Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, cam kết đầu ra - IELTS LangGo ×

Thành thạo cấu trúc Look forward trong Tiếng Anh chỉ sau 5 phút

Nội dung [Hiện]

Cấu trúc Look forward thường được sử dụng ở cuối bức thư để thể hiện nỗi niềm mong đợi vào sự hồi âm của người nhận. Tuy nhiên bên cạnh cách dùng này, cấu trúc Look forward còn được áp dụng trong nhiều tình huống khác.

Tìm hiểu cách dùng cấu trúc look forward to

Tìm hiểu cách dùng cấu trúc look forward to

Những tình huống ấy là gì? Cùng tìm hiểu về Look forward và các cách dùng của cấu trúc này trong bài viết ngày hôm nay nhé!

1. Ý nghĩa của Look forward là gì?

Cấu trúc Look forward thể hiện sự mong đợi của người nói vào một điều gì đó sắp xảy ra trong tương lai với một cảm xúc hào hứng, phấn khích.

Do đó, cấu trúc Looking forward to được dùng để bộc lộ cảm xúc, sự chờ mong của bản thân vào một sự kiện, hành động nào đó.

Cấu trúc: S + tobe + looking forward to + V-ing

Ví dụ:

  • We are looking forward to having a lot of fun with my friends in Danang this summer. (Chúng tôi mong đợi được chơi vui vẻ với bạn bè mình ở Đà Nẵng vào mùa hè này.)

  • Andy is looking forward to seeing his mother again. (Andy mong đợi được gặp lại mẹ.)

Bây giờ bạn đã biết look forward for or to rồi chứ?

Bây giờ bạn đã biết look forward for or to rồi chứ?

Lưu ý: Chúng ta thường dùng cấu trúc Look forward ở dạng "S + tobe + looking forward to V" nên mọi người hay gọi đây là cấu trúc Looking forward thay vì Look forward. Tuy nhiên đây là 2 cách nói tương đương nhau nên bạn dùng cách nào cũng được.

2. Cách sử dụng của cấu trúc Look forward

Cấu trúc Look forward được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, không chỉ trong thư từ mà còn trong những tình huống cần thể hiện sự trang trọng. Dưới đây là 5 cách dùng thông dụng của cấu trúc Look forward, IELTS LangGo sẽ lần lượt cùng bạn tìm hiểu nhé.

5 cách dùng cấu trúc to look forward to

5 cách dùng cấu trúc to look forward to

2.1 Lời cuối thư chờ mong hồi âm

Cấu trúc Looking forward thường được viết ở cuối bức thư để thể hiện mong đợi sẽ sớm nhận được thư trả lời của người nhận hoặc người viết sẽ có cơ hội gặp lại người nhận vào một ngày không xa.

Ví dụ:

  • I am looking forward to hearing from you soon. (Tôi mong sẽ sớm nhận được thư hồi âm từ bạn.)

  • I am looking forward to meeting your girlfriend next Wednesday. (Tôi mong sẽ được gặp bạn gái của bạn vào thứ Tư tới.)

Chú ý: Khi dùng cấu trúc Look forward trong trường hợp này bạn cần cân nhắc xem người nhận thư là ai, nội dung bức thư là gì để sử dụng phù hợp nhé.

Ví dụ nếu người nhận thư là bạn bè hoặc người thân trong gia đình bạn có thể sử dụng cấu trúc be looking forward to ở cuối thư.

Tuy nhiên nếu là viết thư cho người có địa vị cao hơn hoặc để thông báo một sự kiện có tính chất trang trọng như buổi hội nghị, cuộc họp của công ty, … thì bạn nên dùng cấu trúc look forward to. Sự khác biệt giữa hai cấu trúc này sẽ được đề cập chi tiết hơn trong phần dưới đây.

2.2 Sự hào hứng trước 1 sự kiện sắp xảy ra

Cấu trúc Look forward còn được dùng để thể hiện sự hào hứng, phấn khích, mong đợi vào một sự kiện nào đó sắp diễn ra.

Ví dụ:

  • Sarah is looking forward to going on a trip to Vietnam. (Sarah mong đợi được đi du lịch đến Việt Nam.)

  • We are looking forward to the summer music festival on Friday. (Chúng tôi mong chờ lễ hội âm nhạc mùa hè vào thứ Sáu.)

