Luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu, cam kết đầu ra - IELTS LangGo ×

Hướng dẫn đọc bảng phiên âm tiếng Anh IPA - Luyện phát âm chuẩn quốc tế

Nội dung [Hiện]

Hãy cùng chúng tôi đọc chuẩn 44 âm trong bảng phiên âm tiếng Anh quốc tế IPA. Luyện phát âm chuẩn quốc tế ngay từ khi chớm quá trình học tiếng Anh để xây dựng nền tảng tiếng Anh của mình một cách vững chắc nhất cho giao tiếp và học thuật. Trong bài viết dưới đây, LangGo còn chia sẻ đến bạn các kinh nghiệm tự học đọc ngữ âm và phát âm tiếng Anh.

Hướng dẫn đọc bảng phiên âm tiếng Anh IPA - Luyện phát âm chuẩn quốc tế

Hướng dẫn đọc bảng phiên âm tiếng Anh IPA - Luyện phát âm chuẩn Quốc tế

A. Bảng phiên âm IPA Quốc tế

IPA là bảng ký hiêu ngữ âm quốc tế được các nhà ngôn ngữ học tạo ra để thể hiện mọi âm tiết trong các ngôn ngữ một cách riêng biệt và chuẩn xác, đã trở thành tiêu chuẩn phiên âm cho mọi ngôn ngữ trên thế giới.

IPA được ứng dụng để học phát âm và nghe một ngôn ngữ mới, nó được dùng để học khẩu hình miệng, môi, răng, lưỡi; cách điều chỉnh luồng hơi để phát ra âm thanh chuẩn. Việc học và luyện tập phát âm theo bảng IPA sẽ giúp người học Tiếng Anh phát ẩm chính xác nhất.

Phân loại 44 âm cơ bản

Âm trong tiếng Anh có 2 loại: nguyên âm và phụ âm. Mỗi loại có cách sắp xếp vị trí và cách phát âm khác nhau:

Phân loại 44 âm cơ bản trong tiếng Anh

Phân loại 44 âm cơ bản trong tiếng Anh

- Nguyên âm:

  • Các nguyên âm đơn: /ʌ/, /ɑ:/, /æ/, /e/, /ə/, /ɜ:/, /ɪ/, /i:/, /ɒ/, /ɔ:/, /ʊ/, /u:/
  • Các nguyên âm đôi: /aɪ/, /aʊ/, /eɪ/, /oʊ/, /ɔɪ/, /eə/, /ɪə/, /ʊə/

- Phụ âm: /b/, /d/, /f/, /g/, /h/, /j/, /k/, /l/, /m/, /n/, /ŋ/, /p/, /r/, /s/, /ʃ/, /t/, /tʃ/, /θ/, /ð/, /v/, /w/, /z/, /ʒ/, /dʒ/

B. Cách đọc bảng phiên âm tiếng Anh IPA

Trong phần này, IELTS LangGo sẽ hướng dẫn các bạn các cách đọc từng âm trong bảng phiên âm IPA một cách chi tiết. Cùng theo dõi nhé.

Cách đọc phiên âm nguyên âm

1. ÂM /i:/

- Hình dáng của môi: Không tròn môi, miệng mở rộng sang hai bên, khoảng cách môi trên và môi dưới hẹp

- Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng

- Độ cao của lưỡi: Phía đầu lưỡi cong, đưa lên gần với ngạc trên, lưỡi của bạn sẽ phải chạm vào hai thành răng trên

- Độ dài của âm: Âm dài. Khi bạn phát âm, dây thanh sẽ rung, luồng hơi đi ra sẽ rất tự do không bị cản, có thể kéo dài

2. ÂM /ɪ/

- Hình dáng của môi: Không tròn môi, miệng mở rộng sang hai bên nhưng không rộng bằng âm /i:/, khoảng cách môi trên và môi dưới mở hơn một chút so với âm /i:/

- Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng, nhưng hơi lùi về sau hơn âm /i:/

- Độ cao của lưỡi: Phía đầu lưỡi cong nhè nhẹ, đưa lưỡi của bạn lên cao gần ngạc trên

- Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi bạn phát âm, dây thanh sẽ rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.

