Tính từ trong tiếng Anh là chủ điểm ngữ pháp căn bản bất cứ ai tiếng Anh nào cũng cần nắm vững. Tuy nhiên, cách sử dụng và thành lập tính từ cũng khá phức tạp và có nhiều điều bạn cần lưu ý.
Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng IELTS LangGo tìm hiểu từ A đến Z kiến thức về tính từ trong tiếng Anh chính xác và dễ hiểu nhất nhé!
Tính từ trong tiếng Anh hay còn gọi là Adjective (Adj) là từ được sử dụng để mô tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng. Tính từ thường đứng trước danh từ (noun) và đứng sau động từ tobe.
Ví dụ:
The little girl over there is so beautiful. (Cô bé đằng kia rất xinh.)
Your new dress is ugly. (Váy mới của bạn xấu thế.)
This exercise is so complicated that my son can’t understand it. (Bài tập này phức tạp đến nỗi con tôi không hiểu được.)
Tính từ trong tiếng Anh có hai chức năng cơ bản là miêu tả và phân loại. IELTS LangGo sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về 2 chức năng này của tính từ nhé.
Tính từ trong tiếng Anh có 2 chức năng chính
Tính từ trong tiếng Anh có chức năng cung cấp thông tin chi tiết về một sự vật, hiện tượng, tức là miêu tả lại sự vật, hiện tượng ấy dựa trên những đặc điểm như kích thước, hình dáng, màu sắc, chất liệu, ….
Nếu không có tính từ, người đọc/người nghe sẽ khó có thể hình dung ngoại hình hay tính chất của sự vật, hiện tượng được đề cập đến. Tính từ có chức năng miêu tả được chia thành hai loại:
Tính từ mô tả chung (không được viết hoa): sweet, glorious, beautiful, ugly, small, …
Tính từ mô tả riêng (tính từ có nguồn gốc từ các danh từ riêng và được viết hoa chữ cái đầu): Korean, Chinese, American, British…
Tính từ trong tiếng Anh còn có thể giữ chức năng phân loại danh từ. Những tính từ thuộc nhóm này được gọi là tính từ giới hạn, dùng để biểu thị số lượng, tính chất… của danh từ. Tính từ giới hạn bao gồm các loại sau đây:
Tính từ biểu thị số đếm:
Tính từ biểu thị số đếm (cardinals): one, two, three…
Tính từ biểu thị số thứ tự (ordinals): first, second, third ...
Mạo từ a, an, the: Lưu ý the có thể đứng trước tính từ để chỉ một hoặc nhiều người hay vật có chung một đặc điểm.
Ví dụ:
The homeless (người vô gia cư)
The elderly (người già)
The rich (người giàu)
Danh từ được dùng như tính từ: những danh từ này hoạt động như một tính từ và bổ nghĩa cho danh từ hoặc đại từ đứng sau nó.
Ví dụ:
A math teacher (giáo viên dạy toán)
A love story (câu chuyện tình yêu)
A tennis ball (quả bóng tennis)
Tennis shoes (giày chơi tennis)
An art exhibition (triển lãm tranh)
A toy store (cửa hàng đồ chơi)
Động từ được dùng như tính từ: trong trường hợp này động từ giữ chức năng của một tính từ và đồng thời bổ nghĩa cho danh từ và đại từ đứng sau nó. Những động từ này thường xuất hiện ở dạng V-ing (hiện tại phân từ) và V3/V-ed (quá khứ phân từ).
Ví dụ:
I wasn’t interested in your story. (Tôi cảm thấy hứng thú với câu chuyện của bạn.)
Your story isn’t interesting. (Câu chuyện của bạn chẳng hấp dẫn gì cả.)
Đại từ được sử dụng như tính từ:
Tính từ chỉ định (demonstrative adjectives): this, that, these, those
Tính từ sở hữu (possessive adjectives): my, his, their, your, her, our, its
Tính từ nghi vấn (interrogative adjectives): what (cái gì), which (cái nào/người nào), whose (của người nào/ vật nào), why (tại sao).