2.3 Thể hiện tính trang trọng

Trong những trường hợp cần thể hiện sự trang trọng, cấu trúc Look forward to cũng được sử dụng.

Công thức chung: S + look forward to + V-ing

Ví dụ:

  • I look forward to attending the conference. (Tôi mong chờ được tham dự hội nghị.)

  • I look forward to becoming an official member of your company. (Tôi mong chờ được trở thành nhân viên chính thức của công ty.)

2.4 Bày tỏ sự thân mật, gần gũi

Khi trò chuyện với bạn bè hoặc người thân quen bạn cũng có thể sử dụng cấu trúc be looking forward to để bày tỏ sự mong đợi của bản thân.

Công thức chung: S + to be + looking forward to + V-ing

Ví dụ:

  • I am looking forward to seeing you and your husband at my wedding next month. (Mình rất mong chờ được gặp bạn và chồng bạn vào lễ cưới của bọn mình vào tháng tới.)

  • I am looking forward to meeting your family. (Mình rất mong được gặp gia đình bạn.)

Ví dụ cấu trúc Look forward to

Ví dụ cấu trúc Look forward to

2.5 Cấu trúc không có chủ ngữ ít tính trang trọng hơn

Trong các tình huống ít trang trọng hơn ta có thể lược bỏ chủ ngữ.

Ví dụ:

  • Looking forward to seeing him again. (Tôi rất mong đợi được gặp lại anh ấy.)

  • Looking forward to the trip next week. (Rất mong chờ vào chuyến đi tuần tới.)

3. Một số lưu ý khi sử dụng Look forward

Khi ở dạng Looking forward bạn cần tuân theo công thức sau:

S + tobe + looking forward to + V-ing hoặc Looking forward to + V-ing

Lưu ý khi sử dụng cấu trúc tobe + looking forward thì động từ To be sẽ được chia theo chủ ngữ.

Ví dụ: She is looking forward to visiting her grandparents next weekends. (Cô ấy mong chờ được về thăm ông bà cô ấy vào mấy ngày cuối tuần tới.)

Khi ở dạng Look forward công thức chung sẽ như sau:

S + look + forward + to + V-ing

Cần chú ý trong công thức trên động từ look sẽ được chia số ít hoặc số nhiều dựa vào ngôi của chủ ngữ.

Ví dụ: I look forward to receiving your invitation soon. (Tôi mong sẽ sớm nhận được thư mời của bạn.)

4. Phân biệt Look forward và Expect

Tương tự với cấu trúc looking forward to, expect cũng thể hiện sự mong chờ, hy vọng vào một điều gì đó sắp xảy ra. Tuy nhiên điểm khác nhau giữa expect và cấu trúc looking forward nằm ở khả năng xảy ra sự việc.

  • Với expect, khả năng sự việc đó có xảy ra hay không còn chưa chắc chắn. Tức là sự việc này có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra.

  • Với cấu trúc looking forward to hành động, sự việc ấy chắc chắn sẽ xảy ra trong thực tế.

Cùng phân tích hai ví dụ dưới đây để hiểu hơn về sự khác biệt giữa Look forward và Expect nhé.

  • My parents expect me to become a pilot. (Bố mẹ mong đợi tôi trở thành một phi công.)

→ Việc “tôi” có trở thành giáo viên trong tương lai hay không là một điều không chắc chắn.

  • He is looking forward to his 22th birthday. (Anh ấy mong chờ sinh nhật tuổi 22 của mình.)

→ Sinh nhật 22 tuổi là điều chắc chắn sẽ xảy ra nên ta dùng cấu trúc Looking forward to.

5. 7 cách viết thay thế “I look forward to hearing from you”

Như đã đề cập ở phần trên, cấu trúc Look forward được dùng trong lời cuối thư để mong hồi âm với câu quen thuộc là "I look forward to hearing from you". Tuy nhiên, còn có nhiều cách khác nữa để diễn đạt cùng một nội dung này.

Sử dụng lời kêu gọi hành động

Thay vì dùng “I look forward to hearing from you”, bạn có thể nhắc người nhận của bạn thực hiện một hành động cụ thể.