3. ÂM /e/

- Hình dáng của môi: Miệng mở khá rộng sang hai bên, hàm dưới đưa xuống một chút

- Hướng đưa của lưỡi : Mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng

- Độ cao của lưỡi: Mặt lưỡi sẽ phải nằm ở khoảng giữa trong khoang miệng

- Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi bạn phát âm, dây thanh sẽ rung, luồng hơi đi ra sẽ tự do không bị cản.

4. ÂM /æ/

- Hình dáng của môi: Miệng mở rộng sang hai bên hết cỡ, hàm dưới đưa xuống hết cỡ

- Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng

- Độ cao của lưỡi: Cuống lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới

- Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.

5. ÂM /ɜ:/

- Hình dáng của môi: Môi, miệng và hàm mở tự nhiên, thoải mái

- Hướng đưa của lưỡi: Lưỡi để tự nhiên, thoải mái như khi phát âm các nguyên âm trong tiếng Việt

- Độ cao của lưỡi: Mặt lưỡi nằm khoảng giữa trong khoang miệng

- Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản, có thể kéo dài

6. ÂM /ə/

- Hình dáng của môi: Môi, miệng và hàm mở tự nhiên, thoải mái

- Hướng đưa của lưỡi: Lưỡi để tự nhiên, thoải mái như khi phát âm các nguyên âm trong tiếng Việt

- Độ cao của lưỡi: Mặt lưỡi nằm khoảng giữa trong khoang miệng, thấp hơn một chút so với âm /ɜː/

- Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.

7. ÂM /ʌ/

- Hình dáng của môi: Miệng mở khá rộng, hàm dưới đưa xuống thoải mái, tự nhiên.

- Hướng đưa của lưỡi: Lưỡi để tự nhiên, thoải mái như khi phát âm các nguyên âm trong tiếng Việt; hơi đưa về phía sau so với âm /æ/

- Độ cao của lưỡi: Cuống lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới

- Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.

8. ÂM /u:/

- Hình dáng của môi: Môi mở tròn, hướng ra ngoài

- Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng

- Độ cao của lưỡi: Phía cuống lưỡi cong, đưa lên cao gần ngạc trên

- Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản, có thể kéo dài

9. ÂM /ʊ/

- Hình dáng của môi: Môi mở khá tròn, hướng ra ngoài, bè hơn một chút so với âm /u:/

- Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa khá sâu vào trong khoang miệng, không sâu bằng âm /u:/

- Độ cao của lưỡi: Phía cuống lưỡi cong, đưa lên cao gần ngạc trên, thấp hơn âm /u:/ một chút

- Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản.

Cách đọc phiên âm nguyên âm trong bảng IPA tiếng Anh

Cách đọc phiên âm nguyên âm trong bảng IPA tiếng Anh

10. ÂM /ɔ:/

- Hình dáng của môi: Môi mở thật tròn, cả môi trên và môi dưới hướng ra ngoài, hàm dưới đưa xuống

- Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng

- Độ cao của lưỡi: Phía cuống lưỡi nằm khoảng giữa trong khoang miệng, phía đầu lưỡi đưa thấp xuống

- Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản, có thể kéo dài.

11. ÂM /ɒ/

- Hình dáng của môi: Môi mở khá tròn, môi dưới hướng ra ngoài, hàm dưới đưa xuống

- Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng

- Độ cao của lưỡi: Phía đầu lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới, thấp hơn một chút so với âm /ɔ:/

- Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.

12. ÂM /ɑ:/

- Hình dáng của môi: Môi mở thật rộng, hàm dưới đưa xuống một chút

- Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng

- Độ cao của lưỡi: Phía cuống lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới

- Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản, có thể kéo dài.

Tìm hiểu thêm các chủ đề phát âm tiếng Anh hữu ích:

Cách nhận biết trọng âm tiếng Anh - 13 Quy tắc và bài tập áp dụng

Phát âm tiếng Anh cơ bản - Cách phát âm /t/ và /d/ chuẩn quốc tế

Cách đọc phiên âm nguyên âm đôi

13. ÂM /ɪə/

- Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm trước /ɪ/ sang âm giữa /ə/. Khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên, ngay sau đó, miệng hơi khép lại, môi mở ra tự nhiên.

- Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng và hướng lên trên, ngay sau đó, đưa lưỡi lùi vào giữa khoang miệng.

