Trong bài viết dưới đây, IELTS LangGo sẽ cùng bạn tìm hiểu câu trả lời cho 15 câu hỏi thường gặp khi thi Speaking IELTS của thi sinh. Hiểu sâu hiểu kỹ những vấn đề này không chỉ giúp bạn tránh những sai lầm, lầm tưởng mà nhiều người mắc phải mà còn giúp bạn định hình một chiến lược ôn thi hiệu quả hơn đấy.
15 câu hỏi muôn thuở của thí sinh khi đi thi IELTS Speaking
Thông thường thì đây là kỹ năng được nhiều người e sơ nhất. Nắm rõ thời lượng của phần thi sẽ giúp bạn tự tin hơn.
Cụ thể thì phần thi IELTS Speaking thường sẽ kéo dài từ 11 đến 14 phút (tuỳ vào thời gian trả lời các câu hỏi của bạn). Khi luyện tập Speaking, hãy hình thành 1 chiến lược quản lý thời gian để chắc chắn mình sử dụng từng giây từng phút thật hữu ích nhé!
Một bài thi IELTS Speaking sẽ bao gồm 3 phần:
Cấu trúc của bài thi Speaking thông thường
Tương tự như các kỹ năng khác, Speaking cũng có một bảng đầy đủ các tiêu chí chấm thi, hay còn được gọi là rubik, bạn có thể tham khảo tại các trang web IELTS chính thống của các trung tâm khảo thí.
4 Tiêu chí chấm điểm Speaking trong IELTS
Từ đó, ta có thể thấy, giám khảo sẽ cho điểm dựa vào 4 tiêu chí chính: Fluency and coherence (sự trôi chảy và tính mạch lạc), Lexical resource (Từ vựng), Grammar range and accuracy (Ngữ pháp và độ chính xác), Pronunciation (Phát âm).
Ở phần 1, giáo khảo có thể sẽ hỏi bạn từ 2-4 topic, mỗi topic từ khoảng 2 -3 câu. Do vậy, tổng sẽ là khoảng từ 10-20 câu hỏi cho phần thi Speaking Part 1.
Các câu hỏi ở Part 1 thường sẽ ngắn gọn, xoay quanh các chủ đề quen thuộc nên đừng hoảng nếu số lượng nhiều nhé!
Part 2 sẽ chỉ bao gồm 1 câu hỏi lớn nhưng nó thường sẽ đi kèm với khoảng 3-4 câu hỏi phụ nhằm giúp bạn phần triển ý của câu hỏi dễ dàng và logic hơn. Bật mí với bạn là không nhất thiết phải trả lời tất cả các câu hỏi phụ. Bạn hoàn toàn có thể trả lời theo cách riêng của mình về câu hỏi chính.
Ví dụ:
Đề bài: Describe a way/change that helps you save a lot of time
You should say:
Số lượng câu hỏi ở part 2 bài thi Speaking IELTS
Khi bạn bị bí ý và cần thêm thời gian, bạn sẽ cần phải “câu giờ” nhờ các discourse markers như: “ Well, I haven’t thought about this issue before, so can you give me a minutes to think about it,,”, “Well, I don’t really know much about… because…, but I suppose…”,...
Đương nhiên, đây vẫn chỉ là để có thêm thời gian, bạn buộc phải đưa ra quan điểm của mình ngay sau khi nói những discourse marker ấy. Đừng quá lạm dụng các từ câu giờ nhé!
Cả hai giọng đều có thể giúp bạn đạt điểm cao miễn sao bạn đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí của kỳ thi IELTS Speaking. Việc bạn sử dụng accent Anh Anh hay Anh Mỹ chỉ là vấn đề về tiếng Anh theo vùng miền, không nằm trong các tiêu chí đánh giá về học thuật của IELTS.
