Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, cam kết đầu ra - IELTS LangGo ×

Hiểu rõ vị ngữ trong tiếng Anh: Định nghĩa, cấu trúc và bài tập thực hành

Nội dung [Hiện]

Vị ngữ là một khái niệm vô cùng căn bản và thường gặp trong ngữ pháp của bất kỳ ngôn ngữ nào. Để học tiếng Anh cũng như tiến đến học chứng chỉ IELTS, thì vị ngữ trong tiếng Anh là một trong những chủ điểm ngữ pháp đầu tiên người học cần chú trọng.

Tổng hợp đầy đủ kiến thức về vị ngữ trong tiếng Anh 

Tổng hợp đầy đủ kiến thức về vị ngữ trong tiếng Anh

Bài viết dưới đây, IELTS LangGo sẽ cùng các bạn tìm hiểu về định nghĩa, các cấu trúc của vị ngữ trong tiếng Anh và luyện tập bằng bài tập nhé.

1. Định nghĩa Vị ngữ trong Tiếng Anh

Vị ngữ là gì? Một câu hay một mệnh đề tiếng Anh thông thường được cấu tạo bởi hai thành phần cơ bản là chủ ngữ và vị ngữ (Subject vs Predicate). Trong đó, vị ngữ thường là thành phần đứng sau chủ ngữ và đóng vai trò diễn tả, cung cấp thông tin về chủ ngữ.

Vị ngữ thường được tạo nên bởi những động từ hoặc cụm động từ. Chúng ta có thể theo dõi những ví dụ sau đây:

  • Susan alway get up early. (Susan thường xuyên dậy sớm.)

  • My dress is very expensive. (Chiếc váy của tôi rất đắt tiền.)

  • Tommy and I will go to the cinema and have dinner. (Tommy và tôi sẽ đi xem phim và ăn tối.)

Vị ngữ trong tiếng Anh là gì? 

Vị ngữ trong tiếng Anh là gì?

Quan sát những ví dụ trên, vị ngữ trong những câu đó là những phần được gạch chân, chúng chứa những thông tin nhằm diễn tả rõ hơn về chủ ngữ và thường đứng sau chủ ngữ.

2. Các cấu trúc của vị ngữ trong Tiếng Anh

Vậy, vị ngữ trong tiếng Anh có những cấu trúc như thế nào và cách sử dụng của mỗi cấu trúc ra sao? Hãy cùng LangGo điểm qua các dạng cấu trúc ngay nhé.

2.1. Vị ngữ là cụm động từ thường

Cụm động từ thường trong vai trò là vị ngữ sẽ bao gồm hai bộ phận cơ bản là: động từ và tân ngữ. Trong đó động từ chính là từ chỉ hành động mà chủ ngữ thực hiện. Còn tân ngữ là chủ thể bị tác động bởi hành động của chủ ngữ.

Tuy nhiên, không phải tất cả cụm động từ thường làm chủ ngữ đều chứa tân ngữ. Tùy thuộc vào động từ chính là nội động từ hay ngoại động từ sẽ quyết định liệu câu sẽ có tân ngữ hay không.

2.1.1. Vị ngữ không có tân ngữ

Trong trường hợp động từ chính là nội động từ, vị ngữ trong câu sẽ không chứa tân ngữ. Một số nội động từ chúng ta thường gặp nhất là: awake (thức dậy), cough (ho), cry (khóc), die (chết), disappear (biến mất), fall (ngã), go (đi), laugh (cười), lie (nói dối), sit (ngồi), sleep (ngủ), smile (mỉm cười),...

Ví dụ:

- My children are sleeping. (Các con tôi đang ngủ)

- He lies. (Anh ta nói dối)

2.1.2. Vị ngữ có tân ngữ

Ngược lại, với trường hợp mà động từ trong câu là ngoại động từ, thì trong vị ngữ sẽ phải chứa tân ngữ.

Những ngoại động từ mà chúng ta thường gặp nhất là: hit (đánh), hang (treo), bring (mang), get (lấy), do (làm), eat (ăn), drink (uống), watch (xem), give (tặng), buy (mua), come (đến), send (gửi), shout (quát), like (thích),...