14. ÂM /eə/

- Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm trước /e/ sang âm giữa /ə/. Khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên, hàm dưới đưa xuống một chút, ngay sau đó, miệng hơi khép lại, môi mở ra tự nhiên.

- Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa ra phía trước và nằm ở giữa khoang miêng, ngay sau đó, đưa lưỡi lùi vào giữa khoang miệng.

15. ÂM /ʊə/

- Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm sau /ʊ/ sang âm giữa /ə/

Khi bắt đầu, môi mở khá tròn, hơi bè, hướng ra ngoài, ngay sau đó, miệng hơi mở ra.

- Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa vào phía trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên, ngay sau đó, đưa lưỡi lùi về giữa khoang miệng.

16. ÂM /eɪ/

- Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm trước /e/ sang âm trước /ɪ/

Khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên, hàm dưới đưa xuống một chút, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng vẫn mở rộng sang hai bên.

- Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa ra phía trước và nằm ở giữa khoang miệng, ngay sau đó, đưa lưỡi lên gần ngạc trên, vẫn hướng ra phía trước.

17. ÂM /aɪ/

- Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm sau /a:/ sang âm trước /ɪ/

Khi bắt đầu, miệng mở rộng hết cỡ, hàm dưới đưa xuống hết cỡ, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở rộng sang hai bên.

- Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa vào trong khoang miệng và phía cuống lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới, ngay sau đó, đưa lưỡi ra phía trước khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên.

18. ÂM /ɔɪ/

- Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm sau /ɔ:/ sang âm trước /ɪ/

Khi bắt đầu, miệng mở thật tròn, hàm dưới đưa xuống, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở rộng sang hai bên.

- Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa vào trong khoang miệng và nằm ở giữa khoang miệng, ngay sau đó, đưa lưỡi ra phía trước khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên.

19. ÂM /aʊ/

- Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm trước /æ/ sang âm sau /ʊ/

Khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên hết cỡ, hàm dưới đưa xuống hết cỡ, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở tròn.

- Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng và đưa xuống thấp gần ngạc dưới, ngay sau đó, đưa lưỡi vào trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên.

20. ÂM /əʊ/

- Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm giữa /ɜ:/ sang âm sau /ʊ/

Khi bắt đầu, môi, miệng và hàm mở tự nhiên, thoải mái, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở tròn.

Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi nằm ở khoảng giữa trong khoang miệng, ngay sau đó, đưa lưỡi vào trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên.

21. ÂM /p/

- Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.

- Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

Đăng ký NHẬN TƯ VẤN

Cách đọc phiên âm phụ âm tiếng Anh

22. ÂM /b/

- Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.

- Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

23. ÂM /f/

- Vị trí cấu âm: Răng cửa trên chạm vào môi dưới.

- Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

24. ÂM /v/

- Vị trí cấu âm: Răng cửa trên chạm vào môi dưới.

- Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

Cách đọc phiên âm nguyên âm đôi trong bảng IPA

Cách đọc phiên âm nguyên âm đôi trong bảng IPA

25. ÂM /h/

- Vị trí cấu âm: Lưỡi không chạm vào ngạc trên của miệng.

- Phương thức cấu âm: Nhanh chóng đẩy thật nhiều luồng hơi ra ngoài.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

26. ÂM /j/

- Vị trí cấu âm: Miệng mở sang hai bên, lưỡi đưa ra phía trước, giống như khi phát âm /i:/

- Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, từ từ hạ lưỡi và hạ cằm xuống và phát âm /ə/. Lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Chú ý không chạm lưỡi vào ngạc trên.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

27. ÂM /k/

- Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.

- Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

28. ÂM /g/

- Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.

- Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

29. ÂM /l/

- Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi uốn cong chạm vào ngạc trên, ngay sau răng cửa.

- Phương thức cấu âm: Luồng hơi đi xung quanh mặt lưỡi.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

30. ÂM /m/

- Vị trí cấu âm: Hai môi mím lại để chặn luồng hơi đi vào miệng.

- Phương thức cấu âm: Luồng hơi từ mũi đi ra ngoài.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

31. ÂM /n/

- Vị trí cấu âm: Lưỡi chạm vào ngạc trên, ngay sau răng cửa, để chặn luồng hơi đi vào miệng.

