Ở trong này có các ông nào ghét làm bài đọc giống tôi không. Tôi chưa bao giờ phủ nhận một điều rằng bài đọc IELTS khá dài và khó, và mặc dù tôi tự tin rằng mình đã có một vốn từ vựng khá ổn, khi đọc thì tôi hiểu được nội dung bài đọc, tuy nhiên làm bài thì vẫn sai rất nhiều. Vậy mới nói người ta nói chẳng sai, học tiếng anh giỏi không có nghĩa IELTS làm bài sẽ giỏi, vì IELTS sẽ cần nhiều hơn để có thể làm tốt, điều đó gọi là kỹ năng và chiến thuật làm bài. Vậy nên hôm nay trong bài viết này thì tôi sẽ bày cho các ông cách làm bài đọc IELTS bát phát bách trúng nhé, toàn những bí kíp hàng tuyển đó.
Giờ thì chúng ta bắt đầu nhảy vào nội dung chính ngày hôm nay thôi nào!!!
Đây là một điều mà nhiều người học IELTS mắc phải. Các bạn thường nghĩ rằng phải hiểu toàn bộ nội dung bài đọc thì lúc đó làm bài mới nhanh và chính xác cao được. Nhưng tôi đã là một nhân chứng sống ở đây, vì kể tôi có hiểu hết thì tôi vẫn sai như thường. Tuy nhiên thì có một sự thật là ừ thì các ông thấy cách học này hiệu quả đi, thi trong bài thi chỉ có 60 phút, thì việc đọc xong 3 bài đọc dài ngoằng đó thôi cũng đã đủ chiếm hết quỹ thời gian rồi, đấy là trong trường hợp các ông không gặp bất cứ khó khăn gì về từ mới, như vậy thì còn đâu ra thời gian mà làm bài nữa.
Khi học thì các ông thường được khuyên là hãy tra từ mới, dùng từ điển bất cứ khi nào gặp một từ lạ không hiểu. Điều đó không sai tuy nhiên nó chỉ áp dụng khi các ông đang đọc bình thường thôi, còn trong bài thi IELTS với lượng thời gian ít ỏi như vậy, bạn buộc phải ưu tiên làm bài hơn là đọc. Vậy thì cách làm bài đúng là gì, dựa vào câu hỏi và đọc nội dung chính bằng các phương pháp như skimming và scaning trước, sau đó thì tuỳ vào câu hỏi mới đào sâu vào chi tiết hơn. Ngoài ra thì nếu các bạn gặp các từ khó và gây cản trở khiến bạn không thể hiểu được nội dung của câu hay đoạn đó thì bạn cũng đừng quá thắc mắc và quan tâm đến từ đó vợi, bởi lẽ bài viết IELTS mang tính học thuật rất cao, đôi khi cả người bản xứ và giáo viên cũng không hiểu được.
Bạn có thể dựa vào các từ đứng gần nó để đoán nghĩa, hoặc cách khác đó là bổ sung từ vựng bên ngoài để tăng vốn từ chung của mình thay vì cứ chăm chăm tìm và dịch từ mới trong lúc làm bài đọc IELTS. Lúc đọc bình thường thì bạn hoàn toàn có thể làm điều đó.
Nghe điều này có vẻ hiển nhiên và hơi lãng xẹt tuy nhiên thì đa số các ông đều không làm trong lúc làm bài thi. Tôi không hiểu tại sao, có thể do các ông nhìn vào bài đã có thể nhận ngay ra dạng bài mà không cần đọc đề, tuy nhiên thì quy tắc là không nên chủ quan cho những tình huống như vậy.
Ví dụ như thường trong bài sẽ luôn có quy định điền số từ, số từ được chấp nhận cho các câu trả lời, vậy nên bạn bắt buộc phải kiểm tra kĩ các thông tin được cho trong đó và xác định loại thông tin bạn cần, đừng quá chủ quan vì bạn sẽ khá dễ bị mất điểm dù thực ra câu đó không khó và bạn hoàn toàn có khả năng trả lời và làm đúng nếu như bạn cẩn thận hơn một chút nữa.
Chẳng hạn như khi đề bài cho "write two words and/or a number". Điều này mang nghĩa là bạn sẽ cần phải viết một từ, hoặc một từ và một số, hai từ hoặc hai từ và một số. Ngay cả khi số dùng các bạn có viết dưới dạng chữ hay từ đều được tính, nên là nếu không đọc kỹ thì các bạn sẽ dễ viết thừa hoặc thiếu từ khi chưa để ý.
Hoặc trong một trường hợp khác nếu bài chỉ yêu cầu hai từ, thì các bạn buộc phải viết là blue, green chứ không được ghi là blue and green vì đó lúc này đã được tính là ba từ rồi, suy ra là không chính xác so với yêu cầu bài đọc.
Cuối cùng, khi yêu cầu chỉ 1 từ, bạn chỉ được viết đúng 1 từ duy nhất. Do đó, chúng ta nên rất cẩn thận với các từ như ‘a’ và ‘an’. Ví dụ: văn bản có thể nói ‘an earthquake’, nhưng nếu nó yêu cầu một từ chỉ đơn giản là viết ‘earthquake’. “an earthquake” là hai từ và do đó là sai.
Đây là một tip khá hay ho mà tôi mới nhận ra sau quá trình đọc bài nhiều. Ví dụ như khi làm bài các bạn thường có thói quen gạch chân và chọn lọc ra keyword, tuy nhiên thì vì bài đọc khá dài nên đôi khi sẽ phải dở đi dở lại để xem lại tránh quên. Vậy nên trong trường hợp này một điều tốt nhất là các bạn có thể lướt qua xem lại một lượt các từ keyword để tạo ra một mạch kết nối toàn bộ nội dung bài và đôi khi nó sẽ giúp bạn hiểu rõ nội dung bài cũng như là liên kết được các chi tiết trong bài và làm bài được dễ dàng hơn.
Vì đôi khi bài đọc có nội dung và có sự liên quan, nếu cứ đọc từ đoạn một keyword rồi làm thì đôi khi các ông sẽ lại chưa hiểu hết được và cứ phải đọc đi đọc lại, vậy thay vì thế sao không đọc một lượt từ đầu xuống rồi ghi nhớ một thể. Các bạn nhớ là ngoại trừ dạng câu hỏi đầu tiên của bài là Matching Heading cần phải đọc cả bài một lượt mới làm được, thì với những dạng khác, câu hỏi đầu tiên thường refers đến những đoạn đầu tiên; theo đó để trả lời những câu hỏi sau thì các bạn phải đọc các đoạn sau. Ngoài ra thì khi nói đến keyword, các ông sẽ thường nghĩ là một từ và chỉ gạch chân một từ duy nhất, tuy nhiên thì điều đó sẽ không gợi nhớ được nhiều đâu vì một từ không đủ làm nên mùa xuân, cố gắng gạch một cụm khoảng 3,4 từ gì đó để tạo thành một cụm có nghĩa, cũng dễ hiểu và dễ xâu chuỗi hơn là từng từ một. Bạn cũng nên biết rằng trong Reading thường hay sử dụng các synonym, antonym hay paraphrase chứ không bao giờ lặp lại nguyên si những gì đã sử dụng, vì thế nên việc nâng cao vốn từ vựng để đạt được điểm Reading cao là tối quan trọng.
Trên đây là một vài tips và cách làm bài đọc IELTS mà các ông có thể áp dụng để tăng skill làm bài của mình được tối đa hơn. Nếu các ông còn câu hỏi gì thì cứ comment phía bên dưới và đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo của LangGo nha.
nguồn: Sưu tầm và tổng hợp