Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, cam kết đầu ra - IELTS LangGo ×
Nội dung

Cách vẽ sơ đồ tư duy câu điều kiện đơn giản kèm mẫu free download

Post Thumbnail

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc ghi nhớ ngữ pháp câu điều kiện bằng các cách học truyền thống, sao không thử áp dụng phương pháp học với sơ đồ tư duy nhỉ?

Trong bài viết này, IELTS LangGo sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách vẽ sơ đồ tư duy câu điều kiện và tặng kèm một số mẫu mindmap để bạn tham khảo nhé!

Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy câu điều kiện Tiếng Anh
Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy câu điều kiện Tiếng Anh

1. Tổng quan kiến thức về câu điều kiện trong Tiếng Anh

Trước khi tìm hiểu các bước vẽ sơ đồ tư duy câu điều kiện, hãy cùng IELTS LangGo hệ thống lại những kiến thức quan trọng về câu điều kiện nhé!

1.1. Công thức và cách dùng câu điều kiện loại 1, 2, 3 và hỗn hợp

Trong Tiếng Anh, câu điều kiện (Conditional sentences) được chia thành các loại cơ bản bao gồm: loại 1, loại 2, loại 3 và câu điều kiện hỗn hợp. Chúng ta cùng ôn lại công thức và cách dùng của từng loại ngay sau đây:

Câu điều kiện loại 1:

Cách dùng: Diễn tả một hành động có thể xảy ra ở hiện tại hoặc trong tương lai nếu thỏa mãn điều kiện được đưa ra.

Cấu trúc: 

If + S1 + V(s/es), S2 + will + V

Ví dụ: If it rains tomorrow, I will stay at home and order a bowl of salad. (Nếu ngày mai trời mưa, tôi sẽ ở nhà và đặt một bát salad.)

Câu điều kiện loại 2:

Cách dùng: Diễn tả một sự việc không có thật hoặc không có khả năng xảy ra ở hiện tại.

Cấu trúc: 

If + S + V-ed/V2, S + would + V

Ví dụ: If I had a million dollars, I would travel the world and donate half of it to charity. (Nếu tôi có một triệu đô la, tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới và tặng một nửa cho quỹ từ thiện.)

Câu điều kiện loại 3:

Cách dùng: Diễn tả hành động trái với hoặc không xảy ra trong quá khứ, nếu điều đó đã xảy ra thì tình huống hiện tại sẽ khác đi.

Cấu trúc: 

If + S + Had + V3, S + would/could/should/might + have + V3

Ví dụ: If he had known the truth, he might have acted differently. (Nếu anh ấy biết sự thực thì anh ấy có thể hành động khác.)

Câu điều kiện hỗn hợp loại 1:

Cách dùng: Dùng để đưa ra giả thuyết về một sự việc sẽ xảy ra ở thời điểm hiện tại với điều kiện một sự việc khác trong quá khứ xảy ra.

Cấu trúc: 

If + S + had + V3, S + would + V

Ví dụ: If I had majored in computer science, I would be a software engineer by now. (Nếu tôi đã học chuyên ngành khoa học máy tính thì giờ tôi đã có thể trở thành kỹ sư phần mềm rồi.)

Câu điều kiện hỗn hợp loại 2:

Cách dùng: Dùng để đưa ra giả thuyết về một sự việc sẽ xảy ra ở thời điểm quá khứ nếu điều kiện được nhắc tới là có thật.

Cấu trúc: 

If + S + V-ed/V2, S + would/could/might + have + V3

Ví dụ: If I weren’t so scared of horror movies, I would have gone to the cinema with my friends. (Nếu tôi không sợ phim kinh dị thì tôi đã có thể đi đến rạp chiếu phim với bạn bè.)

1.2. Các cấu trúc câu điều kiện đặc biệt

Bên cạnh các loại câu điều kiện cơ bản, các bạn cũng cần lưu ý các cấu trúc câu điều kiện đặc biệt như: câu điều kiện với Unless, câu điều kiện nhấn mạnh và câu điều kiện dạng đảo ngữ.

Hệ thống kiến thức về câu điều kiện trong Tiếng Anh
Hệ thống kiến thức về câu điều kiện trong Tiếng Anh

Đảo ngữ của câu điều kiện loại 1:

Cách dùng: Diễn tả một sự việc, hành động có thể diễn ra ở hiện tại hoặc tương lai.

Cấu trúc: 

Should + S + V, S + will + V

Ví dụ: Should you decide to come to the party, I will introduce you to my friends. (Nếu bạn quyết định đến bữa tiệc, tôi sẽ giới thiệu bạn với những người bạn của tôi.)