- Phương thức cấu âm: Luồng hơi từ mũi đi ra ngoài.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

32. ÂM /ŋ/

- Vị trí cấu âm: Miệng mở, cuống lưỡi chạm vào ngạc trên để chặn luồng hơi đi vào miệng.

- Phương thức cấu âm: Luồng hơi từ mũi đi ra ngoài.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

33. ÂM /r/

- Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi lùi vào phía trong khoang miệng. Hai cạnh lưỡi chạm vào hai bên hàm răng trên.

- Phương thức cấu âm: Luồng hơi đi trong miệng và lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Chú ý đầu lưỡi không chạm vào ngạc trên.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

34. ÂM /s/

- Vị trí cấu âm: Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên.

- Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

35. ÂM /z/

- Vị trí cấu âm: Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên.

- Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

36. ÂM /ʃ/

- Vị trí cấu âm: Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút.

- Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và hàm răng trên.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

37. ÂM /ʒ/

- Vị trí cấu âm: Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút.

- Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và hàm răng trên.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

38. ÂM /t/

- Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.

- Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

39. ÂM /d/

- Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.

- Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

40. ÂM /tʃ/

- Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi chạm vào ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.

- Phương thức cấu âm: Hạ lưỡi xuống và từ từ đẩy luồng hơi ra ngoài.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

41. ÂM /dʒ/

- Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi chạm vào ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.

- Phương thức cấu âm: Hạ lưỡi xuống và từ từ đẩy luồng hơi ra ngoài.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

42. ÂM /θ/

- Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới.

- Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

43. ÂM /ð/

- Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới.

- Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

44. ÂM /w/

- Vị trí cấu âm: Môi mở tròn, hơi hướng ra ngoài, giống như khi phát âm /u:/

- Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, từ từ hạ hàm dưới xuống và phát âm /ə/. Lưỡi có cảm giác rung khi phát âm.

- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

Các bạn có thể xem thêm Hướng dẫn phát âm 44 âm trong bảng IPA dưới đây của LangGo nhé!

Bảng phiên âm IPA - Phát âm chuẩn quốc tế chỉ sau 30 phút

C. Một số lưu ý quy tắc phát âm tiếng Anh với nguyên âm, phụ âm

1. Với bán âm y và w thì chúng có thể là nguyên âm hoặc phụ âm

Ví dụ ở đây:

You – phụ âm nhưng gym thì lại là nguyên âm.

We – phụ âm nhưng Saw - nguyên âm

2. Về phụ âm g

- Nếu đi sau g là phụ âm I, y, e thì phát âm sẽ là dʒ

Ví dụ: gYm, gIant, gEnerate,hugE, languagE,vegEtable...

- Nếu sau g là các nguyên âm còn lại a, u, o thì phát âm sẽ là g

Ví dụ: go, gone, god,gun,gum, gut, guy, game, gallic,...

3. Đọc phụ âm c

C – được đọc là S nếu theo sau là các nguyên âm i, y, e Ví dụ: city, centure, cycle, cell, cyan,...

C- đọc là K nếu theo sau là nguyên âm a,u,o

Ví dụ: cat, cut, cold, call, culture, coke,...

4. Đọc phụ âm r

Nếu đi trước r là 1 nguyên âm yếu như /ə/ thì có thể lược bỏ đi.

Ví dụ:

Với từ interest có phiên âm đầy đủ là ˈɪntərəst/ˈɪntərest.

Nhưng vì trước r là âm ə nên còn được phát âm là ˈɪntrəst/ˈɪntrest(2). Bạn có thể thấy nhiều từ điển viết phiên âm theo trường hợp 2.

5. Về phụ âm j

Trong hầu hết trường hợp, âm j đều đứng đầu 1 từ và phát âm là dʒ.

Ví dụ: jump, jealous, just, job,...

6. Quy tắc phân biệt nguyên âm dài - nguyên âm dài

Có 5 nguyên âm ngắn: ă ĕ ĭ ŏ ŭ

- a ngắn: ă : /æ/ : act, apt, bad, bag, fad,....

- e ngắn: /e/: ben, den, fed, bed,.....

- i ngắn: /I/: bin, bid, in,...

- o ngắn: /ɒ/: hot, Tom, bop,...