Trong đó, tân ngữ cũng được chia làm hai loại như sau:

Tân ngữ là một danh từ hoặc cụm danh từ

Ví dụ:

- Mary brought a lot of food. (Mary mang theo nhiều đồ ăn.)

Tân ngữ trong câu là cụm danh từ “a lot of food”, làm rõ nghĩa cho câu và giúp người nghe hiểu được Mary mang theo cái gì.

- I brush my teeth. (Tôi đánh răng.)

Tân ngữ trong câu là cụm từ “my teeth”, bổ nghĩa cho câu và giúp người nghe hiểu được đang đánh gì.

Tân ngữ là động từ dạng V-ing hoặc To + V

Đối với tân ngữ là dạng V-ing, động từ chính trong câu thường sẽ là những từ chỉ cảm nhận, cảm giác như: like (thích), love (yêu), enjoy (tận hưởng), hate (ghét), dislike (không thích),.... hoặc những từ chỉ hành động kéo dài như go (đi), do (làm), practice (luyện tập),...

Ví dụ:

- My father likes fishing. (Bố tôi thích câu cá.)

- I enjoy playing the piano. (Tôi thích chơi piano.)

Các cấu trúc của vị ngữ trong tiếng Anh

Các cấu trúc của vị ngữ trong tiếng Anh

Đối với tân ngữ có dạng To + V, động từ chính thường là những ngoại động từ như begin (bắt đầu), need (cần), listen (nghe), allow (cho phép), ask (yêu cầu), offer (đề nghị), want (muốn), decide (quyết định),..…

Ví dụ:

- He decides to learn English. (Anh ấy quyết định học tiếng Anh)

- My sister wants to sing. (Em gái tôi muốn hát.)

Tân ngữ là mệnh đề that

Trong nhiều trường hợp, tân ngữ sẽ ở dạng mệnh đề that. Lúc này tân ngữ sẽ là một mệnh đề có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và được mở đầu bởi that. Đối với dạng tân ngữ này, động từ chính trong câu thường sẽ là: believe (tin), say (nói), think (nghĩ),...

Ví dụ:

- My mom believes that I went to school. (Mẹ tôi tin rằng tôi đã đi học.)

- The waitress said that they were closing soon. (Nhân viên phục vụ nói họ sẽ sớm đóng cửa.)

Tân ngữ là một đại từ

Đại từ trong tân ngữ là những từ chỉ người, vật được nhắc đến như: him, her, you, me, us, them, it,... Chúng được sử dụng làm tân ngữ trong trường hợp chủ thể được tác động đã xác định.

Ví dụ:

- Mr. Brown has just called you. You should contact him. (Ông Brown vừa gọi cho bạn. Bạn nên liên lạc lại với ông ấy.)

- He hit me. (Anh ấy đã đánh tôi.)

2.2. Vị ngữ chứa trợ động từ

Vị ngữ chứa trợ động từ là một cấu trúc vị ngữ trong tiếng Anh cực kỳ phổ biến. Cụ thể, trợ động từ là những từ thường đi kèm với động từ chính trong câu để làm rõ nghĩa. Chúng ta thường bắt gặp cấu trúc này trong một số cấu trúc ngữ pháp như: hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành hay câu có động từ khuyết thiếu,....

Ví dụ:

- The phone is ringing. (Chuông điện thoại đang reo.)

- I have read this novel. (Chúng tôi đã đọc xong cuốn tiểu thuyết này.)

- My classmate can repair this bicycle. (Bạn cùng lớp của con có thể sửa chiếc xe đạp này.)

2.3. Vị ngữ trong một số trường hợp đặc biệt

Ngoài những cấu trúc trên về vị ngữ trong tiếng Anh, chúng ta còn cần phải lưu ý một số trường hợp đặc biệt như sau:

Vị ngữ có dạng động từ + tính từ

Trường hợp này vô cùng phổ biến. Trong một câu mà người nói muốn sử dụng tính từ để miêu tả về tính chất, trạng thái hay đặc điểm của chủ ngữ thì vị ngữ sẽ có dạng động từ + tính từ.

Đặc biệt, động từ chính thông thường trong cấu trúc vị ngữ này là: to be (là), look (trông), sound (nghe),seem (có vẻ), taste (có vị), feel (cảm giác),…

Ví dụ:

- That girl looks skinny. (Cô gái kia trông gầy.)