Tính từ trong tiếng Anh có thể đứng ở những vị trí sau:
Tính từ trong tiếng Anh (Adjectives) có thể đứng trước danh từ, cụm danh từ hoặc những từ giữ chức năng như danh từ để bổ nghĩa, cung cấp thêm thông tin cho danh từ.
Tính từ trong tiếng Anh có thể đứng trước danh từ
VD1: Peter wears black T-shirt. (Peter mặc áo phông màu đen.)
Trong ví dụ trên, black là tính từ chỉ màu sắc, bổ nghĩa cho danh từ T-shirt để làm rõ đặc điểm của chiếc áo phông Peter đang mặc.
VD2: A young and beautiful woman just walked into the room. (Một người phụ nữ trẻ và xinh đẹp vừa bước vào phòng.)
Trong ví dụ trên, young và beautiful là hai tính từ miêu tả độ tuổi và ngoại hình được dùng để bổ nghĩa cho danh từ woman đằng sau với mục đích làm nổi bật đặc điểm của người phụ nữ.
Tóm lại, khi sử dụng tính từ trong tiếng Anh, mục đích của người nói/người viết là làm cho người nghe/người đọc hình dung dễ dàng những sự vật, hiện tượng mà họ muốn nói đến.
Tính từ trong tiếng Anh còn có thể đứng sau các động từ nối như:
Tính từ trong tiếng Anh có thể đứng sau các động từ nối
Tobe: thì, là, ở
Ví dụ: He is so generous. (Anh ấy rất hào phóng)
Seem: có vẻ, dường như
Ví dụ: You seem upset today. (Hôm nay trông bạn có vẻ buồn.)
Appear: trông có vẻ
Ví dụ: Everything appears normal at first. (Lúc đầu mọi thứ trông có vẻ rất bình thường.)
Feel: cảm thấy
Ví dụ: I feel bad about leaving him alone. (Tôi cảm thấy thật tệ khi để anh ấy lại một mình.)
Taste: nếm, thưởng thức
Ví dụ: This dish tastes delicious. (Món này ngon quá.)
Look: trông, thấy
Ví dụ: You looked terrible. What happened? (Bạn trông thật tệ. Điều gì đã xảy ra thế?)
Sound: nghe thấy
Ví dụ: That sounds great! (Nghe có vẻ tuyệt đấy!)
Smell: ngửi, cảm thấy
Ví dụ: Dinner smells good. (Bữa tối có mùi thật ngon.)
Các bạn có thể đọc thêm bài viết chi tiết về Linking Verbs - Động từ nối trong tiếng Anh của IELTS LangGo nhé.
Để nhận biết nhanh chóng và dễ dàng tính từ trong tiếng Anh các bạn cần chú ý đến hậu tố của các từ. Cụ thể một từ là tính từ nếu nó:
Tận cùng là “-able”: comfortable, acceptable, capable, changeable, remarkable…
Tận cùng là “-ous”: generous, delicious, numerous, dangerous, spontaneous…
Tận cùng là “-ive”: negative, aggressive, massive, creative, attractive, …
Tận cùng là “-ful”: painful, awful, beautiful, careful, forgetful…
Tận cùng là “-less”: harmless, useless, homeless, meaningless, careless …
Tận cùng là “-ly”: daily, costly, weekly, cowardly, scholarly…
Tận cùng là “-y”: cloudy, dusty, sticky, pretty, crazy, …
Tận cùng là “-al”: magical, fatal, internal, professional, historical, …
Tận cùng là “-ed”: excited, worried, confused, talented, bored, …
Tận cùng là “-ible”: possible, terrible, flexible, possible, responsible…
Tận cùng là “-ent”: different, dependent, intelligent, patient, ancient, …
Tận cùng là “-ant”: important, abundant, tolerant, brilliant, hesitant,…
Tận cùng “-ic”: basic, strategic, specific, fantastic, scenic…
Tận cùng là “-ing”: interesting, fascinating, worrying, confusing…
Chúng ta có thể thành lập tính từ trong tiếng Anh bằng cách thêm các hậu tố hoặc tiền tố thích hợp vào trước và sau danh từ, động từ hoặc tính từ gốc. Cụ thể như sau:
Một số tính từ trong tiếng Anh được tạo ra bằng cách thêm hậu tố (-suffix) vào sau danh từ và động từ.