- u ngắn: /ʌ/ : cut, sun, bug,...

Một số lưu ý quy tắc phát âm tiếng Anh với nguyên âm, phụ âm

Một số lưu ý quy tắc phát âm tiếng Anh với nguyên âm, phụ âm

Và thêm 5 nguyên âm dài được kí hiệu lần lượt là ā ē ī ō ū mà bạn thấy ở trên bảng phiên âm tiếng Anh đầy đủ. Nguyên âm dài là những nguyên âm được phát âm như sau:

- a dài: ā : /eɪ/ : Cake, rain, day, eight,...

- e dài: ē: /i:/ : tree, beach, me, baby, key, field,...

- i dài: ī : /aɪ/ : five, tie, light, my, find, child,...

- o dài: ō : /oʊ/ : nose, toe, toast, no, snow, bold, most,...

- u dài: ū : /u: hoặc ju:/ : new, few, blue, suit, fuel,....

Để phân biệt nguyên âm ngắn dài thì bạn có thể dựa theo các quy tắc sau:

- Một từ có 1 nguyên âm và nguyên âm đó không nằm cuối từ thì đó luôn là nguyên âm ngắn. Vẫn có một số từ ngoại lệ như mind, find nhưng bạn có thể áp dụng quy tắc này cho đa số.

Ví dụ: bug, think, cat, job, bed, ant, act,...

- Một từ chỉ có một nguyên âm mà nguyên âm đó ở cuối từ thì theo quy tắc phát âm tiếng Anh 100% là nguyên âm dài: she(e dài),he, go(o dài), no,..

- 2 nguyên âm đứng liền nhau thì âm đầu là dài còn nguyên âm sau thường không phát âm, gọi là âm câm.

Ví dụ: rain(a, i đứng cạnh nhau a ở đây là a dài, i là âm câm, do vậy rain sẽ được phát âm là reɪn), tied(i dài,e câm), seal(e dài,a câm), boat(o dài, a câm)

Ngoại lệ: read - ở thì quá khứ là e ngắn nhưng ở hiện tại là e dài. Và một số từ khác.

- Trong 1 từ nếu 1 nguyên âm theo sau là 2 phụ âm giống nhau (a double consonant) thì đó chắc chắn là nguyên âm ngắn

Ví dụ: Dinner(i ngắn), summer(u ngắn), rabbit(a ngắn), robber(o ngắn), egg(e ngắn).

- Một từ có 2 nguyên âm liên tiếp giống nhau (a double vowel) thì phát âm như 1 nguyên âm dài.

Ví dụ: Peek(e dài), greet(e dài), meet(e dài), vacuum(u dài)

Không áp dụng quy tắc này với nguyên âm O. Vì nó sẽ tạo thành âm khác nhau: poor, tool, fool, door,..

Không áp dụng nếu đứng sau 2 nguyên âm này là âm R vì khi đó âm đã bị biến đôi: beer.

- Khi Y đứng cuối của từ 1 âm tiết thì nó sẽ đọc là âm i dài /ai/

Ví dụ: Cry, TRy, by,shy,...

7. Chú ý nguyên âm - phụ âm để viết đúng chính tả

- Sau 1 nguyên âm ngắn là f,l,s thì từ đó gấp đôi f,l,s lên.

Ví dụ: Ball, staff, pass, tall, different(i ngắn), coLLage(o ngắn), compass (a ngắn)

- Đối với từ có 2 âm tiết mà sau nguyên âm ngắn là b,d,g,m,n,p thì ta cũng gấp đôi chúng lên.

Ví dụ: rabbit(a ngắn), maNNer(a ngắn), suMMer(u ngắn), haPPy(a ngắn), hoLLywood(o ngắn), suGGest(u ngắn), odd(o ngắn),...

Bạn nhớ quy tắc này thì khi viết lại từ theo âm bạn sẽ tránh được lỗi Spelling. Ví dụ bạn nghe đọc là Compass nhưng nếu nắm quy tắc bạn biết sau nguyên âm a ngắn sẽ cần hai chữ S, tránh được lỗi viết compas.

8. Nguyên âm e

Nếu một từ ngắn hay âm thanh cuối của từ dài kết thúc bằng nguyên âm + phụ âm + e thì em sẽ bị câm và nguyên âm trước đó là nguyên âm dài.
Họ gọi đó là Magic e, silient e, super e...