- I feel helpless. (Tôi cảm thấy bất lực.)

Vị ngữ có dạng động từ + cụm danh từ

Nếu muốn diễn tả chủ ngữ là ai, cái gì, chúng ta có thể sử dụng cấu trúc vị ngữ trong tiếng Anh có dạng động từ + cụm danh từ. Với cấu trúc này, động từ chính thường là be hoặc become.

Ví dụ:

- She is a good mom. (Cô ấy là một người mẹ tốt.)

- They became the homeless. (Họ đã trở thành những người vô gia cư.)

Vị ngữ có dạng động từ + cụm giới từ

Cấu trúc cuối cùng trong bài học ngày hôm nay đó là vị ngữ trong tiếng Anh có dạng động từ + cụm giới từ. Nó được sử dụng để cho biết vị trí hay thời gian của chủ ngữ. Thường trong những câu này, động từ chính là “to be”.

Ví dụ:

- She is on the bus. (Cô ấy đang ở trên xe buýt.)

- Andy's gift box is in my room. (Hộp quà của Andy đang ở trong phòng của tôi.)

3. Bài tập về vị ngữ

Sau khi đã tìm hiểu các kiến thức cần nắm về Vị ngữ trong Tiếng Anh, các bạn hãy vận dụng vào một số bài tập dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Hoàn thành các bài tập để thành thạo vị ngữ trong tiếng Anh

Hoàn thành các bài tập để thành thạo vị ngữ trong tiếng Anh

Bài tập 1: Xác định vị ngữ trong những câu dưới đây:

  1. Laura’s friends are going to the park.

  2. My laptop is on the desk.

  3. My boss said that he couldn't take it anymore.

  4. I want to watch a movie.

  5. Linda became a famous singer.

  6. You should explain to us.

  7. The man whose dog was lost is the police.

  8. That dog looks very dirty.

  9. Jimmy hates eating vegetables.

  10. Do you know Kates? - Yes, I know her.

Bài 2: Xác định tân ngữ trong những câu sau

  1. My sister loves shopping.

  2. She believes that we are innocent.

  3. Franky doesn't help me.

  4. We are going to call the police.

  5. The teacher wants to start a new lesson.

  6. I wear shoes.

  7. He bought a new car.

Đáp án:

Bài 1:

  1. Laura’s friends are going to the park.

  2. My laptop is on the desk.

  3. My boss said that he couldn't take it anymore.

  4. I want to watch a movie.

  5. Linda became a famous singer.

  6. You should explain to us.

  7. The man whose dog was lost is the police.

  8. That dog looks very dirty.

  9. Jimmy hates eating vegetables.

  10. Do you know Kates? - Yes, I know her.

Bài 2:

  1. My sister loves shopping.

  2. She believes that we are innocent.

  3. Franky doesn't help me.

  4. We are going to call the police.

  5. The teacher wants to start a new lesson.

  6. I wear shoes.

  7. He bought a new car.

Trên đây chính là tất cả những kiến thức về vị ngữ trong tiếng Anh mà IELTS LangGo chia sẻ cho các bạn. Hy vọng những gì chúng mình đã cung cấp đã giúp các bạn bổ sung ngữ pháp tiếng Anh căn bản.

Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của LangGo để trang bị đầy đủ ngữ pháp IELTS nhé.

TEST IELTS MIỄN PHÍ VỚI GIÁO VIÊN 8.5 IELTS - Tư vấn lộ trình học HIỆU QUẢ dành riêng cho bạn!
Hơn 15.000 học viên đã thành công đạt/vượt band điểm IELTS mục tiêu tại LangGo. Hãy kiểm tra trình độ IELTS miễn phí để được tư vấn lộ trình cá nhân hoá bạn nhé!
  • CAM KẾT ĐẦU RA theo kết quả thi thật 
  • Học bổ trợ 1:1 với giảng viên đứng lớp
  • 4 buổi bổ trợ Speaking/tháng
  • Tăng band chỉ sau 1,5 - 2,5 tháng
  • Hỗ trợ đăng ký thi thật tại BC, IDP

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 10.000.000đ