Ví dụ:
Sun (mặt trời) → Sunny (có nắng)
Enjoy (tận hưởng) → Enjoyable (thoải mái)
Attract (thu hút) → Attractive (hấp dẫn, lôi cuốn)
Danger (sự nguy hiểm) → Dangerous (nguy hiểm)
Consider (xem xét) → Considerable (đáng kể)
Economy (kinh tế) → Economic (thuộc về kinh tế)
Một số từ kết thúc bằng đuôi -ly vừa có thể là tính từ, vừa có thể là trạng từ: daily (hàng ngày), monthly (hàng tháng), yearly (hàng năm), weekly (hàng tuần), early (sớm), friendly (thân thiện), lovely (đáng yêu),…
Khi tính từ trong tiếng Anh được thêm một tiền tố ở phía trước thì sẽ tạo ra một từ mới có nghĩa ngược lại với từ gốc. Một số tiền tố thường xuất hiện trước tính từ là -ir, -im, -il, -un, -in.
Un-
Fair (công bằng) → Unfair (không công bằng)
Happy (hạnh phúc) → Unhappy (không hạnh phúc)
Able (có thể) → Unable (không thể
In-
Capable (có thể) → Incapable (không thể)
Active (hoạt động) → Inactive (không hoạt động)
Appropriate (thích hợp) → Inappropriate (không thích hợp)
Im-
Possible (có khả năng) → Impossible (không có khả năng)
Polite (lịch sự) → Impolite (bất lịch sự)
Balance (cân bằng) → Imbalance (không cân bằng)
Il-
Legible (dễ đọc) → Illegible (khó đọc)
Legal (hợp pháp) → Illegal (bất hợp pháp)
Ir-
Regular (thường xuyên) → Irregular (không thường xuyên)
Responsible (có trách nhiệm) → Irresponsible (vô trách nhiệm)
Tính từ trong tiếng Anh vô cùng đa dạng. Vì vậy chúng ta cần phân chia chúng thành các loại tính từ khác nhau để dễ ghi nhớ hơn. Về cơ bản tính từ trong tiếng Anh sẽ gồm hai loại: tính từ theo ý nghĩa biểu thị và tính từ theo cách thành lập. Tìm hiểu về hai loại tính từ này trong phần dưới đây nhé.
Tính từ miêu tả trong tiếng Anh cung cấp thêm thông tin về đặc điểm, ngoại hình, tính chất, tính cách của sự vật, đối tượng.
Ví dụ: My mother gave me a pretty dress. (Mẹ tôi tặng tôi một chiếc váy rất xinh.)
Tính từ định lượng biểu thị số lượng của một sự vật, đối tượng. Chúng trả lời cho hai câu hỏi “how much” và “how many”. Các từ chỉ số lượng mà bạn thường bắt gặp như many, much, hay few, a few, little, a little, ... và cả các từ chỉ số đếm như one, two, three cũng thuộc nhóm này.
Ví dụ:
Q: How many kids does she have? (Cô ấy có mấy đứa con?)
A: She only has one daughter. (Cô ấy chỉ có một đứa con gái thôi.)
Tính từ chỉ định được sử dụng như một từ để xác định vị trí của sự vật, sự việc và cho biết khoảng cách của sự vật, sự việc này so với người nói. Tính từ chỉ định trong tiếng Anh bao gồm các từ như this, that, these, those. Khác với đại từ chỉ định, các tính từ chỉ định luôn được theo sau bởi một danh từ.
Ví dụ:
I like these cookies. Where did you get them? (Tôi rất thích mấy cái bánh quy này. Bạn lấy chúng ở đâu thế?)
Peter told Andy that this old refrigerator need to be thrown away. (Peter nói với Any là cái tủ lạnh cũ này cần được vứt đi.)
Tính từ sở hữu dùng để nói về chủ thể sở hữu của sự vật, đối tượng. Các tính từ sở hữu gồm các từ sau: my, his, her, their, your, our.