Ví dụ:

bit /bɪt/ => bite /baɪt/

at /ət/ => ate /eɪt/

cod /kɒd/ => code /kəʊd/

cub /kʌb/ => cube /kjuːb/

met /met/ => meet /miːt/

Đây là một mẹo hình thành nguyên âm dài trong tiếng Anh hiện nay.

Một số quy tắc về nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh trên, các bạn hãy chú ý nhé. Trường hợp đúng không phải 100% nhưng sẽ đúng với đa số nên hãy áp dụng để dễ nhớ phiên âm, viết từ chính xác hơn.

D. Kinh nghiệm học đọc ngữ âm và phát âm chuẩn quốc tế

1. Lựa chọn giọng “chuẩn”

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới, cho nên mỗi vùng miền sẽ có cách phát âm và nói tiếng Anh khác nhau. Nhưng chỉ có 2 kiểu giọng tiếng Anh được coi là chuẩn quốc tế và dễ hiểu: đó là tiếng Anh - Mỹ và tiếng Anh - Anh. Nếu bắt đầu học tiếng Anh, việc đầu tiên bạn cần làm là quyết định follow theo kiểu Anh - Mỹ hay Anh - Anh.

2. Học ngữ âm quốc tế theo bảng phiên âm tiếng Anh IPA

Tại sao việc này lại cần thiết? Bảng phiên âm tiếng Anh IPA được hình thành dựa trên chuẩn quốc tế, do đó việc nhận diện và đọc chuẩn 44 ngữ âm trong bảng sẽ định hình phát âm của bạn chuẩn bản ngữ ngay từ đầu. Đây cũng là bước cơ sở để bạn chinh phục hành trình tiếng Anh giao tiếp sau này.

Một lưu ý là âm trong tiếng Anh-Mỹ và Anh-Anh có nhiều điểm rất khác biệt. Cho nên chọn giọng "chuẩn" ngay từ đầu giúp bạn dễ dàng follow và tránh bị nhầm lẫn.

Nhận diện âm có nghĩa là bạn có thể nghe một từ và phát hiện được đó là âm gì trong tiếng Anh (ví dụ bạn nghe từ wall, có thể nói nguyên âm là /o/).

Phát âm chính xác có nghĩa là sau khi nghe, bạn có thể nói từ đó giống như người bản xứ.

Để làm được điều này, bạn cần biết về bảng phiên âm tiếng Anh (IPA)

3. Học cách nói có trọng âm

Một trong những khác biệt cơ bản giữa tiếng Anh và tiếng Việt là trọng âm từ. Một từ tiếng Anh có thể bao gồm nhiều âm tiết, nhưng chỉ có một âm tiết được nhấn trọng âm chính (primary stress). Việc học trọng âm tiếng Anh bao gồm 2 nội dung chính

+ Biết trọng âm của từ nằm ở đâu.

+ Biết cách nhấn trọng âm của từ để phát âm đúng.

Một điểm thú vị là trọng âm của một từ trong tiếng Anh-Mỹ và Anh-Anh có thể khác nhau. Ví dụ, trong tiếng Anh-Mỹ, từ masSAGE có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai; còn MASsage trong tiếng Anh-Anh có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

4. Luyện thói quen kiểm tra phát âm từ tiếng Anh

Khi bạn nói tiếng Anh, nếu không chắc chắn về cách phát âm của một từ, không được đoán. 60% các từ tiếng Anh có cách nói khác với cách viết, nếu không kiểm tra từ điển, bạn sẽ phát âm sai.

Khi đọc bằng tiếng Anh, luôn tự hỏi mình: “Từ này phát âm như thế nào nhỉ? Nó bao gồm những âm nào?”. Nếu bạn không chắc chắn, hãy kiểm tra từ điển. Nếu có ít kinh nghiệm giao tiếp hoặc phát âm tiếng Anh, bạn phải làm điều này một cách thường xuyên.

Luyện nghe thường xuyên là cách tốt nhất để học phát âm tiếng Anh. Hãy mở TV, radio, podcast, show, phim… Khi nghe, tập trung vào cách mỗi âm hoặc từ được phát âm. Hãy thử đoán xem âm đó là âm gì.

