you? -Yes, why? Do you want to borrow it?
15. Nothing about me is true, is it?
16. Amanda would like to get a scholarship, wouldn't she?
17. Carol can cope with the situation, can't she?
18. You weren't listening, were you? - Yes, I was!
19. I don’t suppose you are serious, are you?
20. I don’t think anyone will volunteer, will they?
Việc nắm rõ kiến thức và vận dụng chính xác câu hỏi đuôi dạng thông thường cũng như câu hỏi đuôi dạng đặc biệt là điều cần thiết đối với bất cứ người học tiếng Anh nào. Hy vọng bài viết trên hữu ích đối với bạn. Chúc các bạn học tốt!
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