Đảo ngữ của câu điều kiện loại 2:

Cách dùng: Diễn tả một sự việc, hành động không thể diễn ra ở hiện tại và thường dùng để khuyên nhủ ai một cách lịch sự.

Cấu trúc: 

Were + S + …, S + would/should + V

Were + S + to V, S + would/should + V

Ví dụ: Were I to have a car, I would drive to work instead of taking the bus. (Nếu tôi có một chiếc xe ô tô, tôi sẽ lái xe đi làm thay vì bắt xe bus.)

Đảo ngữ của câu điều kiện loại 3:

Cách dùng: Diễn tả một hành động, một giả thiết không có khả năng xảy ra trong quá khứ.

Cấu trúc: 

Had + S + V3, S + would/should + have + V3

Ví dụ: Had he listened to my advice, he wouldn't have lost all his money in the stock market. (Nếu anh ta nghe lời khuyên của tôi, anh ta đã không mất hết số tiền của mình vào thị trường chứng khoán.)

Câu điều kiện đặc biệt dạng nhấn mạnh:

Cách dùng: Dùng trong câu điều kiện loại 1 để nhấn mạnh một tình huống giả định, khả năng xảy ra khá cao.

Cấu trúc:

If + S + should/should happen to + V, S + will + V

If + S + V, S + may/might + V

Ví dụ: If the power should happen to go out, we have candles and flashlights. (Nếu không có điện, chúng ta có nến và đèn pin.)

Câu điều kiện loại 1 với Unless:

Cách dùng: Diễn tả một sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc trong tương lai (tương tự như câu điều kiện loại 1)

Cấu trúc: 

Unless + S + V, S + will/can/shall + V

Ví dụ: Unless I finish my work on time, I cannot attend the meeting. (Nếu tôi không hoàn thành công việc đúng thời hạn, tôi sẽ không thể tham gia cuộc họp.)

Câu điều kiện loại 2 với Unless:

Cách dùng: Diễn tả một giả thuyết không có thật ở hiện tại và kết quả cũng không có thật trong hiện tại (tương tự như câu điều kiện loại 2).

Cấu trúc: 

Unless + S + V-ed, S+ would + V

Ví dụ: She would possibly buy that high-end case unless she was flat broke. (Cô ấy có thể sẽ mua cái túi hàng hiệu đó nếu cô ấy không nghèo rỗng túi.)

Câu điều kiện loại 3 với Unless:

Cách dùng: Diễn tả một giả thuyết không có thật trong quá khứ và kết quả cũng không xảy ra trong quá khứ (tương tự như câu điều kiện loại 3).

Cấu trúc: 

Unless + S + had + VpII , S + would + have + VpII

Ví dụ: Unless she had studied harder, she would have failed the exam. (Nếu cô ấy không học chăm chỉ hơn, cô ấy đã trượt kỳ thi.)

2. Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy câu điều kiện đơn giản

Sau khi đã hệ thống lại những kiến thức quan trọng cần nhớ về câu điều kiện, chúng ta sẽ bắt tay vào vẽ sơ đồ tư duy câu điều kiện theo quy trình 4 bước dưới đây nhé!

Quy trình 4 bước vẽ sơ đồ tư duy câu điều kiện Tiếng Anh
Quy trình 4 bước vẽ sơ đồ tư duy câu điều kiện Tiếng Anh

Bước 1: Xác định chủ đề chính (Topic) của sơ đồ tư duy (mindmap)

Trong trường hợp này, chủ đề chính là câu điều kiện. Chủ đề chính nên được đặt ở trung tâm, chính giữa sơ đồ để phát triển thêm nhiều ý nhỏ khác.

Bước 2: Brainstorm các chủ đề nhỏ (sub-topics) phù hợp

Thay vì diễn đạt dài dòng, bạn nên rút ra những từ khóa chính để gọi tên các sub-topics trong sơ đồ tư duy.

Bạn có thể phát triển sơ đồ tư duy của mình với một số chủ đề con như câu điều kiện loại 1, loại 2, loại 3, câu điều kiện hỗn hợp hay câu điều kiện đặc biệt.

Bước 3: Thêm nhánh chính/phụ cho sơ đồ tư duy câu điều kiện

Sau khi bạn đã xác định các Topic và các Sub-topics hãy bắt tay vào vẽ các nhánh chính/phụ cho mindmap.