Ví dụ:
This is my wallet. (Đây là ví của tôi.)
His daughter is playing outside. (Con gái anh ấy đang chơi ở bên ngoài.)
Tính từ nghi vấn thường sử dụng để đặt câu hỏi như which (cái nào/người nào), what (cái gì), whose (của người nào/vật nào), why (lý do). Theo sau các tính từ nghi vấn sẽ là một danh từ.
Ví dụ:
The main point of his presentation is why people should protect endangered species. (Luận điểm chính trong bài thuyết trình của anh ấy là tại sao chúng ta nên bảo vệ động vật có nguy cơ tuyệt chủng.)
What songs do you like? (Bạn thích những bài hát nào?)
Tính từ phân phối chỉ một thành phần cụ thể trong một nhóm người hoặc vật. Các từ như: each, every, either, neither, any, … đều là những tính từ phân phối và chúng luôn đi cùng với một danh từ (noun) hoặc đại từ (pronoun).
Ví dụ:
They enjoy every minute of their holiday. (Họ tận hưởng từng phút của kỳ nghỉ.)
Each students has to submit the final report before 12th March. (Mỗi học sinh phải nộp lại bản báo cáo cuối cùng trước ngày 12 tháng 3.)
Tính từ riêng là biến thể của danh từ riêng có chữ cái đầu được viết in hoa. Những từ này thường là tên đất nước, tên thành phố, tên vùng miền. Đôi khi, tính từ riêng (proper adjectives) cũng được hình thành từ danh từ riêng chỉ tôn giáo, thương hiệu, cá nhân.
Ví dụ:
Korean street food (được tạo thành từ danh từ “Korea”)
Samsung smartphone (Samsung được xem là tính từ riêng có nguồn gốc từ tên một thương hiệu)
Bây giờ bạn đã biết có mấy loại tính từ trong tiếng Anh rồi chứ?
Tính từ ghép được thành lập bằng cách kết hợp hai từ trở lên để tạo thành một tính từ đứng trước và bổ nghĩa cho một danh từ. Thông thường, chúng có thể được viết thành một từ duy nhất hoặc có dấu gạch nối (-) giữa các từ.
Có nhiều cách để tạo ra tính từ ghép, trong đó có cách cách sau đây:
Tính từ + tính từ
Ví dụ: I’m dead-tired after a hard working day. (Tôi mệt lả sau một ngày làm việc vất vả.)
Tính từ + danh từ (hoặc danh từ + tính từ)
Ví dụ: The concert has attracted worldwide attention. (Buổi biểu diễn ca nhạc đã thu hút sự chú ý của thế giới.)
Quá khứ phân từ của cụm động từ
Ví dụ: My apartment has been run-down. (Căn hộ của tôi đang xuống cấp rồi.)
Tính từ + phân từ (phân từ ở dạng V-ing hoặc V3/Ved)
Ví dụ: He’s charming and good-looking. (Anh ấy lịch lãm và đẹp trai.)
Danh từ + phân từ
Ví dụ: My mother love handmade furniture. (Mẹ tôi rất thích những đồ đạc được làm bằng tay.)
Trạng từ + phân từ
Ví dụ: This job isn’t well-paid. (Công việc này trả lương không cao lắm.)
Hiện tại phân từ (V-ing) và quá khứ phân từ (V-ed/V3) đôi khi được dùng như một tính từ.
Hiện tại phân từ (V-ing) được dùng để chỉ người, hoặc vật tạo ra cảm xúc, thường mang nghĩa chủ động.
Ví dụ: This is an exciting opportunity for her. (Đây là một cơ hội tuyệt vời cho cô ấy.)
Quá khứ phân từ (V-ed/V3) được dùng để diễn tả cảm xúc của một người (đối với sự vật hoặc sự việc khác), thường mang nghĩa bị động.
Ví dụ: I was rather bored with my life in a small city. (Tôi cảm thấy khá chán khi sống ở trong một thành phố nhỏ.)
Để có thể đặt câu với tính từ chính xác, các bạn cần nắm được trật tự của tính từ trong câu. Sau đây IELTS LangGo sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng “The Royal Order of adjectives” - quy tắc OSASCOMP trật tự tính từ trong Tiếng Anh.