Ví dụ:

  • Let’s come to my house for dinner. Does 8.00 p.m. on Wednesday work for you? (Hãy đến nhà tôi ăn tối. Bạn có thể đến lúc 8 giờ tối được không?)

  • Please pass this information along to your colleagues. Thanks! (Làm ơn hãy chuyển thông tin này đến đồng nghiệp của bạn. Cảm ơn!)

I’m eager to receive your feedback

Nếu bạn không đặt ra một thời hạn cụ thể, ví dụ: Get back to me by Tuesday (Liên hệ với tôi trước thứ 3), thì bạn có thể yêu cầu người viết phản hồi bằng mẫu câu trên.

Cách kết thúc thư này nhẹ nhàng hơn một chút so với việc yêu cầu phản hồi vào một khoảng thời gian cụ thể.

Hoặc bạn có thể sử dụng mẫu câu như: “I value your feedback, so let me know what you think!” (Tôi đánh giá cao nhận xét của bạn, vì vậy hãy cho tôi biết suy nghĩ của bạn!)

I appreciate your quick response

Bạn có thể sử dụng mẫu câu này khi bạn muốn có câu trả lời càng sớm càng tốt. Tuy nhiên mẫu câu này sẽ khiến người nhận cảm thấy bị hối thúc nếu bạn sử dụng sai cách.

7 cách viết thay thế “I look forward to hearing from you”

7 cách viết thay thế “I look forward to hearing from you”

Trong bối cảnh kinh doanh, mẫu câu “I appreciate your quick response” có vẻ giống như một lời cảnh báo nghiêm khắc kiểu “Tôi đang đợi câu trả lời từ bạn đấy”.

Always happy to hear from you

Câu nói này có nghĩa là “Tôi luôn sẵn sàng chờ đón thư trả lời từ bạn”. Mẫu câu này tạo cảm giác nhẹ nhàng và thân mật, đồng thời nó có tác dụng tích cực với những người nhận.

Cách kết thúc này không nhấn mạnh vào thư trả lời, vì vậy chỉ sử dụng nó khi bạn muốn hoan nghênh thư trả lời nhưng bạn không thực sự cần thư trả lời.

Keep me informed …

Trong một số trường hợp bạn cần người nhận thông báo cho bạn bất kỳ sự thay đổi hay cập nhật của một sự kiện gì đó, bạn nên kết thúc bức thư bằng câu như “Keep me informed of any updates/changes”.

I await your immediate response

Mẫu câu này dùng trong trường hợp người nhận của bạn trì hoãn trả lời thư của bạn, vì vậy giọng điệu của bạn cần cứng rắn và nghiêm túc.

Write soon!

Trong các email ít trang trọng hơn, “Write soon" (Hãy phản hồi sớm nhé) là một dấu hiệu để người nhận thư biết bạn muốn nhận được phản hồi từ họ. Bạn có thể sử dụng “Write soon" trong các tình huống thân mật, gần gũi như viết thư cho một người bạn hoặc người thân.

Trên đây là tổng hợp những cách sử dụng của cấu trúc Look forward trong nhiều tình huống khác nhau và một số kiến thức liên quan thú vị khác. Hy vọng các bạn có thể nắm vững kiến thức về cấu trúc be looking forward to và phân biệt nó với expect.

Bên cạnh đó, các bạn có thể đọc thêm những Kiến thức ngữ pháp hữu ích khác mà IELTS LangGo đã tổng hợp và chia sẻ để nâng trình Tiếng Anh của mình nhé.

TEST IELTS MIỄN PHÍ VỚI GIÁO VIÊN 8.5 IELTS - Tư vấn lộ trình học HIỆU QUẢ dành riêng cho bạn!
Hơn 15.000 học viên đã thành công đạt/vượt band điểm IELTS mục tiêu tại LangGo. Hãy kiểm tra trình độ IELTS miễn phí để được tư vấn lộ trình cá nhân hoá bạn nhé!
  • CAM KẾT ĐẦU RA theo kết quả thi thật 
  • Học bổ trợ 1:1 với giảng viên đứng lớp
  • 4 buổi bổ trợ Speaking/tháng
  • Tăng band chỉ sau 1,5 - 2,5 tháng
  • Hỗ trợ đăng ký thi thật tại BC, IDP

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 10.000.000đ