Đương nhiên có ngữ điệu, phát âm giống người bản ngữ sẽ là một điểm cộng to lớn trong bài thi IELTS Speaking và giúp bạn đạt điểm cao hơn. Bởi suy cho cùng, đây cũng chính là một trong bài thi - Pronunciation (Phát âm)
Nhưng bạn cũng không nhất thiết phải phát âm giống người bản xứ để đạt điểm cao trong bài thi Speaking. Bởi giám khảo sẽ đáng giá âm riêng, trọng âm của từ và ngữ điệu theo từng giọng của từng thí sinh. Bởi vậy, hãy xem nhiều video về cách người bản xứ phát âm để có thể cải thiện được phát âm và ngữ điệu của mình nhé.
Bạn cần hiểu rằng, IELTS chỉ là một bài thi ngôn ngữ, không phải một bài thi kiến thức. Do vậy, không quan trọng bạn có thể trả lời đúng đáp án của câu hỏi hay không, quan trọng là bạn có thể phát âm chuẩn, dùng được nhiều từ vựng hay và đa dạng ngữ pháp.
Tất cả các phần thi đều quan trọng và sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến điểm số cuối cùng của bạn.
Vai trò của từng part trong tiêu chí chấm điểm Speaking
Thông thường, giám khảo đã chấm xong điểm bài thi của bạn ngay khi bạn hoàn thành bài thi của mình. Tuy vậy, họ sẽ không thông báo kết quả cho bạn luôn, bạn vẫn sẽ phải đợi đến khi cả bốn kỹ năng chấm xong để biết điểm tổng.
Nếu bạn đọc nhiều review trên các group học IELTS, bạn sẽ thấy, những thí sinh đều chia sẻ họ không hề sử dụng ngữ pháp phức tạp và từ vựng cao cấp để đạt điểm số cao. Mỗi câu trả lời học chỉ rải 2-3 từ vựng cao cấp nhưng quan trọng là học sử dụng đúng cách và đúng ngữ cảnh.
Đối với câu trúc ngữ pháp, bạn cũng không nhất định phải sử dụng những cấu trúc phức tạp. Thay vào đó, bạn nên sử dụng đa dạng các thì (hiện tại, quá khứ, tương lai) và đa dạng các cấu trúc: mệnh đề quan hệ, câu điều kiện,..
Bên cạnh việc sử dụng ngữ pháp tốt và từ vựng đa dạng, ngữ điệu và cử chỉ tự nhiên sẽ là một điểm cộng to lớn trong mắt các giám khảo.
Bạn nên nhớ, Speaking không chỉ là một kỳ thi mà nó còn là một cuộc trò chuyện đối thoại thông thường với giám khảo. Do vậy, nếu bạn trả lời một cách quá cứng ngắc hoặc nhồi nhét quá nhiều từ vựng cao cấp mà ít khi được dùng trong đời sống hằng ngày. Bạn sẽ khó mà đạt band điểm cao.
Nếu bạn không biết câu trả lời do câu hỏi ấy không nằm trong chủ đề mà bạn không biết thì cũng là chuyện hoàn toàn bình thường. Bởi chúng ta đều có những phần kiến thức mà mình không biết quá nhiều. Một số chủ đề khá mới và lạ mà bạn có thể gặp phải như: art, science, music,...
Những lúc như vậy, hãy cứ trả lời giám khảo trung thực rằng bạn không biết quá nhiều về vấn đề này. Giám khảo vẫn sẽ thấy được trình độ của bạn, đồng thời có thể đổi sang một chủ đề khác.
Đối với part 1 và 2, giám khảo sẽ không giải thích câu hỏi cho bạn bạn chỉ có thể yêu cầu họ đọc lại câu hỏi trong trường hợp bạn không nghe rõ ý.
Còn đối với part 3, bạn hoàn toàn có thể hỏi và nhờ giám khảo giải thích thêm về câu hỏi cho mình.
IELTS LangGo hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có một cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn về bài thi IELTS Speaking. Từ đó, tạo tiền đề cho các bạn chuẩn bị cẩn thận, kỹ càng hơn cho kỳ thi sắp tới.
Tiếp tục theo dõi IELTS LangGo để những thông tin mới nhất về kỳ thi IELTS nói riêng và Tiếng Anh nói chung bạn nhé.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