Cách sắp xếp tính từ trong tiếng Anh
Cụ thể quy tắc tính từ trong tiếng Anh OSASCOMP như sau:
Opinion (ý kiến)
Ví dụ:
a lovely coat (một chiếc áo khoác rất đáng yêu)
an expensive house (một ngôi nhà rất đắt tiền)
Size (kích cỡ)
Ví dụ:
a lovely long coat (một chiếc váy áo khoác dài đáng yêu)
an expensive big house (một ngôi nhà to đắt tiền)
Age (tuổi, niên kỷ)
Ví dụ:
a lovely long new coat (một chiếc áo khoác dài, mới và rất đáng yêu)
an expensive big old house (một ngôi nhà to, cũ và rất đắt tiền)
Shape (hình dạng)
Ví dụ: an expensive large old square house (một ngôi nhà hình vuông, to, cũ và rất đắt tiền)
Color (màu sắc)
Ví dụ: a lovely long new green coat (một chiếc áo khoác màu xanh, dài, mới và rất đáng yêu)
Origin (xuất xứ)
Ví dụ: an expensive small modern red German car (một chiếc xe hơi của Đức, màu đỏ, nhỏ, đắt tiền và hiện đại)
Material (chất liệu)
Ví dụ: a lovely long new green fur coat (một chiếc áo khoác lông màu xanh, dài, mới và rất đáng yêu)
Purpose (mục đích sử dụng)
Ví dụ: an expensive small modern red German sports car (một chiếc xe hơi thể thao của Đức, màu đỏ, nhỏ, đắt tiền và hiện đại)
Bạn có thể đọc bài viết chi tiết về trật tự tính từ trong tiếng Anh để hiểu rõ hơn về quy tắc tính từ trong tiếng Anh OSASCOMP nhé.
Dưới đây là 50 tính từ thông dụng trong tiếng Anh mà bạn có thể tham khảo để mở rộng vốn từ của mình nhé!
Different: khác biệt
Useful: hữu ích
Popular: phổ biến
Emotional: xúc động
Actual: thực tế
Poor: nghèo
Happy: hạnh phúc
Helpful: có ích
Serious: nghiêm trọng, nghiêm túc
Traditional: truyền thống
Splendid: tráng lệ
Dramatic: kịch tính
Active: chủ động
Certain: chắc chắn
Complex: phức tạp
Dark: tối
Dirty: bẩn thỉu
Foolish: ngốc nghếch
Important: quan trọng
Lazy: lười biếng
Necessary: cần thiết
Difficult: khó khăn
Similar: tương tự
Intelligent: thông minh
Clever: khéo léo
Successful: thành công
Cheap: rẻ
Expensive: đắt
Impossible: không thể
Automatic: tự động
Cruel: độc ác
Independent: độc lập
Hollow: trống rỗng
Opposite: ngược lại
International: quốc tế
Colorful: đầy màu sắc
Historical: lịch sử
Available: có sẵn
Healthy: khỏe mạnh
Electrical: điện
Willing: sẵn sàng
Technical: kỹ thuật
Typical: điển hình
Environmental: môi trường
Dangerous: nguy hiểm
Competitive: cạnh tranh
Sufficient: đủ
Suitable: phù hợp
Foreign: nước ngoài
Powerful: mạnh mẽ
Trong bài viết này IELTS LangGo đã trả lời câu hỏi tính từ trong tiếng Anh là gì cũng như chia sẻ cách dùng, phân loại, và trật tự tính từ và bảng tính từ phố biến trong tiếng Anh. Các bạn nên đọc kỹ lại lý thuyết nhiều lần và đặt ví dụ với mỗi tính từ để có thể sử dụng thành thạo hơn.
Nếu bạn mất gốc tiếng Anh và muốn bắt đầu học ngữ pháp lại từ đầu thì hãy ghé thăm chuyên mục Grammar của IELTS LangGo nhé. Trong chuyên mục này có rất nhiều bài viết hữu ích và chi tiết về các chủ điểm ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