Khi bạn nghe người không bản xứ nói tiếng Anh, cần nghe được những lỗi phát âm của họ.

5. Thời gian học

Lý do bạn nói rất nhiều từ sai, hay bạn chưa thể nói rút gọn từ, nói nối được vì bạn chưa có thói quen đó. Bạn học từ mới từ cấp 2 thông qua việc giáo viên đọc từ, bạn chú thích âm lại vào vở theo phiên âm tiếng việt ( như appetizer thành áp bờ thai dờ), chính những thói quen ăn sâu này làm bạn có một rổ kha khá từ hay phát âm sai.

- Nhiệm vụ của bạn là sửa thói quen sai thành thói quen đúng.

- Luyện cơ miệng, hoàn toàn điều khiển được chuyển động phối hợp của lưỡi, môi, hàm.

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng để thay đổi thói quen cần phải có sự chăm chỉ và quyết tâm thực hiện rất lớn. Đừng bao giờ dồn việc học tiếng Anh vào cuối ngày và học liên tục 2 đến 3 tiếng. Hãy học và duy trì thói quen học trải dài thời gian dành cho tiếng Anh trong ngày, mỗi khi rảnh hãy tận dụng thời gian và học ngay lúc đó, lôi điện thoại nghe audio hoặc sổ tay để nhâm nhi lại kiến thức đã học. Luyện nghe và luyện tập cơ miệng cho nhuần nhuyễn bất cứ khi nào bạn ngơi cái miệng ra nhé.

Theo kinh nghiệm của nhiều người học tiếng Anh thành công thì bạn sẽ 'master' phát âm của minh tốt nhất mất khoảng 3 tháng. Việc ghi âm lại là cực kỳ quan trọng khi học phát âm, bạn có thể tự so sánh bản ghi âm của mình với bản người bản xứ nói hoặc nhờ người nào đó phát âm tốt nhận xét dùm.

Khi đọc hoặc nói, bạn có thể ghi âm lại giọng nói của mình rồi nghe lại. Nếu bạn còn không thể hiểu mình vừa nói gì thì đừng hy vọng người khác có thể hiểu được.

6. Tìm hiểu những từ tiếng Anh mà bạn thường phát âm sai

Bạn cần tìm hiểu những từ tiếng Anh thường phát âm sai một cách có hệ thống. Bạn có thể lập danh sách từ mình thường sử dụng và kiểm tra lại cách phát âm các từ này. Chính việc ghi âm và nghe lại thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện, sửa lại và cải thiện khả nặng phát âm của mình một cách đáng kể.

Trên đây, LangGo đã giới thiệu bảng phiên âm IPA tiếng Anh chuẩn Quốc tế cũng hướng dẫn các bạn cách luyện phát âm theo IPA. Hy vọng, qua bài viết này, các bạn có thể nắm được bảng phiên âm Quốc tế và cố gắng luyện tập thật nhiều để cải thiện phát âm Tiếng Anh của mình.

Để hiểu rõ hơn về cách phát âm từng âm cũng như phân biệt cách phát âm của một số âm gần giống nhau, các bạn có xem thêm các bài hướng dẫn chi tiết tại HỌC PHÁT ÂM TIẾNG ANH CHUẨN GIỌNG MỸ nhé!

IELTS LangGo

TEST IELTS MIỄN PHÍ VỚI GIÁO VIÊN 8.5 IELTS - Tư vấn lộ trình học HIỆU QUẢ dành riêng cho bạn!
Hơn 15.000 học viên đã thành công đạt/vượt band điểm IELTS mục tiêu tại LangGo. Hãy kiểm tra trình độ IELTS miễn phí để được tư vấn lộ trình cá nhân hoá bạn nhé!
  • CAM KẾT ĐẦU RA theo kết quả thi thật 
  • Học bổ trợ 1:1 với giảng viên đứng lớp
  • 4 buổi bổ trợ Speaking/tháng
  • Tăng band chỉ sau 1,5 - 2,5 tháng
  • Hỗ trợ đăng ký thi thật tại BC, IDP

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH CÁ NHÂN HÓANhận ƯU ĐÃI lên tới 10.000.000đ