Từ các nhánh lớn, bạn có thể tiếp tục phát triển các nhánh nhỏ hơn như: cách dùng, cấu trúc hay ví dụ.

Bước 4: Thêm màu sắc và hình ảnh minh họa

Khi nhìn thấy hình ảnh hoặc màu sắc, bộ não của chúng ta có xu hướng ghi lại thông tin tốt hơn. Do đó, việc sử dụng màu sắc và hình ảnh trong sơ đồ tư duy có thể giúp trực quan hóa thông tin, giúp người học dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ hơn.

Một số lưu ý để sơ đồ tư duy câu điều kiện của bạn trở nên sáng tạo và hiệu quả nhất:

  • Thiết kế đơn giản và dễ hiểu;
  • Dùng những từ ngữ, thuật ngữ rõ ràng và đơn giản, tránh sử dụng quá nhiều các khái niệm phức tạp;
  • Tô đậm và làm nổi bật các nhánh chính, càng những nhánh phụ thì kích thước của nhánh càng nhỏ dần;
  • Có thể kết hợp các cặp màu sắc tương phản nhau (như đỏ-xanh lá, vàng-tím,...) nhưng không nên lạm dụng để tránh rối mắt.

3. Gợi ý 4 mẫu sơ đồ tư duy câu điều kiện

Hãy tham khảo 4 mẫu mindmap mà IELTS LangGo giới thiệu sau đây để tìm nguồn cảm hứng sáng tạo khi vẽ mind map câu điều kiện của riêng bạn nhé!

3.1. Mẫu sơ đồ tư duy câu điều kiện cơ bản

Đầu tiên, các bạn cùng tham khảo mẫu conditional sentences mind map gồm 4 loại cơ bản là loại 1, loại 2, loại 3 và hỗn hợp nhé!

Mẫu sơ đồ tư duy câu điều kiện Tiếng Anh cơ bản
Mẫu sơ đồ tư duy câu điều kiện Tiếng Anh cơ bản

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu và toàn diện hơn về một trong những loại câu điều kiện cơ bản, bạn cũng có thể tự thiết kế cho mình một mind map riêng về loại đó. Dưới đây là mẫu sơ đồ tư duy câu điều kiện hỗn hợp.

Mix conditional sentences mind map
Mix conditional sentences mind map

3.2. Mẫu sơ đồ tư duy câu điều kiện đặc biệt

Bên cạnh mẫu mind map về các loại câu điều kiện cơ bản, các bạn cùng tham khảo cách vẽ sơ đồ tư duy câu điều kiện đặc biệt nhé!

Mẫu sơ đồ tư duy câu điều kiện đặc biệt
Mẫu sơ đồ tư duy câu điều kiện đặc biệt

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc ghi nhớ một chủ điểm cụ thể trong câu điều kiện đặc biệt, ví dụ như câu điều kiện đặc biệt với Unless, bạn có thể sử dụng mẫu sơ đồ tư duy chia các Topic nhỏ hơn như bên dưới, có thể thêm cách dùng và ví dụ cho chi tiết hơn nhé!

Sơ đồ tư duy câu điều kiện đặc biệt với Unless
Sơ đồ tư duy câu điều kiện đặc biệt với Unless

Các bạn có thể tải bản PDF và in các mẫu sơ đồ tư duy câu điều kiện trên TẠI ĐÂY.

Như vậy, IELTS LangGo đã cùng bạn hệ thống kiến thức và tìm hiểu cách vẽ sơ đồ tư duy câu điều kiện trong Tiếng Anh. Mong rằng những hướng dẫn vẽ mindmap cùng 4 mẫu sơ đồ tư duy trên đây sẽ có ích trên hành trình chinh phục ngữ pháp Tiếng Anh của bạn nhé!

TEST IELTS MIỄN PHÍ VỚI GIÁO VIÊN 8.5 IELTS - Tư vấn lộ trình học HIỆU QUẢ dành riêng cho bạn!
Hơn 15.000 học viên đã thành công đạt/vượt band điểm IELTS mục tiêu tại LangGo. Hãy kiểm tra trình độ IELTS miễn phí để được tư vấn lộ trình cá nhân hoá bạn nhé!
  • CAM KẾT ĐẦU RA theo kết quả thi thật 
  • Học bổ trợ 1:1 với giảng viên đứng lớp
  • 4 buổi bổ trợ Speaking/tháng
  • Tăng band chỉ sau 1,5 - 2,5 tháng
  • Hỗ trợ đăng ký thi thật tại BC, IDP
Đánh giá

★ / 5

(0 đánh giá)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 12.000.000đ